Từ ngày mấy từ tiểu đường, đường trong máu trở thành quen lỗ nhĩ không ít ông bà già và cả các dự bị ông bà già, món chè đỗ đen ngọt lừ vị đường, vị mật có xu hướng thoái lui, nhường chỗ cho nồi hầm đỗ [đen] thuần đỗ, không một hạt đường hay miếng mật nào.
Đỗ cho vào nồi hầm, sau để nguội, tùy tính và tùy sở thích có thể được để tiếp vào ngăn mát tủ lạnh. Người lớn tuổi trong nhà cứ thế mà uống nước đỗ, ăn hạt đỗ. Bọn nhóc và người trẻ thì không ngại ngùng gì mà thêm thêm bớt bớt vài thìa chất tạo ngọt, rồi cả đá viên, đá mài nữa - coi như thành món chè đỗ đen luôn :-)
Bà cụ già ở Bắc Ninh lọ mọ rang sẵn hai túi đỗ, một đen một đỏ, rồi để ông cụ già mang ra Hà Nội cho các con. Tôi chẳng máu mê gì mấy vụ chè nước kiểu đó nên mặc kệ. Chỉ có TL là chăm chỉ hầm đỗ lấy nước uống cả ngày.
Chúng tôi bỏ phần cái vì các hạt đỗ sau khi hầm kỹ thực chỉ là bã thoái ngọt. Còn phần nước được trút ra bình to, thong thả có thể để vô tủ lạnh lấy mát.
Nước đỗ ninh từ các hạt đã được rang cho vị có chút khác biệt với nước ninh đỗ hạt không rang. Đó là vị thanh hơn.
Tôi dư lỗ mãng trong sự ăn sự uống, được hai ngày cuối tuần ních căng bụng nước đỗ mà không có trà truyền thống thì thực hết chịu nổi. Nhưng cách một hai ngày không có món nước đỗ hầm thì lại thấy có chút gì đó thiếu thiếu :-)
Tôi nghĩ cái sự mau ngán đó là do thiếu ngọt đường. Vì thế, thi thoảng chúng tôi còn làm lái đi món nước đỗ, đó là sau khi ninh xong thì phần nước còn nóng đưa ra ấm để hãm mấy quả táo đỏ khô. Khi đó, chúng tôi có thức uống thanh và dìu dịu ngọt. Một kiểu ngọt rất nhẹ!
đỗ đã rang có thể làm một vốc nhai rau ráu cũng được :-) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét