(1)
Chiều qua tôi tận mắt chứng kiến cuộc biểu tình ở quảng trường thành phố nhân vụ Floyd. Chừng hơn 200 người, phần lớn đeo khẩu trang, với rất nhiều biểu ngữ I can't breath và Black Lives Matter. Xe cảnh sát đậu xung quanh đèn nhấp nháy không ít. Đó là chưa tính mấy cái nữa núp trong các ngõ nhỏ mấy đường gần đó. Khác với mấy thành phố lớn trong tiểu bang, cuộc tụ tập này không có màu của đập phá, bạo lực.
Từ năm trước qua năm nay, tôi rất ấn tượng mỗi khi qua Northampton, Williamstown thấy treo rất nhiều cờ, biểu ngữ bảo vệ quyền [sống] của người Mỹ-Phi, nhưng dù thế nào cũng chỉ là ấn tượng bề mặt. Còn từ mấy bữa nay, cảm nhận về thân phận và phẩm giá con người trở nên khẩn trương và nghiêm túc hơn nhiều.
(2)
Tôi không nhớ rõ lắm, có lẽ là Pau Casals đã từng nói đại ý rằng ông tự coi mình trước hết là một con người, sau đó mới lần lượt ở các tư cách nhạc sĩ và nghệ sĩ kéo cello.
Tất nhiên là ý tứ của Casals chẳng liên quan trực tiếp gì đến vấn đề người da đen. Nhưng cái trật tự trước hết là người - định vị xã hội của cá nhân không phải không đáng để suy ngẫm.
Ngó phải trái trước sau tôi luôn thấy anh X chị Y nếu không phải là con ông này cháu bà kia thì là giàu lắm, đại gia lắm, sành điệu lắm, rồi nữa chức to lắm, vân vân và vân vân. Chẳng ma nào nói anh X và chị Y là một con người, một người tốt, một người tử tế cả.
(3)
Bữa rồi thiếu chút tôi phát cáu ngay tức thì bên bàn ăn khi nghe người đối diện đùa tếu tưởng thanh mà hóa tục, thậm chí là ngu xuẩn.
Những nhân vật của câu chuyện từ miệng người nọ được đem ra quy hết thành tiền, từ ông này có giá trị ròng mấy triệu đồng tiền Mỹ đến ông kia có bao nhiêu cái nhà, bao nhiêu miếng đất và bao nhiêu đầu cổ phiếu.
Trong tích tắc ghìm rồi hoá giải cơn giận dữ của mình, tôi chợt nhận ra thêm một điều, bất luận ở đâu, bất luận trong bối cảnh văn hoá xã hội nào, chúng ta cũng có nguy cơ vấp phải một thằng cha hay con mẹ nếu không phải là ác độc trong máu thì là thô lỗ hồn nhiên. Và nếu không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đi đường vòng né họ thì tốt nhất là kiên nhẫn chờ hết thời gian của một lễ nghi giao tiếp xã hội và mau mau quẳng sang một bên sự khó chịu mà chúng ta vốn không thể tự mình chủ động xử lý.
Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020
đi chợ thời coronavirus (3) - đặt hàng trên mạng nhện
(1)
Bữa trước vô tình nghe chuyện từ một người quen mà bạn đồng hành giờ đã biết đường đăng ký ghi danh và đặt hàng mua qua mạng từ Shop Rite theo chế độ giao hàng tận cửa nhà. Chuyện hài hước là ngay trong thành phố có một siêu thị to đùng của hệ thống này song lại không nhận bán hàng qua mạng nhện. Hàng đặt Shop Rite là ở thành phố bên, cách hơn 20 dặm đường. Không rõ cách tính công vận chuyển thế nào, cho lần đặt đầu tiên này, mức phí là hơn mười đồng tiền.
