Đậu đũa Mẹ gửi cho từ vườn nhà Bắc Ninh, các mớ được đánh dấu ăn trước, ăn sau, cho hàng xôi. TL đi chơi, tôi ở nhà một mình lười, ngó trước ngó sau tống cật lực rau cho hàng xôi, trong ngăn rau tủ lạnh chỉ còn một mớ nhỏ.
Bình thường liên quan đến họ nhà đậu quả, tôi vốn đã chẳng có khoái chí đặc biệt. Nếu hay ăn thì là quả đậu ngắn - đậu cô-ve, có thể là luộc hoặc không thì chần qua rồi xào với cà chua, thịt bò. Về phần đậu đũa, tôi luôn có cảm giác nó lạt, cho cả món luộc lẫn món xào, nên nói chung là không mặn mà cho lắm.
Tối qua, ngắm nghía mớ đậu chán chê và cộng với tinh thần cảnh giác cao độ tránh phê bình của TL về cái tội lãng phí rau, tôi tuyên bố sẽ phụ trách nó cho bữa hôm sau. Thế là có cảnh rửa đậu, bẻ khúc đều chừng hai đốt ngón tay rồi hấp chín tới. Đậu để ráo sạch nước và nguội thì cho vô hộp để ngăn mát tủ lạnh.
Tối nay cơm không nấu, bữa tối thành món đậu xào ăn vã, kết quả không tồi, và hay ho là tôi quyết định thích các bạn quả đậu này :-)
- Bacon, tôi mua đại ở tiệm Đức Việt ngay cửa chợ dân sinh trong khu, thái miếng bề ngang chừng non đốt ngón tay.
- Tỏi, hành hương bằm nhỏ.
- Hành tươi cả phần lá và phần thân thái nhỏ.
- Đậu lấy từ tủ lạnh, rưới dầu mè và rắc chút bột canh cho đậm vị. Tôi dùng nhãn Cauvin - huile vierge de sésame grillé, vì có cảm giác loại này "nhẹ" hơn mấy chai họ hàng của Nhật hay Đài Loan.
Mọi thứ sẵn sàng, chỉ mất thêm chừng mươi phút là có đĩa đậu thành phẩm đem ra đánh chén.
- Bắc chảo láng chút xíu dầu nóng rồi phi tỏi, hành hương, hành hoa cho thơm.
- Trút phần bacon đã thái nhỏ vào đảo tiếp.
- Các miếng bacon co rút lại, phần nạc săn còn phần mỡ tiết ra thơm, giờ được bổ túc đậu vào cùng được đảo nhanh tay tiếp.
Thanh nhã và thương cái bao tử thì món bày ra cứ thế mà ăn là ổn. Còn tôi, vui vẻ chấm đậu với tabasco đỏ, chua chua cay cay.
NB. Đậu hấp hay chần nước sôi đảm bảo màu xanh, đến khi xào vẫn gần như nguyên sắc, về cảm quan coi không tệ chút nào.
Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017
Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017
một việc tốt, một ngày vui
Chiều muộn thứ Sáu, con gái gọi điện thoại nhờ Bố đánh thức sáng sớm hôm sau để đi thi. Phần thời gian còn lại của ngày, hăm hăm hở hở nào ôn tập, nhưng rồi chẳng biết ôn cái quái gì thì chạy đi chạy lại giữa cái máy tính bàn và màn hình tivi. TL ngồi xem bộ phim Nhật có cái tên rất kêu, Rùng rợn, vừa xem vừa cười ha ha bảo là nó luyện chưởng kiên-nhẫn. Tôi không có kiên nhẫn như nó, ngó nghiêng được chốc lát thì nản, đến đoạn cuối phim mới ngồi yên một chỗ, phim hết thì kết luận, mồ ma ông Hitchcock sống dậy thì phải gọi ông đạo diễn phim này là tổ-sư vì khả năng kéo dài cái sự rùng rợn đến mức tưởng sợ hóa thành buồn cười và bực tức.
Hết màn xem phim là giấc ngủ chập chờn. Vì sợ ngủ quên quá giờ đi thi!
Đúng hẹn Bố gọi điện nhắc giờ, con gái cám ơn hoành tráng, rồi ngủ tiếp. May mà cái máy ngu-phôn mấy trăm ngàn đồng bạc hiệu Nokia của tôi lại rất hay ho với một dãy báo thức, tôi cứ chực chợp mắt tiếp thì lại bị nó kêu rú ầm ĩ nhắc nhở.
Sáng gọi điện thoại kêu taxi thường phải chờ lâu, tôi ngại đi xe máy nên nghĩ một hồi, ngó lại thời gian thì quyết định rảo bộ. Đến nơi còn đứng chơi chán mới được gọi vào phòng thi.
Bài thi lần này tôi không làm tốt bằng bài thi đầu vào. Nghe dở tệ, đánh dấu các phương án trả lời theo kiểu ú ớ. Như mọi khi, tôi luôn có vấn đề với các con số, bất luận tiếng mẹ đẻ hay tiếng ngoại quốc. Bài viết thì không căn giờ chuẩn, uốn éo với phần đầu viết thư mà bỏ lửng phần sau viết luận. Sau các phần thi buổi sáng, tôi tự tin nghĩ không trượt, nhưng thành tích thì chẳng hứa hẹn vui vẻ cho lắm.
Buổi chiều thi nói ổn. Chủ đề là vật nuôi. Nhà Hà Nội không có chó cũng chẳng có mèo, tôi quay sáng tám chuyện con mèo hoặc mắc chứng liệt dương hoặc đồng tính ở nhà Bắc Ninh. Kể lể về nó đến đâu tôi lại hình dung ra cái điệu bộ chạy trối chết của nó mỗi khi nhìn thấy người lạ. Thiếu chút thì tôi khoe thành tích nhà Hà Nội đã từng có liền lúc 16 con mèo trong đó có cả tôi, may là cuối cùng biết đường ngậm miệng để tránh bị hỏi han thêm.
Xong vụ ngoại ngữ điều kiện, tôi chẳng còn bất cứ lý do nào để bao biện cho sự lần khân luận án của mình. Sức ép có, nhưng nhìn từ khía cạnh khác thì đây quả là điều tốt vì tôi dần dần bắt lại nhịp kỷ luật và thậm chí là ít nhiều hứng khởi, vui thú làm việc!
Về phần sức khỏe và cái dạ dày, tôi bắt đầu chú ý hơn những thứ cho vô miệng. Và cũng nghiêm túc hơn với cai-cà-phê. Cái việc thứ hai này, thực không phải là thuận lợi cho một kẻ nghiện ngập là tôi đây :-(
* Vui vui cuối ngày: đôi hài nam Cô H. bán như cho, được cậu thợ giày trong tiểu khu đóng đế cao su và cuối cùng là được con nhóc khò khè bổ túc cái quai da nhuộm sắc đỏ theo tinh thần rất chi là tông-xuỵt-tông đem "trả hàng" tối nay.
Hết màn xem phim là giấc ngủ chập chờn. Vì sợ ngủ quên quá giờ đi thi!
Đúng hẹn Bố gọi điện nhắc giờ, con gái cám ơn hoành tráng, rồi ngủ tiếp. May mà cái máy ngu-phôn mấy trăm ngàn đồng bạc hiệu Nokia của tôi lại rất hay ho với một dãy báo thức, tôi cứ chực chợp mắt tiếp thì lại bị nó kêu rú ầm ĩ nhắc nhở.
Sáng gọi điện thoại kêu taxi thường phải chờ lâu, tôi ngại đi xe máy nên nghĩ một hồi, ngó lại thời gian thì quyết định rảo bộ. Đến nơi còn đứng chơi chán mới được gọi vào phòng thi.
Bài thi lần này tôi không làm tốt bằng bài thi đầu vào. Nghe dở tệ, đánh dấu các phương án trả lời theo kiểu ú ớ. Như mọi khi, tôi luôn có vấn đề với các con số, bất luận tiếng mẹ đẻ hay tiếng ngoại quốc. Bài viết thì không căn giờ chuẩn, uốn éo với phần đầu viết thư mà bỏ lửng phần sau viết luận. Sau các phần thi buổi sáng, tôi tự tin nghĩ không trượt, nhưng thành tích thì chẳng hứa hẹn vui vẻ cho lắm.
Buổi chiều thi nói ổn. Chủ đề là vật nuôi. Nhà Hà Nội không có chó cũng chẳng có mèo, tôi quay sáng tám chuyện con mèo hoặc mắc chứng liệt dương hoặc đồng tính ở nhà Bắc Ninh. Kể lể về nó đến đâu tôi lại hình dung ra cái điệu bộ chạy trối chết của nó mỗi khi nhìn thấy người lạ. Thiếu chút thì tôi khoe thành tích nhà Hà Nội đã từng có liền lúc 16 con mèo trong đó có cả tôi, may là cuối cùng biết đường ngậm miệng để tránh bị hỏi han thêm.
Xong vụ ngoại ngữ điều kiện, tôi chẳng còn bất cứ lý do nào để bao biện cho sự lần khân luận án của mình. Sức ép có, nhưng nhìn từ khía cạnh khác thì đây quả là điều tốt vì tôi dần dần bắt lại nhịp kỷ luật và thậm chí là ít nhiều hứng khởi, vui thú làm việc!
Về phần sức khỏe và cái dạ dày, tôi bắt đầu chú ý hơn những thứ cho vô miệng. Và cũng nghiêm túc hơn với cai-cà-phê. Cái việc thứ hai này, thực không phải là thuận lợi cho một kẻ nghiện ngập là tôi đây :-(
* Vui vui cuối ngày: đôi hài nam Cô H. bán như cho, được cậu thợ giày trong tiểu khu đóng đế cao su và cuối cùng là được con nhóc khò khè bổ túc cái quai da nhuộm sắc đỏ theo tinh thần rất chi là tông-xuỵt-tông đem "trả hàng" tối nay.
Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017
urban hiking
Đau. Ngứa dị ứng. Buồn ngủ thường trực.
Tôi có việc phải ra ngoài, thấy mình đích xác là một cái xác ướp di động trong thành phố.
Cái hay của toàn bộ chuyện này là, khi đi chậm thì sẽ ngó nghiêng ra đủ thứ hay ho, và ai mà biết được, vì không phải chờ bus lâu thì dư thời gian, và vì dư thời gian thì trước khi đến chỗ hẹn còn kịp nhảy tót vào viện bảo tàng và coi một triển lãm chuyên đề về chị em trong thời chiến.
Coi tranh này tôi nhớ chị N, chủ tiệm đồ gỗ Đông Dương ở góc Tràng Tiền-Hàng Bài ngày trước. Có lần qua nhà chị ăn tối, thấy tranh cổ động có hình các em bé, tôi choáng ngợp, nghĩ sau tiết kiệm tiền mua một bức cổ động có hình các em bé. Đồ gỗ chăm chỉ mua đến khi chật nhà thì ít la cà ngó nghiêng. Gallery của chị N bị đòi chỗ đóng cửa rồi chuyển đi đâu tôi không rõ. Giấc mơ mua bức vẽ cứ thế rơi vào quên lãng.
Hôm nay cạnh các bức vẽ chị em có hình các em bé này thì nhớ lại chuyện cũ. Tự dưng phì cười, con người ai rồi cũng thay đổi. Cố chấp dứt khoát phải mua cái này cái nọ, sau rồi lại quên tiệt!
Tôi có việc phải ra ngoài, thấy mình đích xác là một cái xác ướp di động trong thành phố.
Cái hay của toàn bộ chuyện này là, khi đi chậm thì sẽ ngó nghiêng ra đủ thứ hay ho, và ai mà biết được, vì không phải chờ bus lâu thì dư thời gian, và vì dư thời gian thì trước khi đến chỗ hẹn còn kịp nhảy tót vào viện bảo tàng và coi một triển lãm chuyên đề về chị em trong thời chiến.
Hôm nay cạnh các bức vẽ chị em có hình các em bé này thì nhớ lại chuyện cũ. Tự dưng phì cười, con người ai rồi cũng thay đổi. Cố chấp dứt khoát phải mua cái này cái nọ, sau rồi lại quên tiệt!
Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017
rau ngót nấu canh, rau ngót luộc
Có lần ai đó nghe tôi kể chuyện ăn rau ngót luộc thì trố mắt kêu lạ, rồi lại bảo luộc sao cho đủ. Tôi cười khì khì, có bao giờ ra chợ mua rau ngót đâu mà biết, rau này là rau nhà, đủ nhiều để luộc.
Trời nóng bữa cơm chiều có rau ngót luộc, phải thật nhiều rau vì sau bọn nó sẽ "ngót" thật :-), ăn kèm món mặn thật mặn, kiểu như cá bống nhỏ kho mặn và khô, kiểu như chả rim mặn, kiểu như nạc vai rim mặn, kiểu như nhộng tằm rang khô mặn có rắc chút lá chanh thái mịn... đối với tôi là rất ổn.
Trời mát thì canh rau ngót nấu thịt nạc bằm, vội quáng quàng thì vài thìa cafe trét giò sống cũng ổn.
Cầu kỳ hơn là canh rau ngót nấu thịt tôm tươi. Tuyệt cú mèo! Nhưng phải mở ngoặc là mất công và tính cái túi tiền sẽ nhỉnh hơn là mấy bạn nạc thăn, nạc vai hay giò sống.
Có một đôi lần tôi ăn canh rau ngót nấu cua, cua đồng, cũng hay. Bữa cơm có món canh này còn hay nữa khi trên mâm có thêm bát cà pháo muối chua.
Tôi nghe mọi người nói rau ngót ăn lành.
Tôi cũng nghe mọi người nói mua rau ngoài chợ thì phải cẩn thận vì cái sự tưới tắm [phun thuốc gì gì đấy]. Thực cũng chẳng biết thế nào vì rau trồng lơ thơ vườn nhà Hà Nội hay cả đám ở vườn nhà Bắc Ninh tôi thấy chúng khỏe mạnh và lớn ầm ầm như thường.
Rau ngót nấu canh chọn lá non. Còn rau ngót luộc thì càng già, đến mức tuốt lá tuốt luôn cả hoa, thì càng ngọt.
Tôi xấu tính, rau ngót nấu canh xơi tuốt cả cái lẫn nước. Nhưng riêng món rau ngót luộc thì tuyệt đối không bao giờ đụng vào rau. Vì bao nhiều cái ngọt, cái thỏa mãn, đều đã ở trong bát nước luộc hết rồi :-)
Trời nóng bữa cơm chiều có rau ngót luộc, phải thật nhiều rau vì sau bọn nó sẽ "ngót" thật :-), ăn kèm món mặn thật mặn, kiểu như cá bống nhỏ kho mặn và khô, kiểu như chả rim mặn, kiểu như nạc vai rim mặn, kiểu như nhộng tằm rang khô mặn có rắc chút lá chanh thái mịn... đối với tôi là rất ổn.
Trời mát thì canh rau ngót nấu thịt nạc bằm, vội quáng quàng thì vài thìa cafe trét giò sống cũng ổn.
Cầu kỳ hơn là canh rau ngót nấu thịt tôm tươi. Tuyệt cú mèo! Nhưng phải mở ngoặc là mất công và tính cái túi tiền sẽ nhỉnh hơn là mấy bạn nạc thăn, nạc vai hay giò sống.
Có một đôi lần tôi ăn canh rau ngót nấu cua, cua đồng, cũng hay. Bữa cơm có món canh này còn hay nữa khi trên mâm có thêm bát cà pháo muối chua.
Tôi nghe mọi người nói rau ngót ăn lành.
Tôi cũng nghe mọi người nói mua rau ngoài chợ thì phải cẩn thận vì cái sự tưới tắm [phun thuốc gì gì đấy]. Thực cũng chẳng biết thế nào vì rau trồng lơ thơ vườn nhà Hà Nội hay cả đám ở vườn nhà Bắc Ninh tôi thấy chúng khỏe mạnh và lớn ầm ầm như thường.
Rau ngót nấu canh chọn lá non. Còn rau ngót luộc thì càng già, đến mức tuốt lá tuốt luôn cả hoa, thì càng ngọt.
Tôi xấu tính, rau ngót nấu canh xơi tuốt cả cái lẫn nước. Nhưng riêng món rau ngót luộc thì tuyệt đối không bao giờ đụng vào rau. Vì bao nhiều cái ngọt, cái thỏa mãn, đều đã ở trong bát nước luộc hết rồi :-)
Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017
rau dền dại trong thành phố
Tôi ngồi một mình ở trạm bus chờ xe, nhìn vắt qua hai làn đường là mặt hồ rộng bàng bạc và đôi ba người đang tập kayak. Trời nắng. Nóng. Tôi mồ hôi ròng ròng, bức bối, khó chịu vì cơn đau, vì nắng nóng. Được hồi thì tìm được đối tượng để chuyển dịch sự chú ý.
Hai người, một bố, một con đi đến, cộng với tôi đủ làm thành hội chờ bus.
Ông bố tuổi chắc nhỡ 30, người thấp, có dáng dấp của của ông bụng bia, ăn mặc xuềnh xoàng, áo phông cũ ngả cháo lòng, quần kaki cũ nhàu nát, chân thượng đôi dép lê cũng cũ nốt. Điểm nhấn to là cái lắc bạc ròng, cỡ chừng mươi chỉ. Ông con chừng 4-5 tuổi, chân đi crocs màu hồng đế sắp nứt toác, áo siêu nhân cũ, quần nỉ baggy lùng thùng xắn mấy tấc. Tay ông con có cái túi nylon màu hồng mỏng dính, loại túi mà khi đi chợ dân sinh khách lười chễm chệ trên xe máy bảo cho tôi đồng hành hay năm nghìn giá [đỗ] thì rau cỏ sẽ được để vào đó chuyển sang tay khách, trong có hai quả dưa lê và hơn chục quả mận. Tôi chắc được lập trình, nhìn cái túi thì tự chắc với mình luôn, hai ông này vừa đi ăn cỗ về :-)
Chúng tôi chẳng nói lời nào với nhau. Chính xác thì bố con nhà đó chẳng bận tâm tới ai hay bất cứ điều gì. Chỉ có tôi vô duyên tự phong mình làm khán giả, chẳng đến nỗi lố bịch chăm chăm ngó người ta, nhưng rất khoái chí đưa mắt đi đưa mắt lại, ngó mặt hồ, ngó người đi đường, rồi ngó hai bạn chờ bus lớn nhỏ đó.
Ông bố bảo ông con ngồi im trên cái gióng kim loại sơn đỏ chót có vai trò ghế ngồi ở nhà chờ, nói xong thì tót ra phía đằng sau. Tôi ngoái cổ ngó, người lớn ngồi xổm hái hái nhặt nhặt cái gì đó, người bé rời chỗ đã được chỉ định ra ê a nói chuyện cùng. Ông bố tống ông con về chỗ cũ rồi tiếp tục công việc của mình, lần này ngay xế lưng tôi. Tôi có dịp nhìn rõ, thu hoạch rau rền cơm dại.
Người đến chờ bus đông dần. Tôi mắt nhắm mắt mở chống chọi cơn buồn ngủ, hết chú ý đến sự xung quanh. Lát sau có xe đến, một đám người trèo lên. Hai bố con nhà kia cũng tham gia vào đám người ấy. Trong tay ông bố là một nắm to rau dền, đủ bữa canh tối cho một nhà ba người, tôi nghĩ thế.
Hai người, một bố, một con đi đến, cộng với tôi đủ làm thành hội chờ bus.
Ông bố tuổi chắc nhỡ 30, người thấp, có dáng dấp của của ông bụng bia, ăn mặc xuềnh xoàng, áo phông cũ ngả cháo lòng, quần kaki cũ nhàu nát, chân thượng đôi dép lê cũng cũ nốt. Điểm nhấn to là cái lắc bạc ròng, cỡ chừng mươi chỉ. Ông con chừng 4-5 tuổi, chân đi crocs màu hồng đế sắp nứt toác, áo siêu nhân cũ, quần nỉ baggy lùng thùng xắn mấy tấc. Tay ông con có cái túi nylon màu hồng mỏng dính, loại túi mà khi đi chợ dân sinh khách lười chễm chệ trên xe máy bảo cho tôi đồng hành hay năm nghìn giá [đỗ] thì rau cỏ sẽ được để vào đó chuyển sang tay khách, trong có hai quả dưa lê và hơn chục quả mận. Tôi chắc được lập trình, nhìn cái túi thì tự chắc với mình luôn, hai ông này vừa đi ăn cỗ về :-)
Chúng tôi chẳng nói lời nào với nhau. Chính xác thì bố con nhà đó chẳng bận tâm tới ai hay bất cứ điều gì. Chỉ có tôi vô duyên tự phong mình làm khán giả, chẳng đến nỗi lố bịch chăm chăm ngó người ta, nhưng rất khoái chí đưa mắt đi đưa mắt lại, ngó mặt hồ, ngó người đi đường, rồi ngó hai bạn chờ bus lớn nhỏ đó.
Ông bố bảo ông con ngồi im trên cái gióng kim loại sơn đỏ chót có vai trò ghế ngồi ở nhà chờ, nói xong thì tót ra phía đằng sau. Tôi ngoái cổ ngó, người lớn ngồi xổm hái hái nhặt nhặt cái gì đó, người bé rời chỗ đã được chỉ định ra ê a nói chuyện cùng. Ông bố tống ông con về chỗ cũ rồi tiếp tục công việc của mình, lần này ngay xế lưng tôi. Tôi có dịp nhìn rõ, thu hoạch rau rền cơm dại.
Người đến chờ bus đông dần. Tôi mắt nhắm mắt mở chống chọi cơn buồn ngủ, hết chú ý đến sự xung quanh. Lát sau có xe đến, một đám người trèo lên. Hai bố con nhà kia cũng tham gia vào đám người ấy. Trong tay ông bố là một nắm to rau dền, đủ bữa canh tối cho một nhà ba người, tôi nghĩ thế.
Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017
canh bí ngô non tôm tươi cay cay
Tôi tiếp tục nghĩ về tên gọi cho nó, cuối cùng tự mình thua mình, gọi nó là bí ngô non/bí ngô xanh. Tại sao không gọi là bí ngô bao tử, vì nó chẳng bé và non tơ đến vậy. Nhưng mà nó vẫn mềm, vẫn non, vẫn nhỏ, vẫn xanh. Vậy thì bí ngô non hay xanh là ổn rồi :-)
Bữa xế đầu tối linh tinh lang tang junk food tưởng đủ làm căng bụng để bỏ qua bữa tối hóa ra chưa đủ. Không nấu cơm tử tế, tôi làm món canh bí ăn vã, ăn chơi bổ túc cái dạ dày.
Bí thái lát mỏng theo ý, đều các miếng, xóc với muối ướp chừng nửa giờ thì rửa ráo nước.
Tôm tươi mua ở nhà Bác Tôm, có rất nhiều con bấy, đợi phi dầu ăn nóng thì cho vào đảo với bột gia vị, chút tiêu xay, chút ớt bột khô - làm từ ớt cay vườn nhà Bắc Ninh trộn thêm chút ớt quả ngọt, sáng kiến mới năm nay của Mẹ -, và một hai giọt mắm cốt. Non mươi phút, tôm chín. Thong thả thì đợi nguội, không thì mần tiếp cũng chẳng sao.
Lấy tay khêu nhẹ phần đầu + râu tôm, còn thân tôm thì nhặt để riêng. Chỗ đầu tôm trong chảo giờ bổ túc nước và gia giảm gia vị vừa miệng đun sôi lấy nước ngọt, dùng vá lưới để lọc. Cái dấu chảo vừa đun nước tôm ấy, giờ láng tý dầu ăn phi hành tươi phần cọng trắng thơm rồi đảo nhanh tay bí với một xíu bột rong biển. Tiếp đó cho nước canh đã lọc vào đun sôi. Canh bắt đầu sôi thì thả thịt tôm và phần hành lá thái vát vào bùng lên là được.
Canh ngọt, thơm và cay cay. Tôm thịt mềm, vỏ mềm, trừ cái mấu đuôi cứng nhằn ra thì thân tôm có thể xơi tuốt, đã khoái chí ăn vã chơi lại gặp đúng phần tôm bấy thì lại càng thêm thích thú :-)))
Lần sau, tôi sẽ thử phi hành hương và tỏi thơm rồi xào bí, vị chắc sẽ khác chút chút.
Bữa xế đầu tối linh tinh lang tang junk food tưởng đủ làm căng bụng để bỏ qua bữa tối hóa ra chưa đủ. Không nấu cơm tử tế, tôi làm món canh bí ăn vã, ăn chơi bổ túc cái dạ dày.
Bí thái lát mỏng theo ý, đều các miếng, xóc với muối ướp chừng nửa giờ thì rửa ráo nước.
Tôm tươi mua ở nhà Bác Tôm, có rất nhiều con bấy, đợi phi dầu ăn nóng thì cho vào đảo với bột gia vị, chút tiêu xay, chút ớt bột khô - làm từ ớt cay vườn nhà Bắc Ninh trộn thêm chút ớt quả ngọt, sáng kiến mới năm nay của Mẹ -, và một hai giọt mắm cốt. Non mươi phút, tôm chín. Thong thả thì đợi nguội, không thì mần tiếp cũng chẳng sao.
