Vụ làm salad lần này hơi giống chuyện món cháo rìu ngày xửa ngày xưa.
Vì còn một quả dưa chuột từ vườn nhà Bắc Ninh cộng với hai trái bơ nếp My Mốc cho hôm trước nên trong đầu bày đặt món salad trái bơ - dưa chuột. Nhưng chỉ có bơ và dưa không thì rất vô duyên. Thế là tiện đường sang siêu thị mua mấy món đồ ta ghé quầy lạnh tìm bạn cá hồi xông khói. Chẳng thấy bạn ý đâu, ta chuyển sang phương án salad vị con tôm.
Ở quầy rau của siêu thị ta nhìn thấy có cà chua nhưng vì đã chót ăn quen miệng rau vườn nhà Bắc Ninh nên cùn, ta tự bảo bỏ bạn này đi cũng chả sao. Có chăng chỉ là mất chút sắc đỏ thôi mà :-)
Hay là sáng nay Mẹ ra tiếp tế đồ ăn, trong đó có đủ cà chua, mùi, hành tây. Lại còn ít hành hoa nữa. Coi như là đủ vị cho một đĩa salad mùa hè.
Món này làm nhanh, gọn đối với người chăm chỉ. Còn kẻ lười thì chắc phải kêu ca một tý vì phải thái hết thứ này sang thứ khác.
- Dưa chuột gọt vỏ bỏ ruột, bổ dọc thành các thanh nhỏ rồi thái vuông kiểu hạt lựu và trộn với chút muối hoặc bột gia vị cho đậm;
- Hành tây cũng thái hạt lựu, cộng với cọng hành hoa cả phần trắng và xanh xắt khúc, xóc nhẹ với dấm cho hết vị hăng, trước khi trộn thì chắt phần nước dấm đi;
- Cà chua bỏ hạt, xắt hạt lựu;
- Trái bơ cũng xắt hạt lựu;
- Tôm luộc chín để nguội cũng xắt hạt lựu tiếp.
Xong xuôi đâu đó thì trộn. Dưa chuột trộn với tôm và hành trước, sau nhẹ tay cho cà chua và bơ vào trộn tiếp, sao cho đừng nát quá thì coi không đẹp mắt. Dầu olive có thể cho vào ngay từ hỗn hợp dưa-tôm-hành hoặc rưới vào sau cùng. Chỉ cho gọi là có vì nếu đậm quá thì sẽ át hết vị của trái bơ.
Món này ăn vã chơi hoặc ăn cùng bánh mỳ dài. Ngày nóng có đĩa salad mát lành không phải là một ý tồi :-)
Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013
Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013
note - canh cá thu nấu chua cho món bún chan
Vẫn là cái vụ leftovers :-)
Chị MA cho hai khúc cá thu sau đúng ngày em H. ở cơ quan gửi biếu Bố Mẹ một bịch to đùng nên con quyết định giữ chúng lại mà không gửi về Bắc Ninh.
Các bạn cá này đến từ Hải Phòng, được bà chị quảng cáo là rất ngon
Mấy năm rồi mình không bày đặt làm món bún cá kiểu Nha Trang nữa, hôm qua lôi một khúc ra ngắm nghía thì bảo tớ làm bún cá kiểu leftovers, của tớ. Tinh thần là cương quyết không ra chợ, chỉ dùng tất cả những gì có trong bếp: dứa, cà chua, hành hoa, mùi tàu, mùi ta, hành tây, cà rốt, hành hương, bột cá Nhật, dọc khô, bột nghệ, nước mắm và tất nhiên là khúc cá thu muối đậm một nắng. À quên, cả vài thân dọc mùng lấy từ vườn nữa, và một gói chả cá Hương Sơn.
Nồi nước dùng đun kỹ có cá, bột cá, hành tây, cà rốt, hành hương, lá mùi tàu, dọc khô, cà chua bổ cau, và dọc khô. Dọc mùng đã sơ chế rồi thì cho vào nồi nước dùng, rắc thêm chút bột nghệ tạo màu nữa. Khi sắp ăn thì mới thả các miếng chả cá thái lát chéo vào nồi nước dùng. Trong khi ninh nước có thể cho một đôi giọt mắm cốt vào để dậy vị - cái này gọi là tùy cách nấu của mỗi người.
Khi ăn thì vớt miếng cá thu ra đĩa lớn, chuẩn bị sẵn bát nhỏ mắm cốt kèm vài lát ớt hiểm cay thật là cay và chút tiêu hạt. Bún chần nước sôi còn rất nóng, dỡ ra bát, rắc lên đó hành hoa và mùi tàu thái nhỏ rồi chan canh vào. Tất nhiên là phải nhớ lấy cả vài miếng chả cá, vài lát dọc mùng và cà chua nữa. Xong rồi thì rắc mùi ta lên. Và đánh chén. Cá thu có thể dỡ ra ăn kèm, hoặc ăn vã. Thịt cá thu một nắng rất chắc, ngọt, ngon, và đậm vị sẵn. Nói là có mắm cốt để cạnh không hẳn là để chấm cá thu cho đậm mà chủ yếu chỉ là để miếng cá chạy qua hàng mắm, tranh thủ túm lấy chút vị cay từ ớt và tiêu mà thôi.
Rủ rê được My Mốc sang ăn cùng. Ăn sạch nồi canh. Coi như là tạm được :-)
Hôm qua, vì cái nguyên tắc chỉ xài thứ gọi là leftovers và ki-bo nữa mà mình không có rau ngổ. Thêm nữa, vì ngại đào đào bới bới trong vườn và cũng vì không nhớ chắc nên đã mấy lần định đào lấy củ sả thả vào nồi nước dùng rồi lại thôi. Dù thế nào thì kết quả vẫn là rất ổn. Thêm một lần nữa, mình đúng là kẻ cùn :-)
Chị MA cho hai khúc cá thu sau đúng ngày em H. ở cơ quan gửi biếu Bố Mẹ một bịch to đùng nên con quyết định giữ chúng lại mà không gửi về Bắc Ninh.
Các bạn cá này đến từ Hải Phòng, được bà chị quảng cáo là rất ngon
Mấy năm rồi mình không bày đặt làm món bún cá kiểu Nha Trang nữa, hôm qua lôi một khúc ra ngắm nghía thì bảo tớ làm bún cá kiểu leftovers, của tớ. Tinh thần là cương quyết không ra chợ, chỉ dùng tất cả những gì có trong bếp: dứa, cà chua, hành hoa, mùi tàu, mùi ta, hành tây, cà rốt, hành hương, bột cá Nhật, dọc khô, bột nghệ, nước mắm và tất nhiên là khúc cá thu muối đậm một nắng. À quên, cả vài thân dọc mùng lấy từ vườn nữa, và một gói chả cá Hương Sơn.
Nồi nước dùng đun kỹ có cá, bột cá, hành tây, cà rốt, hành hương, lá mùi tàu, dọc khô, cà chua bổ cau, và dọc khô. Dọc mùng đã sơ chế rồi thì cho vào nồi nước dùng, rắc thêm chút bột nghệ tạo màu nữa. Khi sắp ăn thì mới thả các miếng chả cá thái lát chéo vào nồi nước dùng. Trong khi ninh nước có thể cho một đôi giọt mắm cốt vào để dậy vị - cái này gọi là tùy cách nấu của mỗi người.
Khi ăn thì vớt miếng cá thu ra đĩa lớn, chuẩn bị sẵn bát nhỏ mắm cốt kèm vài lát ớt hiểm cay thật là cay và chút tiêu hạt. Bún chần nước sôi còn rất nóng, dỡ ra bát, rắc lên đó hành hoa và mùi tàu thái nhỏ rồi chan canh vào. Tất nhiên là phải nhớ lấy cả vài miếng chả cá, vài lát dọc mùng và cà chua nữa. Xong rồi thì rắc mùi ta lên. Và đánh chén. Cá thu có thể dỡ ra ăn kèm, hoặc ăn vã. Thịt cá thu một nắng rất chắc, ngọt, ngon, và đậm vị sẵn. Nói là có mắm cốt để cạnh không hẳn là để chấm cá thu cho đậm mà chủ yếu chỉ là để miếng cá chạy qua hàng mắm, tranh thủ túm lấy chút vị cay từ ớt và tiêu mà thôi.
Rủ rê được My Mốc sang ăn cùng. Ăn sạch nồi canh. Coi như là tạm được :-)
Hôm qua, vì cái nguyên tắc chỉ xài thứ gọi là leftovers và ki-bo nữa mà mình không có rau ngổ. Thêm nữa, vì ngại đào đào bới bới trong vườn và cũng vì không nhớ chắc nên đã mấy lần định đào lấy củ sả thả vào nồi nước dùng rồi lại thôi. Dù thế nào thì kết quả vẫn là rất ổn. Thêm một lần nữa, mình đúng là kẻ cùn :-)
Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013
bún canh chua - nạc bằm
Mùa hè tới rồi. Nóng hầm hập. Cả thành phố như cái lò thiêu. Cái nóng được nhân lên n lần vì bụi và khói xe, và vì cả hơi nóng phả ra từ các tòa nhà lắp điều hòa.
Chiều về nhà người nhão ra vì mệt, không còn hứng thú gì bày đặt chuyện ăn uống nữa. Nhưng vì rủ rê được đám trẻ con tới ăn vét tủ lạnh thì phải ngẫm nghĩ một chút là ăn gì cho mát.
Thế là có món bún canh chua. Đúng ra thì nguyên liệu chính phải là thịt nạc bằm đảo vị đậm và chín tới rồi nấu canh, nhưng hôm nay vì chủ đề là ăn vét nên phần thịt được dùng là thịt đế thăn của con lợn sạch - phần chia từ nhà chuyên lấy nước gạo trong khu Trang xôi chia cho Trang xôi và Trang xôi chia lại cho mình một ít vì có công thi thoảng cho cơm nguội :-) - thái lát mỏng đã được đảo chín với vị đậm của mắm, tiêu và hành hương đập dập.
Nồi canh kiểu đại khái là nước đun nóng già thì trút phần thịt vào, thêm vài lát cà chua và lát dọc khô - cà chua từ vườn Bắc Ninh, dọc khô là do Mẹ phơi gửi cho con cũng từ Bắc Ninh, kèm chút bột gia vị cho đậm và đôi củ hành hương đập dập. Canh đun kỹ cho phần ngọt của thịt ngấm ra nước, phần chua từ dọc tiết ra đủ, phần thơm của cà chua và hành hương đượm cả nồi nước. Trước khi bắc nồi chừng đôi ba phút thì kiếm vài lá mùi tàu, không dùng dao hay kéo mà dùng tay xoắn từng khúc dài chừng đốt ngón tay thả vào nồi nước sôi. Lá mùi tàu cho nồi canh một vị thơm rất đặc trưng.
Còn khi tắt bếp, bắc nồi ra rồi và chuẩn bị múc canh vào bát thì mới cho hành hoa kèm mùi tàu thái nhỏ vào bát canh. Có người thích thì còn thái thêm cả mùi ta, có người không thì để ăn ngoài.
Bún chan canh này loại sợi nhỏ hay to đều hợp cả, tùy theo sở thích mỗi người. Tiết hè nóng nực canh không dứt khoát phải ăn nóng bỏng môi. Để nguội tý ty, sao cho chan canh vào bát bún mà khi ăn đủ ấm là hợp lý hơn cả.
* Giờ chưa vào mùa sấu. Nồi canh chua có thể biến tấu nhiều cung bậc tùy theo món đồ chua có trong nhà hay kiếm được ngoài chợ. Đối với kiểu ăn vét và theo ngẫu hứng, và cũng là tùy vào tình hình có gì trong bếp nữa, thì dấm chua bằng dọc khô đối với mình là nhanh nhẹn và vui vẻ nhất :-)
** Nếu là thịt tươi thì tốt nhất là mua phần nạc vai cái chỗ không mỡ quá rồi dùng tay băm lấy. Người lười dùng cối xay nhanh thì nhanh thật nhưng như vậy có lẽ phần thịt hay đem lại cảm giác khô khô chứ không mềm như được băm tay dao tay thớt :-)
Chiều về nhà người nhão ra vì mệt, không còn hứng thú gì bày đặt chuyện ăn uống nữa. Nhưng vì rủ rê được đám trẻ con tới ăn vét tủ lạnh thì phải ngẫm nghĩ một chút là ăn gì cho mát.
Thế là có món bún canh chua. Đúng ra thì nguyên liệu chính phải là thịt nạc bằm đảo vị đậm và chín tới rồi nấu canh, nhưng hôm nay vì chủ đề là ăn vét nên phần thịt được dùng là thịt đế thăn của con lợn sạch - phần chia từ nhà chuyên lấy nước gạo trong khu Trang xôi chia cho Trang xôi và Trang xôi chia lại cho mình một ít vì có công thi thoảng cho cơm nguội :-) - thái lát mỏng đã được đảo chín với vị đậm của mắm, tiêu và hành hương đập dập.