Trong email khẳng định đơn đặt hàng có thông báo in đậm nhấn mạnh người giao hàng đặt đồ ở cửa, không muốn tiếp xúc trực tiếp với chủ nhà. Chiều qua ông chủ còn mải đạp xe vòng vèo trong thành phố, mình tôi lớ vớ đứng ở hiên thấy một ông giơ giơ tờ giấy ra hiệu tay chỉ trỏ sang cửa trước. Tôi bước thêm mấy bước thì nhận ra là xe của Shop Rite. Ông kia rất nhiệt tình hỏi, để đồ cửa trước rồi, thế có OK không, hay mày thích tao chuyển sang cửa hiên. Tôi cảm ơn ông, bảo thế là ổn, trong bụng ngẫm nghĩ, cũng không căng thẳng quá như là trong thư nhỉ.
Nhớ những tuần đầu dồn dập dịch, đặt hàng qua siêu thị là chuyện tưởng đơn giản hoá khó. Nhà hàng xóm kể chuyện bà vợ sau không biết bao lần đặt hàng bất thành ở Stop & Shop mới phát hiện ra là siêu thị bắt đầu nhận đơn hàng đúng lúc 0 giờ. Thế là có chuyện bà này chong chong mở to mắt thức đêm để đặt hàng. Giờ thì các lựa chọn xem ra phong phú và thuận lợi hơn rất nhiều.
(2)
Siêu thị trong thành phố của anh em sống xanh, sống sạch, sống lành có giá nếu không phải là nhỉnh hơn chút thì là đắt cắt cổ so với các chuỗi siêu thị thường, thậm chí có món tính ra còn đắt hơn Whole Foods.
Thế nhưng có một điều lạ là mỗi khi đến nhận hàng đặt trước cách đấy mấy bữa, chúng tôi đều thấy một đội quân khách hàng nhom nhem trông không có chút ra dáng nào của người rảnh rang tiền bạc.
Cái thắc mắc này sau một đoạn thời gian được giải đáp. Đó là những người sống ở các chung cư [nhà ở xã hội] ở ngay trong thành phố, không có ô tô để đi siêu thị và đặc biệt trong thời đỉnh dịch thì sợ không dám ngồi bus. Vì thế dù đắt đỏ mấy họ cũng chỉ có một lựa chọn là đi cái siêu thị-lựa chọn duy nhất này.
Bữa trước vô tình nghe chuyện từ một người quen mà bạn đồng hành giờ đã biết đường đăng ký ghi danh và đặt hàng mua qua mạng từ Shop Rite theo chế độ giao hàng tận cửa nhà. Chuyện hài hước là ngay trong thành phố có một siêu thị to đùng của hệ thống này song lại không nhận bán hàng qua mạng nhện. Hàng đặt Shop Rite là ở thành phố bên, cách hơn 20 dặm đường. Không rõ cách tính công vận chuyển thế nào, cho lần đặt đầu tiên này, mức phí là hơn mười đồng tiền.
Trong email khẳng định đơn đặt hàng có thông báo in đậm nhấn mạnh người giao hàng đặt đồ ở cửa, không muốn tiếp xúc trực tiếp với chủ nhà. Chiều qua ông chủ còn mải đạp xe vòng vèo trong thành phố, mình tôi lớ vớ đứng ở hiên thấy một ông giơ giơ tờ giấy ra hiệu tay chỉ trỏ sang cửa trước. Tôi bước thêm mấy bước thì nhận ra là xe của Shop Rite. Ông kia rất nhiệt tình hỏi, để đồ cửa trước rồi, thế có OK không, hay mày thích tao chuyển sang cửa hiên. Tôi cảm ơn ông, bảo thế là ổn, trong bụng ngẫm nghĩ, cũng không căng thẳng quá như là trong thư nhỉ.