Lấy tay khêu nhẹ phần đầu + râu tôm, còn thân tôm thì nhặt để riêng. Chỗ đầu tôm trong chảo giờ bổ túc nước và gia giảm gia vị vừa miệng đun sôi lấy nước ngọt, dùng vá lưới để lọc. Cái dấu chảo vừa đun nước tôm ấy, giờ láng tý dầu ăn phi hành tươi phần cọng trắng thơm rồi đảo nhanh tay bí với một xíu bột rong biển. Tiếp đó cho nước canh đã lọc vào đun sôi. Canh bắt đầu sôi thì thả thịt tôm và phần hành lá thái vát vào bùng lên là được.
Canh ngọt, thơm và cay cay. Tôm thịt mềm, vỏ mềm, trừ cái mấu đuôi cứng nhằn ra thì thân tôm có thể xơi tuốt, đã khoái chí ăn vã chơi lại gặp đúng phần tôm bấy thì lại càng thêm thích thú :-)))
Lần sau, tôi sẽ thử phi hành hương và tỏi thơm rồi xào bí, vị chắc sẽ khác chút chút.
Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017
đồ vật - cho đi của tuần (1)
Même les objets courants, comme une théière ou un couteau, quand ils sont régulièrement utilisés et appréciés pour leur commodité, deviennent beaux. Ils enrichissent notre quotidien de petites satisfactions que nous sommes les seuls à savourer.
Dominique Loreau ~ L'Art de la simplicité
Tinh thần "tối giản" của tôi được vặn giây cót và xem chừng có vẻ chạy tốt, chí ít là trong tuần đầu tiên của lần thứ n này :-)
Ngoài mươi cuốn sách dày cộp mà chỉ một cuốn cũng đủ nặng để gây án mạng, tôi đã kịp cho đi set 7 màu bôi móng tay, có lọ còn chưa buồn bóc nhãn, còn lại là chỉ mở để quệt cho một hai cái móng khi lên cơn điên điên khùng khùng muốn thay đổi cơ-thể của mình.
Chiều nay, cả một chuỗi các món trang trí ở mấy cái mặt bàn và mặt tủ đã được gói ghém cho vô hộp cất đi. Đây mới chỉ là "để xa tầm mắt" chứ chưa phải là buông-bỏ chi chi, nhưng cứ cho là tốt đi vì phòng khách vốn đã nhỏ giờ được "nhẹ nhõm" tý chút :-)
Không dễ chịu gì khi hét toáng lên tự dziễu, nhưng đúng là tôi bệnh thật sự, với đồ vật! Uhm nhưng mà phải ra vấn đề thì mới có tiết mục giải quyết, đúng không nào :-)))
Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017
mỳ soba trà xanh nấu theo tinh thần leftovers :-)
Soba trà xanh, một túi có hai thẻ. Tôi không biết có nó từ bao giờ, vì lâu nay nếu ăn mỳ Nhật thì hay dùng loại sợi trắng mảnh.
TL đi công tác về, tôi gạ gẫm nó ăn mỳ ăn liền thả trứng không vì buổi chiều nghĩ vẩn vơ thế nào ra món đó. Có lẽ vì mớ trứng gà Mẹ mới gửi, và cả ba quả cà chua, cũng từ vườn Bắc Ninh lăn lóc ở trước mặt lúc tôi dọn bếp.
Hỏi xong, coi thái độ của TL, tôi biết thân biết phận, chuyển sang đề nghị, thế thì mỳ gạo hoặc mỳ Nhật nhá. Nó bảo, thế nào cũng được, miễn không phải mỳ ăn liền. Cái đoạn này chí ít thì cũng thông thái chút chút :-)
Món mỳ theo kiểu lười và tận dụng leftovers hóa ra lại vui vẻ.
Nước dùng có hai loại rau củ vườn Bắc Ninh: hai củ cà rốt nạo vỏ bổ dọc thành 6 phần, cà rốt vườn nhà củ nhỏ, đanh và ngọt chứ không ẽo ợt và to đuyềnh đoàng như mua ngoài chợ; một nửa quả bí ngô xanh xắt khúc lớn. À, có thêm chút hành hương nữa, để thế chân cho hành tây.
Cho nước dùng rau củ, tôi thích bí ngô xanh - nói là bao tử cũng chẳng đúng vì nó cao tuổi hơn các bạn ý, nhưng vẫn là quả xanh :-) hơn là bí ngô chín vàng/đỏ. Lý do có hai, thứ nhất là ninh nước nó không nát toét ra; còn thứ hai liên quan đến vấn đề cảm giác, mơ hồ thôi, là nước ninh không bị ngọt nhợ/thái quá đặc trưng của vị bí đỏ.
Rau củ là vậy, còn lại là tôm tươi, tận dụng nước thịt nạc vai rim và mấy giọt xì dầu cộng với bột rong biển và bột cá, mỗi thứ tý ti gọi là.
Nước ninh rau củ sôi thì thả tôm mấy phút, đặng chín bỏ ra chờ nguội bóc vỏ bỏ đầu lấy phần thịt tôm, còn lại cho vào nồi nước giờ để lửa liu riu cho ra ngọt tiếp.
Mỳ soba luộc có thả chút dầu mè và muối hạt, đặng chín thì vớt ra cái vá lưới rồi xả nước lạnh, kê để ráo.
Phần "cái" ngoài mỳ có thịt nạc vai rim đậm. Tôi rất thích kiểu ăn này vì nếu là miếng thịt ninh thì mềm quá. Lý tưởng là trước bữa vừa vặn làm món thịt rim, lần này tôi ăn dư bữa trước. Nạc vai thái mỏng, ướp tiêu, hành hương băm nhuyễn, chút bột gia vị và mắm vài giờ đồng hồ trước khi rim, vốn dĩ hạp cho bữa cơm có nước rau củ luộc nhưng cũng rất tiện nếu "cấp cứu" biến thành phần cái cho bát mỳ, bún, miến nấu đại khái ở nhà :-)
Trứng gà luộc chín vừa tới đủ để còn chút dấu vết lòng đào, quả bổ đôi. Hành tươi thái vát chéo, lá mùi tàu thái mịn, rau mùi xắt khúc chừng đốt ngón tay.
Bày mỳ ra bát, rắc mùi tàu một góc, bày phần trứng xắt một góc, mấy con tôm bóc vỏ một góc. Nồi nước dùng giờ để lửa to sôi nóng dzẫy, dùng cái vợt lưới chần thịt rim và hành tươi đã thái vát rồi bày tiếp vào bát. Sau nữa là vẫn cái vợt lưới giúp lọc nước chan vào bát.
Hai ông bà già ở Bắc Ninh chịu khó lọ mọ, ông tìm công thức trên mạng nhện, bà triển khai, kết quả con được lọ tương ớt nhà làm lần này sêu ra một thìa ăn cùng món mỳ. TL chê ớt chưa đủ cay, tôi thấy ổn. Thêm M nữa, ba đứa vùi đầu vào ba cái tô to, vui vẻ cả làng.
Cái thời nghèo khó bao cấp ngày xửa ngày xưa, được vắt mỳ sợi ăn với nước dùng hoẻn tý xíu mỡ lợn phi hành hương thơm lừng rồi chưng cà chua và thêm mấy cọng hành, trẻ con được bát ăn vào thấy như tiên. Sau đời sống tốt hơn, bắt đầu dịch bài vở kiếm được vài đồng tiền thì có đứa cảnh vẻ dởm đời, nấu nướng phải đúng chuẩn công thức này nọ. Giờ tôi thoải mái vứt hết mọi "phải là". Tinh thần là tiện có gì ta mần ấy. Tất nhiên cũng phải nham nhở mà thừa nhận, quái sao cái sợi mỳ Nhật đó, nó ngon ngon là :-)))
TL đi công tác về, tôi gạ gẫm nó ăn mỳ ăn liền thả trứng không vì buổi chiều nghĩ vẩn vơ thế nào ra món đó. Có lẽ vì mớ trứng gà Mẹ mới gửi, và cả ba quả cà chua, cũng từ vườn Bắc Ninh lăn lóc ở trước mặt lúc tôi dọn bếp.
Hỏi xong, coi thái độ của TL, tôi biết thân biết phận, chuyển sang đề nghị, thế thì mỳ gạo hoặc mỳ Nhật nhá. Nó bảo, thế nào cũng được, miễn không phải mỳ ăn liền. Cái đoạn này chí ít thì cũng thông thái chút chút :-)
Món mỳ theo kiểu lười và tận dụng leftovers hóa ra lại vui vẻ.
Nước dùng có hai loại rau củ vườn Bắc Ninh: hai củ cà rốt nạo vỏ bổ dọc thành 6 phần, cà rốt vườn nhà củ nhỏ, đanh và ngọt chứ không ẽo ợt và to đuyềnh đoàng như mua ngoài chợ; một nửa quả bí ngô xanh xắt khúc lớn. À, có thêm chút hành hương nữa, để thế chân cho hành tây.
Cho nước dùng rau củ, tôi thích bí ngô xanh - nói là bao tử cũng chẳng đúng vì nó cao tuổi hơn các bạn ý, nhưng vẫn là quả xanh :-) hơn là bí ngô chín vàng/đỏ. Lý do có hai, thứ nhất là ninh nước nó không nát toét ra; còn thứ hai liên quan đến vấn đề cảm giác, mơ hồ thôi, là nước ninh không bị ngọt nhợ/thái quá đặc trưng của vị bí đỏ.
Rau củ là vậy, còn lại là tôm tươi, tận dụng nước thịt nạc vai rim và mấy giọt xì dầu cộng với bột rong biển và bột cá, mỗi thứ tý ti gọi là.
Nước ninh rau củ sôi thì thả tôm mấy phút, đặng chín bỏ ra chờ nguội bóc vỏ bỏ đầu lấy phần thịt tôm, còn lại cho vào nồi nước giờ để lửa liu riu cho ra ngọt tiếp.
Mỳ soba luộc có thả chút dầu mè và muối hạt, đặng chín thì vớt ra cái vá lưới rồi xả nước lạnh, kê để ráo.
Phần "cái" ngoài mỳ có thịt nạc vai rim đậm. Tôi rất thích kiểu ăn này vì nếu là miếng thịt ninh thì mềm quá. Lý tưởng là trước bữa vừa vặn làm món thịt rim, lần này tôi ăn dư bữa trước. Nạc vai thái mỏng, ướp tiêu, hành hương băm nhuyễn, chút bột gia vị và mắm vài giờ đồng hồ trước khi rim, vốn dĩ hạp cho bữa cơm có nước rau củ luộc nhưng cũng rất tiện nếu "cấp cứu" biến thành phần cái cho bát mỳ, bún, miến nấu đại khái ở nhà :-)
Trứng gà luộc chín vừa tới đủ để còn chút dấu vết lòng đào, quả bổ đôi. Hành tươi thái vát chéo, lá mùi tàu thái mịn, rau mùi xắt khúc chừng đốt ngón tay.
Bày mỳ ra bát, rắc mùi tàu một góc, bày phần trứng xắt một góc, mấy con tôm bóc vỏ một góc. Nồi nước dùng giờ để lửa to sôi nóng dzẫy, dùng cái vợt lưới chần thịt rim và hành tươi đã thái vát rồi bày tiếp vào bát. Sau nữa là vẫn cái vợt lưới giúp lọc nước chan vào bát.
Hai ông bà già ở Bắc Ninh chịu khó lọ mọ, ông tìm công thức trên mạng nhện, bà triển khai, kết quả con được lọ tương ớt nhà làm lần này sêu ra một thìa ăn cùng món mỳ. TL chê ớt chưa đủ cay, tôi thấy ổn. Thêm M nữa, ba đứa vùi đầu vào ba cái tô to, vui vẻ cả làng.
Cái thời nghèo khó bao cấp ngày xửa ngày xưa, được vắt mỳ sợi ăn với nước dùng hoẻn tý xíu mỡ lợn phi hành hương thơm lừng rồi chưng cà chua và thêm mấy cọng hành, trẻ con được bát ăn vào thấy như tiên. Sau đời sống tốt hơn, bắt đầu dịch bài vở kiếm được vài đồng tiền thì có đứa cảnh vẻ dởm đời, nấu nướng phải đúng chuẩn công thức này nọ. Giờ tôi thoải mái vứt hết mọi "phải là". Tinh thần là tiện có gì ta mần ấy. Tất nhiên cũng phải nham nhở mà thừa nhận, quái sao cái sợi mỳ Nhật đó, nó ngon ngon là :-)))
devil's trill
thành tích của tuần - ít nhất là tường trái sau ghế không còn đống sách |
Ở trong gương nhà tắm, có đứa mắt hai mí quỷ dị nhìn tôi rồi ngoạc miệng ra cười. Tôi nổi tiếng vác cái mặt lì lì mí sụp, giờ nhìn thấy biến dạng như vậy có chút kinh hãi. Xong thì chặp miệng, lát nữa lại đâu vào đấy ý mà.
Cảm cúm, đau chân đã chẳng vui vẻ gì, mở cửa ra là mưa lộp độp, tâm trạng theo đó mà sụp một cái ngay từ khi ngày bắt đầu gần vào giờ ăn cơm của các bồ tát.
Bếp dồn đồ dơ hai ngày chờ rửa. Tất cả phải được hoàn tất trước khi hết chiều vì TL sẽ từ Komtum trở về và nó sẽ không "tha" cho tôi nếu nhìn thấy một đống lộn xộn như vậy.
Tôi chuẩn bị bình cafe theo routine của ngày, cố tình để vương chút bột cafe mịn màng ra mặt bàn bếp và khoái chí với bản thân, ông sư bảo đệ tử quét sân cố tình để sót lá rơi cho thuận lý tự nhiên, còn tớ đây cố tình rắc cafe ra mặt bàn bếp để có chút hương vị phấn chấn.
Gần tuần nay tôi đắm đuối với Tartini, Il Trillo del Diavolo, phát hiện ra Roman Kim, rồi lại lơ mơ nghĩ đến khuôn mặt của Mẹ già rạng rỡ trong nhà hát nhỏ vào cái ngày bà cao hứng quyết định cho tôi khám phá âm nhạc "đúng" thay vì những ầm ĩ của Bowie. Bà thất bại thảm hại. Ở lần gặp sau, con trai bà và Mẹ trẻ cười lăn lộn bất chấp mọi quy chuẩn của bàn ăn, ông bố tủm tỉm, còn tôi hết bối rối thì nham nhở tự nhạo mình. Tôi chán ghét việc gồng mình cảnh vẻ để tỏ ra hiểu biết những thứ vĩnh viễn tôi không hiểu được. Nhưng một ngày mưa, nghe và nhớ lại một chuyện xưa cũ, theo cách của kẻ mù nhạc tuyệt đối, xem ra cũng không phải tệ đi!
Hôm nay tôi bỏ ý định đi tìm mấy tờ báo và tạp chí quen thuộc của mình. Có thể sẽ đội mưa đi phòng tập vì cả tuần rồi tôi chẳng buồn ra đó và giờ thân thể ù lì có vẻ đang gào thét nhắc nhở. Và quan trọng nhất, chưa biết kết quả thế nào thì cứ làm đúng nguyên tắc 5 trang bản thảo/ngày cho các bài luận và luận án.
Thật là hứa hẹn, và cũng thách thức nữa, cho cái ngày bắt đầu quá muộn như thế này :-)
Thứ Năm, 18 tháng 5, 2017
đồ vật - cần và muốn
Dịp Tết mấy năm trước, tôi lấy dao đa năng cậy nắp hộp cafe chicory. Kết quả, vì không biết cách dùng hay chính xác hơn là dùng sai dụng cụ, hộp được mở ti hi, đủ để vụn cafe chảy ra; còn tôi thì có miếng cứa to tướng ở đầu ngón trỏ một bên tay. Vết sẹo giờ vẫn rõ, còn bạn Victorinox trứ danh được cho nằm im trong cái hộp bí mật. Chỉ nhìn thấy nó tôi đã đủ run rẩy rồi.
Phần lớn đồ hộp giờ có dạng nắp giật, Café du Monde bạn mua cho thay vì để trong hộp đã được chuyển sang túi hút chân không để không tốn diện tích, thế nên mua cái mở nắp hộp luôn lần khân lần này sang lần khác.
Lười cộng với khiếp sợ cái vụ mở hộp nắp thiếc truyền thống của tôi dẫn đến kết quả là đôi khi muốn mua món đồ này nọ lại chặc lưỡi, thôi bỏ, vì nhà mình không có cái khui nắp.
Nhưng đã hơn tháng cafe chicory túi chân không hết sạch. Cái hộp thiếc vui vẻ cuối cùng được đem ra xử lý: tôi lấy mũi kéo và dao khoét khoét. Lần này không đứt tay, và giống lần trước là vụn cafe lại chảy ra ri rỉ.
Hôm nay cao hứng rón rén nhòm cánh cửa cảnh giới tối-giản, tôi tiện việc đi ra ngoài, quyết định mua món mình CẦN - cái chuyên khui nắp :-)
Thò mặt vào cửa hàng Uma, hỏi, được trả lời, bọn em không có.
Xuống bus về nhà, quyết định đi vòng qua chợ để ghé tiệm đồ gia dụng quen hỏi xem thế nào. Chưa đến nơi thì tự bảo, tại sao không hỏi ở shop đồ Nhật. Hóa ra là có. 40 ngàn đồng tiền Việt Nam cho một cái mở nắp hộp.
Thi thoảng tôi nghe thấy câu đại ý rằng, "biết thế thì đã mua/làm từ lâu rồi", thoát ra từ miệng mấy người lần khân hoặc ki-bo tiếc tiền không chịu thay/mua đồ mới đến lúc tậu xong thì sung sướng mở tấm lòng. Tôi chẳng sướng đến độ ấy. Nhưng có chút hoan hỉ, khoái chí, úi chà, lần này tôi đã xóa một món nợ lần khân :-)))
Phần lớn đồ hộp giờ có dạng nắp giật, Café du Monde bạn mua cho thay vì để trong hộp đã được chuyển sang túi hút chân không để không tốn diện tích, thế nên mua cái mở nắp hộp luôn lần khân lần này sang lần khác.
Lười cộng với khiếp sợ cái vụ mở hộp nắp thiếc truyền thống của tôi dẫn đến kết quả là đôi khi muốn mua món đồ này nọ lại chặc lưỡi, thôi bỏ, vì nhà mình không có cái khui nắp.
Nhưng đã hơn tháng cafe chicory túi chân không hết sạch. Cái hộp thiếc vui vẻ cuối cùng được đem ra xử lý: tôi lấy mũi kéo và dao khoét khoét. Lần này không đứt tay, và giống lần trước là vụn cafe lại chảy ra ri rỉ.
Hôm nay cao hứng rón rén nhòm cánh cửa cảnh giới tối-giản, tôi tiện việc đi ra ngoài, quyết định mua món mình CẦN - cái chuyên khui nắp :-)
Thò mặt vào cửa hàng Uma, hỏi, được trả lời, bọn em không có.
Xuống bus về nhà, quyết định đi vòng qua chợ để ghé tiệm đồ gia dụng quen hỏi xem thế nào. Chưa đến nơi thì tự bảo, tại sao không hỏi ở shop đồ Nhật. Hóa ra là có. 40 ngàn đồng tiền Việt Nam cho một cái mở nắp hộp.
Thi thoảng tôi nghe thấy câu đại ý rằng, "biết thế thì đã mua/làm từ lâu rồi", thoát ra từ miệng mấy người lần khân hoặc ki-bo tiếc tiền không chịu thay/mua đồ mới đến lúc tậu xong thì sung sướng mở tấm lòng. Tôi chẳng sướng đến độ ấy. Nhưng có chút hoan hỉ, khoái chí, úi chà, lần này tôi đã xóa một món nợ lần khân :-)))
crazy happy minimalism
Đầu mùa hè, chẳng có gì đáng "sỉ nhục" hơn đối với tôi khi TL thò mặt vào phòng gỗ, cười ha ha ha bảo, xem này, có chị người Nhật minimalist chỉ có 7 cái áo quần.
Tôi thấy mình bị vây hãm trong đồ đạc, phạm trù bếp với liền lúc mấy loại nước rửa chén bát, thực phẩm khô đủ loại và vô thiên lủng chén đĩa cùng dụng cụ bếp đôi ba năm mới dùng đến một bận; đồ vật của nhà thì có một đống đồ gỗ, hộp các loại, những món trang trí nho nhỏ; trong giới hạn nhà tắm thì mỗi món từ dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, nước cọ rửa, nước giặt loại nào cũng vài nhãn khác nhau; đồ cá nhân thì sách vở và quần áo... túm lại là một cái nhà tù khổng lồ.
Tôi có biện hộ cho mình, một cách yếu ớt và cùn hết chỗ nói, rằng do vấn đề cơ địa nên nước rửa bát, xà bông, đồ tắm gội cần phải thế này thế khác; do nhiều loại vải thì cần nhiều loại nước giặt.
Nhưng với những thứ còn lại, chẳng có cái cớ quái nào đúng đắn cả. Tất cả chỉ do tôi lười, tham và ngu xuẩn!
Tối đầu tuần, cuối cùng thì chỗ sách văn khắc nặng trịch đã được cho đi. Em S, một người tôi quen biết chút ít ở trường đại học, sau cái hẹn có đến hai ba năm, qua nhà lấy đồ. Tôi giúp nó chuyển sách xếp vào cáng xe máy, cười hỉ hả may quá may quá. Nó về rồi, tôi đóng cửa, hỉ hả tiếp, lần này là với M và TL, rằng đã cho đi mà không tiếc! Lẽ thường, chỉ mất một mẩu bút chì còn hai đốt nham nhở tôi đã có thể chực khóc vì đó là kỷ niệm cái ngày xyz của cái năm abc nào đó tôi thấy mình trong một tiệm bán rượu ở Washington. Ngớ ngẩn vậy đấy. Nhưng giờ, ouf, có vẻ tôi bắt đầu "thoát ra" :-)
Hôm nay tôi bắt đầu dọn cái study corner với bốn cửa ra vào ở bốn hướng của mình. Có rất nhiều tài liệu tôi nhìn thoáng qua cũng đủ biết đã cả chục năm trời qua tôi chưa từng dùng đến chúng.
Thế thì, sắp cho đi tiếp hỉ :-)
PS. Riêng vườn thì tự do chủ nghĩa muôn năm nhá!
Tôi thấy mình bị vây hãm trong đồ đạc, phạm trù bếp với liền lúc mấy loại nước rửa chén bát, thực phẩm khô đủ loại và vô thiên lủng chén đĩa cùng dụng cụ bếp đôi ba năm mới dùng đến một bận; đồ vật của nhà thì có một đống đồ gỗ, hộp các loại, những món trang trí nho nhỏ; trong giới hạn nhà tắm thì mỗi món từ dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, nước cọ rửa, nước giặt loại nào cũng vài nhãn khác nhau; đồ cá nhân thì sách vở và quần áo... túm lại là một cái nhà tù khổng lồ.
Tôi có biện hộ cho mình, một cách yếu ớt và cùn hết chỗ nói, rằng do vấn đề cơ địa nên nước rửa bát, xà bông, đồ tắm gội cần phải thế này thế khác; do nhiều loại vải thì cần nhiều loại nước giặt.
Nhưng với những thứ còn lại, chẳng có cái cớ quái nào đúng đắn cả. Tất cả chỉ do tôi lười, tham và ngu xuẩn!
Tối đầu tuần, cuối cùng thì chỗ sách văn khắc nặng trịch đã được cho đi. Em S, một người tôi quen biết chút ít ở trường đại học, sau cái hẹn có đến hai ba năm, qua nhà lấy đồ. Tôi giúp nó chuyển sách xếp vào cáng xe máy, cười hỉ hả may quá may quá. Nó về rồi, tôi đóng cửa, hỉ hả tiếp, lần này là với M và TL, rằng đã cho đi mà không tiếc! Lẽ thường, chỉ mất một mẩu bút chì còn hai đốt nham nhở tôi đã có thể chực khóc vì đó là kỷ niệm cái ngày xyz của cái năm abc nào đó tôi thấy mình trong một tiệm bán rượu ở Washington. Ngớ ngẩn vậy đấy. Nhưng giờ, ouf, có vẻ tôi bắt đầu "thoát ra" :-)
Hôm nay tôi bắt đầu dọn cái study corner với bốn cửa ra vào ở bốn hướng của mình. Có rất nhiều tài liệu tôi nhìn thoáng qua cũng đủ biết đã cả chục năm trời qua tôi chưa từng dùng đến chúng.
Thế thì, sắp cho đi tiếp hỉ :-)
PS. Riêng vườn thì tự do chủ nghĩa muôn năm nhá!
Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017
when god starts throwing change ups, you can't swing with fame or wealth
(1) Tôi dự một cuộc họp, mải ho, mải nghĩ về các cơn đau, đến lúc nhập cuộc chút chút thì thiếu chút phì cười. Y chang cái trại súc vật của Orwell, cái sân khấu mà tôi tham dự.
(2) Lâu ngày không gặp đồng nghiệp, hẹn hò ra ngoài ăn trưa. Trong mớ chuyện vặt của chúng tôi, có thông tin về một đồng nghiệp ở khoa hàng xóm mới qua đời sau nhiều năm vật lộn với các tế bào ung thư. Tôi nhớ ra chị này vì cùng đợt thi tuyển với tôi, và sau nữa là chuyện mấy năm trước có đến cả đám người, chủ yếu là các đồng nghiệp nam, nhảy tưng tưng lên xúc động khi thấy chị đàn bà chạy Porsche Cayenne trắng phóc nghênh ngang trong sân trường. Lúc đó tôi đã thấy rất buồn cười và cả lố bịch nữa cái sự "xúc động" dạt dào đó của một người nói chuyện cùng, rằng thì là mà chị này kinh lắm, đi làm xe này, còn đi chợ thì cưỡi "mẹc". Cuộc đời vui vẻ phù phiếm vậy, đủ phong vị từ đố kị đến khiếp sợ chuyển sang thèm khát trước tiền bạc và quyền lực.
Tôi nghe xong cái tin này, nhớ lại chuyện vài tuần trước có hai đứa trẻ con chẳng hiểu chuyện trò gì gì đó mà nghiêm túc kết luận, có thể "hối lộ" bất cứ ai nhưng có một nhân vật liêm chính phi thường, mà tiền bạc không thể mua chuộc được: tế bào ung thư!
(3) Tôi thấy mình chìm trong mớ hỗn độn của các faith-based organizations, các ERAS, quý ông Lula anh hùng một thuở.
Rồi lại nghĩ vụn về cuộc đời, về những "dục vọng" cá nhân. Rốt cuộc tôi cần gì? Có lẽ chỉ là một bình trà chiều, một bạn đồng hành thích lầu bầu than phiền về đủ chuyện trên đời, và cái suy tính nào mau mau làm cho xong món nợ bài vở :-)))
(2) Lâu ngày không gặp đồng nghiệp, hẹn hò ra ngoài ăn trưa. Trong mớ chuyện vặt của chúng tôi, có thông tin về một đồng nghiệp ở khoa hàng xóm mới qua đời sau nhiều năm vật lộn với các tế bào ung thư. Tôi nhớ ra chị này vì cùng đợt thi tuyển với tôi, và sau nữa là chuyện mấy năm trước có đến cả đám người, chủ yếu là các đồng nghiệp nam, nhảy tưng tưng lên xúc động khi thấy chị đàn bà chạy Porsche Cayenne trắng phóc nghênh ngang trong sân trường. Lúc đó tôi đã thấy rất buồn cười và cả lố bịch nữa cái sự "xúc động" dạt dào đó của một người nói chuyện cùng, rằng thì là mà chị này kinh lắm, đi làm xe này, còn đi chợ thì cưỡi "mẹc". Cuộc đời vui vẻ phù phiếm vậy, đủ phong vị từ đố kị đến khiếp sợ chuyển sang thèm khát trước tiền bạc và quyền lực.
Tôi nghe xong cái tin này, nhớ lại chuyện vài tuần trước có hai đứa trẻ con chẳng hiểu chuyện trò gì gì đó mà nghiêm túc kết luận, có thể "hối lộ" bất cứ ai nhưng có một nhân vật liêm chính phi thường, mà tiền bạc không thể mua chuộc được: tế bào ung thư!
(3) Tôi thấy mình chìm trong mớ hỗn độn của các faith-based organizations, các ERAS, quý ông Lula anh hùng một thuở.
Rồi lại nghĩ vụn về cuộc đời, về những "dục vọng" cá nhân. Rốt cuộc tôi cần gì? Có lẽ chỉ là một bình trà chiều, một bạn đồng hành thích lầu bầu than phiền về đủ chuyện trên đời, và cái suy tính nào mau mau làm cho xong món nợ bài vở :-)))
Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017
oscar wilde là thằng nào và vũ đình liên là đàn ông hay đàn bà (?)
Dạo trước tôi và TL coi phim, hình như trên HBO, về một nhóm mấy cậu nhóc người Ireland lập ban nhạc. Nhân vật chính ở trường bị một tay cơ bắp bắt nạt. Có đầu óc văn chương lai láng, có lần thằng bé xỏ xiên gì đó cậu đầu gấu kia, nhắc đến tên ông nhà văn. Thế là có chuyện cậu đầu gấu hỏi, Oscar Wilde là [cái] thằng nào (?)
Chiều nay tôi đi nghe giới thiệu thông tin cho bài thi cuối tháng. Sau gần 30 năm, tôi thấy mình lò dò trong khuôn viên khoa Pháp, nơi giấc mơ đỗ đạt chuyên ngữ của tôi đã chết ngóm sau bài thử phát âm trước một bà già mặt mày cau có.
Kiến trúc đã có một thời long lanh, rạng rỡ giờ im lìm, phảng phất vị của sân trước một ngôi chùa bất kỳ của đồng bằng Bắc bộ. Có lẽ vì đã chớm hè và sinh viên không còn nhộn nhịp ra vào.
Tôi ngồi đợi, khoái chí tận hưởng khoảng trống trước mặt có gió thoảng nhẹ, trời cao vút và yên tĩnh đến kỳ quái. Bất chợt xuất hiện một đám các cậu bé rám nắng, mặc đồ thể thao, ồn ào tụ tập kế bên.
Có một cô nào đó đi ngang, hỏi chúng, hội trường Vũ Đình Liên ở đâu. Một thằng bé mau miệng nhiệt tình trả lời. Cô kia cám ơn và đi tiếp. Xong cái màn đấy, bọn còn lại ngạc nhiên hỏi, sao mày biết. Thằng bé tỉnh bơ, thì chơi mãi ở đây, nhìn cái cửa thì nhớ.
Xôn xao một hồi, lại có đứa hỏi, Liên hay Niên. Lại đứa khác, là đàn ông hay đàn bà. Và cuối cùng là câu hỏi tập thể, Vũ Đình Liên là ai (?)
Tôi không biết cuộc họp của bọn trẻ kết thúc ra sao vì trúng giờ vào nghe phổ biến. Tự dưng cười phì, thì cũng có cả một đống chuyện mình có biết quái đâu :-)
Chiều nay tôi đi nghe giới thiệu thông tin cho bài thi cuối tháng. Sau gần 30 năm, tôi thấy mình lò dò trong khuôn viên khoa Pháp, nơi giấc mơ đỗ đạt chuyên ngữ của tôi đã chết ngóm sau bài thử phát âm trước một bà già mặt mày cau có.
Kiến trúc đã có một thời long lanh, rạng rỡ giờ im lìm, phảng phất vị của sân trước một ngôi chùa bất kỳ của đồng bằng Bắc bộ. Có lẽ vì đã chớm hè và sinh viên không còn nhộn nhịp ra vào.
Tôi ngồi đợi, khoái chí tận hưởng khoảng trống trước mặt có gió thoảng nhẹ, trời cao vút và yên tĩnh đến kỳ quái. Bất chợt xuất hiện một đám các cậu bé rám nắng, mặc đồ thể thao, ồn ào tụ tập kế bên.
Có một cô nào đó đi ngang, hỏi chúng, hội trường Vũ Đình Liên ở đâu. Một thằng bé mau miệng nhiệt tình trả lời. Cô kia cám ơn và đi tiếp. Xong cái màn đấy, bọn còn lại ngạc nhiên hỏi, sao mày biết. Thằng bé tỉnh bơ, thì chơi mãi ở đây, nhìn cái cửa thì nhớ.
Xôn xao một hồi, lại có đứa hỏi, Liên hay Niên. Lại đứa khác, là đàn ông hay đàn bà. Và cuối cùng là câu hỏi tập thể, Vũ Đình Liên là ai (?)
Tôi không biết cuộc họp của bọn trẻ kết thúc ra sao vì trúng giờ vào nghe phổ biến. Tự dưng cười phì, thì cũng có cả một đống chuyện mình có biết quái đâu :-)
Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017
bắc ninh 1.5.2017
Trên đường về, chúng tôi thấy một đám rước, vài chỗ treo rợp cờ phướn và lề đường thì sát sạt các sạp hàng tạm bợ bán những món nhỏ rực rỡ, lấp lánh cho đám khách dự lễ hội, rồi cả một cảnh khai trương cái chùa mới mở, rồi một cái biển báo chỉ đường mới tinh, to tướng, về một cái thiền viện tư nhân, chắc hẳn cũng vừa mới đi vào hoạt động. Trời nắng to, nhưng hình như mọi người chẳng ai phiền nhiễu gì về cái nhếch nhác đến thảm do nóng bức gây ra. Tôi thấy vui vẻ, khoái chí, và cả tự đắc trên nhiều khuôn mặt, từ quý Phật tử già thành kính ngước mắt nhìn cổng cái chùa mới đến mấy thanh niên bán hàng di động và nhất là lũ trẻ con được đi chơi.
Đường về mỗi lần một đổi thay. Đông hơn, mang sắc màu đô thị hơn, hiện đại hơn, và cũng nhàm chán hơn! Tôi biết là thích một nông thôn yên bình chẳng qua cũng chỉ là do cái ích kỷ kèm nhu cầu thụ hưởng của bản thân, một kẻ thị dân bạc nhược mệt mỏi triền miên trong ngột ngạt của thành phố. Bài học to về các phấn khích và tâm trạng mong đợi vào phát triển, hiện đại, phồn vinh tôi đã được dạy cẩn thận khi còn là con nhóc chưa chạm tuổi 20 nên giờ tôi biết thân biết phận im thin thít trước những hả hê quê ta giàu mạnh có phần kịch cỡm, thậm chí còn khoái chí coi chúng thành một chủ đề tám chuyện vui vẻ. Lần này, đối tượng của sự xỏ xiên là cái kiến thiết hoành tráng kết hợp villa phong cách Hy La cổ đại với tòa nhà một tầng mái cao nửa nhà chùa nửa cung đình không Hoa cũng chẳng Việt của một tay đại gia nào đó nằm sát cánh đồng không xa cái làng nghề trứ danh đất Kinh Bắc.
Ở trên xe, chúng tôi phóng túng thể hiện những "uẩn ức" của đời thị dân mất mát, của lũ loosers khốn khổ khốn nạn vừa là vì chúng là những kẻ thất bại thảm hại vừa vì là chúng biết rõ chúng là ai. Kết quả, cùng với anh bạn hàng xóm lái taxi, các mẩu chuyện cười lên xuống của chúng tôi chạy từ "con ngan đi phượt" - quà của khách chơi đem từ thành phố về biếu Mẹ ở nhà quê - đến vở kịch tưởng tượng pha trộn phong vị Orwell và Brecht, về hai con bò đang đứng lơ thơ ở trên đê, một "đế vương" một "chân chính". Chúng tôi cũng thoải mái làm việc trí tưởng tượng của mình khi bàn về con dao sắt được rèn trên núi của người Hmong, về những liên hệ trời, đất và con người qua đồ vật, qua thức ăn trước khi nghiêm túc phi thường lý luận chút chút về thế nào là giàu có và thế nào là hạnh phúc.
Ở nhà của Bố Mẹ, chúng tôi ăn ngon, tiếp tục đùa vui đủ chuyện trên trời dưới bể. Như mọi bận, luôn có tiết mục con gái sau khi rửa sạch chỗ bát đũa của bữa trưa và đánh một giấc ngắn thì bắc ghế ra ngoài hiên ngồi nhổ tóc sâu cho Mẹ. Như mọi bận, luôn có cảnh hai cụ già, người tai nghễnh, người quen thói mau tay làm nên thành chóng sốt ruột trước "lề mề" của kẻ khác, thu xếp sắp đồ cho con mang về Hà Nội mà sao lại có chút phần giống cảnh hai đứa trẻ mẫu giáo phân vai vợ chồng đang chơi đồ hàng. Ngoài chuyện đó ra, lần này chủ đề quan tâm của ông cụ già là các loại hình và giá cả dịch vụ ở nhà dưỡng lão, còn bà cụ già là phải mau kiếm mấy miếng lanh may quần hè. Tôi thong thả nói chuyện, đáp lời, còn đầu thì mải nghĩ, ừ nhỉ, sao mình cứ làm phức tạp hóa vấn đề với đồ này vật nọ trong khi cuộc đời có thể chạy chậm và êm thế này!
Cho ngày đầu tiên của tháng 5, trừ việc tôi chẳng mó đến mấy bài luận như đã tự hứa với bản thân, thật tuyệt. Tôi đã quá bận tâm về cái nghĩ của kẻ khác, về cái common sense vốn dĩ chẳng tệ đi nhưng trong một số hoàn cảnh lại có thể hóa thành tù ngục đày đọa. Tôi cũng đã quá tham luyến đồ vật, mải mê tích trữ, đến độ ngột ngạt trong chúng. Giờ, chẳng phải là một đốn ngộ linh diệu. Đơn giản, tôi thấy mình may mắn ở trong một dòng chảy mới, của an bình, của giản dị. Làm thì khó hơn nghĩ. Lại càng khó hơn cái việc nghĩ "đến nơi đến chốn". Nhưng cái cảnh giới có pha màu sắc của tưởng tượng, kỳ vọng và tự-kiến tạo này, khi tôi đã may mắn thò chân vào thì dứt khoát tôi sẽ không rời đi nữa.
Đường về mỗi lần một đổi thay. Đông hơn, mang sắc màu đô thị hơn, hiện đại hơn, và cũng nhàm chán hơn! Tôi biết là thích một nông thôn yên bình chẳng qua cũng chỉ là do cái ích kỷ kèm nhu cầu thụ hưởng của bản thân, một kẻ thị dân bạc nhược mệt mỏi triền miên trong ngột ngạt của thành phố. Bài học to về các phấn khích và tâm trạng mong đợi vào phát triển, hiện đại, phồn vinh tôi đã được dạy cẩn thận khi còn là con nhóc chưa chạm tuổi 20 nên giờ tôi biết thân biết phận im thin thít trước những hả hê quê ta giàu mạnh có phần kịch cỡm, thậm chí còn khoái chí coi chúng thành một chủ đề tám chuyện vui vẻ. Lần này, đối tượng của sự xỏ xiên là cái kiến thiết hoành tráng kết hợp villa phong cách Hy La cổ đại với tòa nhà một tầng mái cao nửa nhà chùa nửa cung đình không Hoa cũng chẳng Việt của một tay đại gia nào đó nằm sát cánh đồng không xa cái làng nghề trứ danh đất Kinh Bắc.
Ở trên xe, chúng tôi phóng túng thể hiện những "uẩn ức" của đời thị dân mất mát, của lũ loosers khốn khổ khốn nạn vừa là vì chúng là những kẻ thất bại thảm hại vừa vì là chúng biết rõ chúng là ai. Kết quả, cùng với anh bạn hàng xóm lái taxi, các mẩu chuyện cười lên xuống của chúng tôi chạy từ "con ngan đi phượt" - quà của khách chơi đem từ thành phố về biếu Mẹ ở nhà quê - đến vở kịch tưởng tượng pha trộn phong vị Orwell và Brecht, về hai con bò đang đứng lơ thơ ở trên đê, một "đế vương" một "chân chính". Chúng tôi cũng thoải mái làm việc trí tưởng tượng của mình khi bàn về con dao sắt được rèn trên núi của người Hmong, về những liên hệ trời, đất và con người qua đồ vật, qua thức ăn trước khi nghiêm túc phi thường lý luận chút chút về thế nào là giàu có và thế nào là hạnh phúc.
Ở nhà của Bố Mẹ, chúng tôi ăn ngon, tiếp tục đùa vui đủ chuyện trên trời dưới bể. Như mọi bận, luôn có tiết mục con gái sau khi rửa sạch chỗ bát đũa của bữa trưa và đánh một giấc ngắn thì bắc ghế ra ngoài hiên ngồi nhổ tóc sâu cho Mẹ. Như mọi bận, luôn có cảnh hai cụ già, người tai nghễnh, người quen thói mau tay làm nên thành chóng sốt ruột trước "lề mề" của kẻ khác, thu xếp sắp đồ cho con mang về Hà Nội mà sao lại có chút phần giống cảnh hai đứa trẻ mẫu giáo phân vai vợ chồng đang chơi đồ hàng. Ngoài chuyện đó ra, lần này chủ đề quan tâm của ông cụ già là các loại hình và giá cả dịch vụ ở nhà dưỡng lão, còn bà cụ già là phải mau kiếm mấy miếng lanh may quần hè. Tôi thong thả nói chuyện, đáp lời, còn đầu thì mải nghĩ, ừ nhỉ, sao mình cứ làm phức tạp hóa vấn đề với đồ này vật nọ trong khi cuộc đời có thể chạy chậm và êm thế này!
Cho ngày đầu tiên của tháng 5, trừ việc tôi chẳng mó đến mấy bài luận như đã tự hứa với bản thân, thật tuyệt. Tôi đã quá bận tâm về cái nghĩ của kẻ khác, về cái common sense vốn dĩ chẳng tệ đi nhưng trong một số hoàn cảnh lại có thể hóa thành tù ngục đày đọa. Tôi cũng đã quá tham luyến đồ vật, mải mê tích trữ, đến độ ngột ngạt trong chúng. Giờ, chẳng phải là một đốn ngộ linh diệu. Đơn giản, tôi thấy mình may mắn ở trong một dòng chảy mới, của an bình, của giản dị. Làm thì khó hơn nghĩ. Lại càng khó hơn cái việc nghĩ "đến nơi đến chốn". Nhưng cái cảnh giới có pha màu sắc của tưởng tượng, kỳ vọng và tự-kiến tạo này, khi tôi đã may mắn thò chân vào thì dứt khoát tôi sẽ không rời đi nữa.