Nồi canh kiểu đại khái là nước đun nóng già thì trút phần thịt vào, thêm vài lát cà chua và lát dọc khô - cà chua từ vườn Bắc Ninh, dọc khô là do Mẹ phơi gửi cho con cũng từ Bắc Ninh, kèm chút bột gia vị cho đậm và đôi củ hành hương đập dập. Canh đun kỹ cho phần ngọt của thịt ngấm ra nước, phần chua từ dọc tiết ra đủ, phần thơm của cà chua và hành hương đượm cả nồi nước. Trước khi bắc nồi chừng đôi ba phút thì kiếm vài lá mùi tàu, không dùng dao hay kéo mà dùng tay xoắn từng khúc dài chừng đốt ngón tay thả vào nồi nước sôi. Lá mùi tàu cho nồi canh một vị thơm rất đặc trưng.
Còn khi tắt bếp, bắc nồi ra rồi và chuẩn bị múc canh vào bát thì mới cho hành hoa kèm mùi tàu thái nhỏ vào bát canh. Có người thích thì còn thái thêm cả mùi ta, có người không thì để ăn ngoài.
Bún chan canh này loại sợi nhỏ hay to đều hợp cả, tùy theo sở thích mỗi người. Tiết hè nóng nực canh không dứt khoát phải ăn nóng bỏng môi. Để nguội tý ty, sao cho chan canh vào bát bún mà khi ăn đủ ấm là hợp lý hơn cả.
* Giờ chưa vào mùa sấu. Nồi canh chua có thể biến tấu nhiều cung bậc tùy theo món đồ chua có trong nhà hay kiếm được ngoài chợ. Đối với kiểu ăn vét và theo ngẫu hứng, và cũng là tùy vào tình hình có gì trong bếp nữa, thì dấm chua bằng dọc khô đối với mình là nhanh nhẹn và vui vẻ nhất :-)
** Nếu là thịt tươi thì tốt nhất là mua phần nạc vai cái chỗ không mỡ quá rồi dùng tay băm lấy. Người lười dùng cối xay nhanh thì nhanh thật nhưng như vậy có lẽ phần thịt hay đem lại cảm giác khô khô chứ không mềm như được băm tay dao tay thớt :-)
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013
sườn non kho tiêu xanh
Tất cả là tại tiêu xanh, khi bạn gửi cho rất nhiều mà ta sống một mình thì phải nghĩ ngẫm xem làm gì với món gia vị này.
Tối nay cúp cua để có chút thời gian nghỉ ngơi, tự ăn mừng tuổi mới. Thế là có màn lóc cóc ra chợ mua đôi dẻ sườn non và về tự chế món mới chẳng giống ai.
Nguyên liệu:
- Sườn non chặt khúc ngắn, trụng nước sôi chín sơ
- Tiêu xanh giã dập vừa phải
- Hành hương đập dập
- Gừng thái sợi
- Xì dầu
- Đường
- Mắm
- Bột gia vị
- Dầu vừng (loại trong)
- Mirin
- Sake
- Nấm hương ngâm nở, làm sạch rồi thái sợi lớn (lần này dùng nấm tươi phơi từ Hà Giang)
- Nấm nâu tươi
Thực hiện:
- Sườn sau khi chần nước sôi thì ướp với tiêu, hành hương, xì dầu, đường, mắm (một tý xíu), bột gia vị, dầu vừng, mirin và sake.
- Sau khoảng nửa giờ đến một giờ, bắc chảo láng chút dầu chờ nóng thì rán sém cạnh các miếng sườn. Nước ướp sườn để riêng.
- Kiếm cái nồi đất lót đáy nồi bằng nấm tươi, sau thả lớp nấm khô và gừng rồi xếp các miếng sườn lên. Lấy nước ướp sườn tưới vào, thêm chút nước lã để xâm xấp rồi kho.
- Chừng nước cạn là xong.
Món kho thường là mềm, mềm rục. Nhưng sườn này thơm vị nấm, vị gừng, vị tiêu và miếng thịt đanh mà lại không cứng. Vui vẻ nhất là ăn vã mấy miếng sườn đầu bữa. Còn nấm thì rất ngấm, đậm đà ta dành để ăn cùng cơm trắng và rau củ luộc.