Nhớ những tuần đầu dồn dập dịch, đặt hàng qua siêu thị là chuyện tưởng đơn giản hoá khó. Nhà hàng xóm kể chuyện bà vợ sau không biết bao lần đặt hàng bất thành ở Stop & Shop mới phát hiện ra là siêu thị bắt đầu nhận đơn hàng đúng lúc 0 giờ. Thế là có chuyện bà này chong chong mở to mắt thức đêm để đặt hàng. Giờ thì các lựa chọn xem ra phong phú và thuận lợi hơn rất nhiều.
(2)
Siêu thị trong thành phố của anh em sống xanh, sống sạch, sống lành có giá nếu không phải là nhỉnh hơn chút thì là đắt cắt cổ so với các chuỗi siêu thị thường, thậm chí có món tính ra còn đắt hơn Whole Foods.
Thế nhưng có một điều lạ là mỗi khi đến nhận hàng đặt trước cách đấy mấy bữa, chúng tôi đều thấy một đội quân khách hàng nhom nhem trông không có chút ra dáng nào của người rảnh rang tiền bạc.
Cái thắc mắc này sau một đoạn thời gian được giải đáp. Đó là những người sống ở các chung cư [nhà ở xã hội] ở ngay trong thành phố, không có ô tô để đi siêu thị và đặc biệt trong thời đỉnh dịch thì sợ không dám ngồi bus. Vì thế dù đắt đỏ mấy họ cũng chỉ có một lựa chọn là đi cái siêu thị-lựa chọn duy nhất này.
cốc cốc - hàng chờ mang vô nhà |
quay trở lại làm vườn và dọn nhà (3)
ông già điệu ngắt hoa cuối vườn thả vào cái nồi cũ rỉ hoèn |
Tôi thích thú cảm giác nắng đuổi sau lưng, nắng táp thẳng mặt, nắng trườn lên cánh tay. Tôi thích thú nghe lỏm bọn chim líu ríu tám chuyện ở mấy bụi hồng phía sau nhà, tiếng gió tạt từ biển vào, tiếng mấy chiếc xe máy rồ ầm ĩ một đoạn phố, và thi thoáng là lao nhao tiếng người hoặc một đại gia đình rảo bộ, hoặc một ông một bà nào đó độc hành vừa đi vừa nói chuyện qua điện thoại.
Lũ giun béo múp thoạt coi thấy ghê song nhìn mãi hoá quen. Mùi của đất, mùi của lớp cỏ tươi mới cắt hôm trước, mùi của cây dại bị vứt thành đống héo khô dưới nắng, tất cả tựu thành cái huân hương ngai ngái không thể miêu tả trọn vẹn và chính xác.
bình phi châu làm bạn với vại chăm |
nấm dại |
nhúc nhích nhổ cỏ xới đất mỗi ngày một chút chút |
cây mới được trồng |
thêm một lần làm đậu phụ ma bà
Bí mật to nhất cho món làm lần này?
Cái lọ có tên Lee Kum Kee - Black Bean Garlic Sauce :-)))
Và ở lần làm này, tôi thêm một bước nữa trên còn đường giản lược những sự loằng ngoằng.
- Chuẩn bị hỗn hợp gia vị phi: hành hương + tỏi + gừng bằm nhuyễn
- Mộc nhĩ đen bằm vụn
- Đậu phụ xắt miếng vuông nhỏ như ý
- Chút thịt bằm ướp với muối, nước mắm, tiêu xay và ớt khô xay rối
- Chút nước dùng từ nước sườn ninh
- Xì dầu lạt
- Dầu hào vị nấm
- Sauce đậu tỏi LKK
- Bột arrowroot
- Hành lá
Kiếm cái nồi nấu súp nhỏ láng dầu phi gia vị hành-tỏi-gừng tới thơm thì cho tiếp mộc nhĩ và thịt vào cùng xì dầu, dầu hào, sauce đậu tỏi LKK đảo tiếp cho ngấm quyện đều gia vị. Lửa để mức trung bình, trong lúc xào cần thì bổ túc chút nước dùng để không bị cháy.
Hỗn hợp xào chín thơm như ý thì cho tiếp đậu phụ cùng phần nước dùng vào đun lửa liu riu.
Khoảng 5-7 phút trước khi tắt bếp bắc nồi thì cho chút nước pha bột arrowroot vào khuấy nhẹ tay lấy sánh. Món cho ra bát/đĩa sâu lòng, rắc thêm chút lá hành xanh.
Bữa trưa hôm qua tôi trộn đậu phụ ma bà với cơm nguội nấu từ gạo lài thơm xứ Thái. Món cay cay, nồng nồng, đậu phụ ngấm gia vị và ngọt của thịt cùng nước dùng bỗng nhiên hoá thành gợi cảm nơi đầu lưỡi.
Nhớ lần đầu lọ mọ làm món đậu phụ [kiểu] Tứ Xuyên trong bếp nhỏ nhà Hà Nội, tôi long trọng với bản thân lắm, cứ như thể đang thực hiện một sứ mệnh bếp núc cao cả với một đống công đoạn mang tính nghi lễ. Giờ thì cứ tưng tửng với tinh thần giản tiện, bếp nhà có cái gì ta xài cái nấy. Thong thong thả thả mà làm, nấu nướng thành là thuận lý tự nhiên tựu thành và cái đầu óc bớt rườm rà.
Vì cái dạ yếu cùng đám sỏi tôi phải kiêng kị các bạn cay. Nhưng thi thoảng điên điên chút với đậm đà tiêu, ớt xem ra cũng có thể tự mình châm chước mình :-)
Cái lọ có tên Lee Kum Kee - Black Bean Garlic Sauce :-)))
Và ở lần làm này, tôi thêm một bước nữa trên còn đường giản lược những sự loằng ngoằng.
- Chuẩn bị hỗn hợp gia vị phi: hành hương + tỏi + gừng bằm nhuyễn
- Mộc nhĩ đen bằm vụn
- Đậu phụ xắt miếng vuông nhỏ như ý
- Chút thịt bằm ướp với muối, nước mắm, tiêu xay và ớt khô xay rối
- Chút nước dùng từ nước sườn ninh
- Xì dầu lạt
- Dầu hào vị nấm
- Sauce đậu tỏi LKK
- Bột arrowroot
- Hành lá
Kiếm cái nồi nấu súp nhỏ láng dầu phi gia vị hành-tỏi-gừng tới thơm thì cho tiếp mộc nhĩ và thịt vào cùng xì dầu, dầu hào, sauce đậu tỏi LKK đảo tiếp cho ngấm quyện đều gia vị. Lửa để mức trung bình, trong lúc xào cần thì bổ túc chút nước dùng để không bị cháy.
đậu hũ ma bà - công thức làm mau tuỳ theo trong bếp có gì |
Khoảng 5-7 phút trước khi tắt bếp bắc nồi thì cho chút nước pha bột arrowroot vào khuấy nhẹ tay lấy sánh. Món cho ra bát/đĩa sâu lòng, rắc thêm chút lá hành xanh.
Bữa trưa hôm qua tôi trộn đậu phụ ma bà với cơm nguội nấu từ gạo lài thơm xứ Thái. Món cay cay, nồng nồng, đậu phụ ngấm gia vị và ngọt của thịt cùng nước dùng bỗng nhiên hoá thành gợi cảm nơi đầu lưỡi.
Nhớ lần đầu lọ mọ làm món đậu phụ [kiểu] Tứ Xuyên trong bếp nhỏ nhà Hà Nội, tôi long trọng với bản thân lắm, cứ như thể đang thực hiện một sứ mệnh bếp núc cao cả với một đống công đoạn mang tính nghi lễ. Giờ thì cứ tưng tửng với tinh thần giản tiện, bếp nhà có cái gì ta xài cái nấy. Thong thong thả thả mà làm, nấu nướng thành là thuận lý tự nhiên tựu thành và cái đầu óc bớt rườm rà.
Vì cái dạ yếu cùng đám sỏi tôi phải kiêng kị các bạn cay. Nhưng thi thoảng điên điên chút với đậm đà tiêu, ớt xem ra cũng có thể tự mình châm chước mình :-)
victory garden (3)
Tôi lơ mơ túm lại giờ là mùa xuân hay mùa hè. Câu trả lời nhận được là chúng ta vẫn đang ở trong spring time. Thật kỳ!
Trời ấm và có nhiều nắng hơn đồng nghĩa với việc tôi có nhiều dũng cảm hơn để thò chân ra hiên và vườn, tiếp tục cái sự nghiệp dọn cỏ làm đất không bao giờ kết thúc. Thêm nữa là đầu óc tinh thần cũng bớt hiu quạnh và xám xịt.
Nhà bên, ông Luke em trai của ông cha quả là tay làm vườn cự phách. Tôi ngó qua cửa sổ thấy ông chỉ trong hai ba ngày nhẹ nhàng như không cải tạo xong cả một khuông vườn lớn cho bọn rau trái củ quả.
Còn nhà bên này, rau gia vị vẫn thong thả sống chậm. Tôi cũng không quá sốt ruột vì dù thế nào mỗi lần cần hành lá xanh thì cái chậu đất ngoài hiên vẫn có thể coi là phóng khoáng cho tôi các nhánh lá xanh và thơm như ý.
Điều làm tôi khó chịu duy nhất là mấy con giẻ cùi lam thế quái nào lại thích ăn rau mùi. Cả một gốc mùi đang trổ mã bị chúng nó tấn công giờ lúi xụi thảm thương, coi rất tội.
Trời ấm và có nhiều nắng hơn đồng nghĩa với việc tôi có nhiều dũng cảm hơn để thò chân ra hiên và vườn, tiếp tục cái sự nghiệp dọn cỏ làm đất không bao giờ kết thúc. Thêm nữa là đầu óc tinh thần cũng bớt hiu quạnh và xám xịt.
Nhà bên, ông Luke em trai của ông cha quả là tay làm vườn cự phách. Tôi ngó qua cửa sổ thấy ông chỉ trong hai ba ngày nhẹ nhàng như không cải tạo xong cả một khuông vườn lớn cho bọn rau trái củ quả.
Còn nhà bên này, rau gia vị vẫn thong thả sống chậm. Tôi cũng không quá sốt ruột vì dù thế nào mỗi lần cần hành lá xanh thì cái chậu đất ngoài hiên vẫn có thể coi là phóng khoáng cho tôi các nhánh lá xanh và thơm như ý.
Điều làm tôi khó chịu duy nhất là mấy con giẻ cùi lam thế quái nào lại thích ăn rau mùi. Cả một gốc mùi đang trổ mã bị chúng nó tấn công giờ lúi xụi thảm thương, coi rất tội.
bánh nếp mặn vị sữa dừa
Có một phần thịt bằm, lại có cây bắp cải sẵn trong bếp, chiều qua có đứa dở hơi hăm hở đong đo nhào bột làm vỏ dumplings.
Hết giờ nghỉ của bột, tay chày tay thớt cán bột thì tôi bắt đầu ngờ ngợ có gì đó không ổn. Loay hoay đánh vật với cục bột chán, tôi chuyển sang thêm thắt chút này chút nọ. Lười mở tủ lấy các túi bột, tiện tay tôi quàng sang lọ nhỏ chứa bột arrowroot để làm các món nước sauce ngay ở tủ gia vị trên bàn bếp để nhào lại cục bột thêm lần nữa. Kết quả vẫn là không thể nào cán cho ra được các lá bánh.
Thật may là lúc đó tôi chưa làm nhân há cảo, thịt bằm mới chỉ ướp với hành hương cùng một tép nhỏ tỏi băm nhuyễn, chút tiêu xay, muối và mắm. Bột được tôi vo viên với nhân thịt cho món hấp. Một phần còn lại được trộn với chút kem sữa dừa rồi cứ thế trộn tiếp với thịt, hành lá xắt nhỏ, vụn lá mùi khô đổ vào chảo rán.
Không tính món bánh hấp na ná bánh ít thi thoảng tôi vẫn làm, những miếng bánh rán mặn kia quả là mùi vị không tệ chút nào.
bánh mặn từ bột nếp và bột năng vị sữa dừa |
Buổi tối kiếm hộp trữ bánh cho vô tủ lạnh, giật mình tôi mở tủ đồ khô kiểm tra các túi bột. Hoá ra là trộn bột gạo với bột năng thì tôi lại cầm nhầm bột nếp thay cho bột gạo. Chả trách tại sao làm vỏ bánh há cảo thất bại thê thảm đến vậy.
Nhưng rất mau, con giời cười hì hì, giờ thì mình có thể làm món bánh mặn bột nếp trộn với bột năng thơm thơm ngầy ngậy vị sữa dừa :-)
- Nhào bột nếp và bột năng theo tỷ lệ 1-1 (bột arrowroot thích thì có thể cho thêm chút)
- Sau khi ủ bột, thêm sữa dừa vào và trộn đều tay để cho một hỗn hợp bột sánh
- Trộn tiếp thịt bằm đã ướp từ trước (muối, mắm, hành và chút tỏi bằm nhuyễn)
- Rau gia vị có hành lá xanh thái nhỏ cùng các vụn lá mùi khô
Bắc chảo chống dính, láng chút xíu dầu làm nóng rồi đổ bột rán ở lửa vừa. Canh bánh hai mặt chín rồi thì tăng nhiệt làm bánh sém ngả vàng và thêm giòn.
Thế là xong, một món bánh mặn ra đời từ cái tai nạn trong bếp siêu ngớ ngẩn :-)))
Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020
canh miso rong biển, đậu phụ và dẻ sườn
Dẻ sườn ướp muối, chút xíu tiêu xay, chút xíu mắm và hỗn hợp hành hương cùng tỏi giã trong thời gian ít nhất là 1 giờ. Tôi ướp sườn đậm để lúc nấu canh không vời thêm thức tạo mặn nào nữa.
Rong biển khô (Hàn Quốc) rửa rồi ngâm nước ấm chừng dăm bảy phút, sau rửa kỹ rồi để ráo nước.
Miso nấu canh lần này tôi dùng loại trắng Organic White Miso Paste.
Đậu phụ mua ở chỗ anh chị em veggan, chân chất thô kệch khác xa đậu Nhật mềm mượt, tôi quý hơn vàng vì thực không dám đi siêu thị hay chợ Á thì chẳng có lựa chọn nào khác. Nửa bìa đậu được khui ra khỏi túi, rửa ráo nước rồi cắt các miếng vuông như ý.
Các thành phần căn bản là vậy. Nấu không quá mau vì cần thời gian ninh nước sườn nhưng thực đơn giảng và thong dong.
- Nồi nhỏ nấu canh láng tý xíu dầu ăn gọi là, đợi nóng thì cho các miếng dẻ sườn vào rán sém. Nếu thích có thể phi thơm chút hành tỏi bằm, tôi bỏ qua đoạn này vì không muốn bát canh bị lấn lướt vị của hai bạn này.
- Sau chừng 5-7 phút rán sườn ở nhiệt độ trung bình, cho lượng nước vừa đủ bát canh như ý vào đun sôi, rồi tiếp đọ hạ nhiệt để nồi nước dùng liu riu thêm 15-20 phút nữa.
- Đã có nước ninh sườn thơm ngọt rồi thì tiếp tục cho rong biển và đậu phụ cùng miso paste vào đun thêm chừng 10-15 phút nữa.
- Canh cho ra bát, rắc chút hành lá xanh. Thế là xong!