Tối nay cúp cua để có chút thời gian nghỉ ngơi, tự ăn mừng tuổi mới. Thế là có màn lóc cóc ra chợ mua đôi dẻ sườn non và về tự chế món mới chẳng giống ai.
Nguyên liệu:
- Sườn non chặt khúc ngắn, trụng nước sôi chín sơ
- Tiêu xanh giã dập vừa phải
- Hành hương đập dập
- Gừng thái sợi
- Xì dầu
- Đường
- Mắm
- Bột gia vị
- Dầu vừng (loại trong)
- Mirin
- Sake
- Nấm hương ngâm nở, làm sạch rồi thái sợi lớn (lần này dùng nấm tươi phơi từ Hà Giang)
- Nấm nâu tươi
Thực hiện:
- Sườn sau khi chần nước sôi thì ướp với tiêu, hành hương, xì dầu, đường, mắm (một tý xíu), bột gia vị, dầu vừng, mirin và sake.
- Sau khoảng nửa giờ đến một giờ, bắc chảo láng chút dầu chờ nóng thì rán sém cạnh các miếng sườn. Nước ướp sườn để riêng.
- Kiếm cái nồi đất lót đáy nồi bằng nấm tươi, sau thả lớp nấm khô và gừng rồi xếp các miếng sườn lên. Lấy nước ướp sườn tưới vào, thêm chút nước lã để xâm xấp rồi kho.
- Chừng nước cạn là xong.
Món kho thường là mềm, mềm rục. Nhưng sườn này thơm vị nấm, vị gừng, vị tiêu và miếng thịt đanh mà lại không cứng. Vui vẻ nhất là ăn vã mấy miếng sườn đầu bữa. Còn nấm thì rất ngấm, đậm đà ta dành để ăn cùng cơm trắng và rau củ luộc.
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
bao tử hầm tiêu xanh
Ấn tượng duy nhất về tiêu xanh mình có cho tới giờ chủ yếu là món bò hầm với sốt tiêu xanh. Ngoài ra ở đâu đó có lần nếm bát súp có thả một hai hạt tiêu tươi đập dập nữa. Vị thơm của tiêu hạt tươi rất đặc biệt. Và số lần nếm món có tiêu tươi như vậy đâu cũng chỉ bằng số ngón trên một bàn tay.
Bữa rồi bạn vào Sài Gòn công tác. Câu dặn đầu tiên là mua cho tớ chanh xanh không hạt để tớ làm món sauce ponzu. Sau nói chuyện loanh quanh thế nào lại dặn tiếp, kiếm ít tiêu xanh nhá.
Kết quả là bạn về Hà Nội với chanh và với tiêu, một bịch tiêu to đùng.
Trong khi chưa biết làm gì với thứ gia vị này vì cả tuần cứ ngất ngưởng từ sáng tới tối mịt ngoài đường, nhân hỏi em cùng làm có thích không chị đem cho một ít thì được đồng chí cho công thức bao tử hầm tiêu xanh.
Đúng hôm nay Bố Mẹ quay trở lại Hà Nội, con được ngày Mẹ nấu cơm cho ăn thì rón rén đề nghị làm món dạ dày hầm theo công thức của em đồng nghiệp. Món làm xong, ăn rất vui vẻ, đúng như quảng cáo của đồng chí em. Mình không phải là fan hâm mộ của mấy món kiểu lòng, dạ dày... nhưng nếu một năm có một lần tự động tay động chân làm ăn chơi một cái thì cũng đáng. Tất nhiên là phải có tiêu xanh :-)
Nguyên liệu:
- Dạ dày làm sạch (lộn mặt rửa sạch bằng nước lã, sau đun nồi nước sôi thì thả cái dạ dày vào rồi chờ nước nguội dần, vớt ra làm sạch, để ráo rồi chế theo ý - rửa kỹ là được, không cần xát muối hay rửa bằng dấm vì như vậy sau này dạ dày không còn độ giòn và đặm nước mà sẽ bị dai và khô), thái miếng vừa ăn
- Tỏi và hành hương đập dập (không cần kỹ)
- Gừng thái lát mỏng hoặc thái chỉ
- Bột gia vị
- Mắm (optional)
- Hạt tiêu tươi
- Chút xíu dầu ăn
Thực hiện:
- Bắc cái nồi đất đun nóng, láng dầu ăn rồi phi hành tỏi thơm
- Cho dạ dày vào xào, nêm mặn vừa miệng
- Cho gừng và tiêu xanh vào, đổ nước xâm xấp và ninh tới khi mềm và nước cạn sền sệt là được
* Hôm nay ăn cơm trắng với bí đao luộc. Có món này làm thức ăn mặn vừa miệng, rất được cơm :-)
Lần sau nếu làm món này, mình sẽ thử cho thêm xì dầu, và lấy gừng làm chủ vị bên cạnh tiêu.
Bữa rồi bạn vào Sài Gòn công tác. Câu dặn đầu tiên là mua cho tớ chanh xanh không hạt để tớ làm món sauce ponzu. Sau nói chuyện loanh quanh thế nào lại dặn tiếp, kiếm ít tiêu xanh nhá.
Kết quả là bạn về Hà Nội với chanh và với tiêu, một bịch tiêu to đùng.
Trong khi chưa biết làm gì với thứ gia vị này vì cả tuần cứ ngất ngưởng từ sáng tới tối mịt ngoài đường, nhân hỏi em cùng làm có thích không chị đem cho một ít thì được đồng chí cho công thức bao tử hầm tiêu xanh.
Đúng hôm nay Bố Mẹ quay trở lại Hà Nội, con được ngày Mẹ nấu cơm cho ăn thì rón rén đề nghị làm món dạ dày hầm theo công thức của em đồng nghiệp. Món làm xong, ăn rất vui vẻ, đúng như quảng cáo của đồng chí em. Mình không phải là fan hâm mộ của mấy món kiểu lòng, dạ dày... nhưng nếu một năm có một lần tự động tay động chân làm ăn chơi một cái thì cũng đáng. Tất nhiên là phải có tiêu xanh :-)
Nguyên liệu:
- Dạ dày làm sạch (lộn mặt rửa sạch bằng nước lã, sau đun nồi nước sôi thì thả cái dạ dày vào rồi chờ nước nguội dần, vớt ra làm sạch, để ráo rồi chế theo ý - rửa kỹ là được, không cần xát muối hay rửa bằng dấm vì như vậy sau này dạ dày không còn độ giòn và đặm nước mà sẽ bị dai và khô), thái miếng vừa ăn
- Tỏi và hành hương đập dập (không cần kỹ)
- Gừng thái lát mỏng hoặc thái chỉ
- Bột gia vị
- Mắm (optional)
- Hạt tiêu tươi
- Chút xíu dầu ăn
Thực hiện:
- Bắc cái nồi đất đun nóng, láng dầu ăn rồi phi hành tỏi thơm
- Cho dạ dày vào xào, nêm mặn vừa miệng
- Cho gừng và tiêu xanh vào, đổ nước xâm xấp và ninh tới khi mềm và nước cạn sền sệt là được
* Hôm nay ăn cơm trắng với bí đao luộc. Có món này làm thức ăn mặn vừa miệng, rất được cơm :-)
Lần sau nếu làm món này, mình sẽ thử cho thêm xì dầu, và lấy gừng làm chủ vị bên cạnh tiêu.
Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013
tháng tư, tháng tư
Tháng Tư rộ hoa loa kèn. Tháng Tư có nắng tưng bừng nhảy
nhót đầu ngày và gió mát dịu khi tối buông.
Tháng Tư đánh dấu thêm tuổi mới của bà cô già.
Tháng Tư buồn buồn trong thơ của Olga Bergon.
Năm nay, tháng Tư bắt đầu với giông bão, bầu không khí đặc
quánh vì ô nhiễm.
Năm nay, tháng Tư đặc biệt có công việc M2 và trình công mới.
Với nhịp tập mới, cái dạ dày giờ lúc nào cũng ở trạng thái
phình căng. Cảm giác mất mùi vị lúc đầu khá là đáng sợ, nhưng sau vài ngày lại
thành chuyện hay ho. Một câu hỏi thường được lặp đi lặp lại trong những ngày
này: Tôi sẽ giảm cân? Vào lúc này, mình vẫn tròn to ở mức trên 65kg. Không có
tiến bộ!
Tháng Tư này được dành cho các món cháo và rau.
Và đọc về dưỡng sinh, thiền liệu lý, mấy kiểu chế trà.
Thêm chút chăm sóc cho cái vườn mới được bổ sung vài gốc
ngót và mồng tơi nữa.
Chào Tháng Tư an lành, xanh và chậm rãi!
mẫu đơn trắng vào mùa mới |