Canh rong biển nấu thuần với sườn, ngon và thanh. Canh rong biển nấu với miso paste, có hay không có đậu phụ đi kèm, ngon và thanh.
Giờ có cả sườn, cả rong biển, cả đậu phụ trên nền vị nước ninh cùng miso paste, cái độ thanh có phần giảm sút vì có sườn, và nhất là vì sự can thiệp của hỗn hợp hành tỏi phi. Nhưng dù gì xét về đại thể, bát canh ăn vã chơi cho bữa trưa cuối tuần vẫn không bị coi là quá nặng nề. Đậu phụ tựu vị ngọt của các thành phần khác trong bát canh không còn bị coi là vô duyên nữa. Các sợi rong sần sật vui đầu lưỡi. Sườn ngọt, cả một dẻ dài tôi lười chặt khúc nhỏ, cứ thế bỏ qua hết phép tắc kẻ ăn cố tình để sang bên chờ dùng xong bát canh thì dồn hết công lực xử lý - trong nhà với nhau gọi là "gặm xương" :-)))
Rong biển khô (Hàn Quốc) rửa rồi ngâm nước ấm chừng dăm bảy phút, sau rửa kỹ rồi để ráo nước.
Miso nấu canh lần này tôi dùng loại trắng Organic White Miso Paste.
Đậu phụ mua ở chỗ anh chị em veggan, chân chất thô kệch khác xa đậu Nhật mềm mượt, tôi quý hơn vàng vì thực không dám đi siêu thị hay chợ Á thì chẳng có lựa chọn nào khác. Nửa bìa đậu được khui ra khỏi túi, rửa ráo nước rồi cắt các miếng vuông như ý.
Các thành phần căn bản là vậy. Nấu không quá mau vì cần thời gian ninh nước sườn nhưng thực đơn giảng và thong dong.
canh miso rong biển, đậu phụ và dẻ sườn |
- Nồi nhỏ nấu canh láng tý xíu dầu ăn gọi là, đợi nóng thì cho các miếng dẻ sườn vào rán sém. Nếu thích có thể phi thơm chút hành tỏi bằm, tôi bỏ qua đoạn này vì không muốn bát canh bị lấn lướt vị của hai bạn này.
- Sau chừng 5-7 phút rán sườn ở nhiệt độ trung bình, cho lượng nước vừa đủ bát canh như ý vào đun sôi, rồi tiếp đọ hạ nhiệt để nồi nước dùng liu riu thêm 15-20 phút nữa.
- Đã có nước ninh sườn thơm ngọt rồi thì tiếp tục cho rong biển và đậu phụ cùng miso paste vào đun thêm chừng 10-15 phút nữa.
- Canh cho ra bát, rắc chút hành lá xanh. Thế là xong!
Canh rong biển nấu thuần với sườn, ngon và thanh. Canh rong biển nấu với miso paste, có hay không có đậu phụ đi kèm, ngon và thanh.
Giờ có cả sườn, cả rong biển, cả đậu phụ trên nền vị nước ninh cùng miso paste, cái độ thanh có phần giảm sút vì có sườn, và nhất là vì sự can thiệp của hỗn hợp hành tỏi phi. Nhưng dù gì xét về đại thể, bát canh ăn vã chơi cho bữa trưa cuối tuần vẫn không bị coi là quá nặng nề. Đậu phụ tựu vị ngọt của các thành phần khác trong bát canh không còn bị coi là vô duyên nữa. Các sợi rong sần sật vui đầu lưỡi. Sườn ngọt, cả một dẻ dài tôi lười chặt khúc nhỏ, cứ thế bỏ qua hết phép tắc kẻ ăn cố tình để sang bên chờ dùng xong bát canh thì dồn hết công lực xử lý - trong nhà với nhau gọi là "gặm xương" :-)))
rong biển cho món canh rong biển
dried seaweed
dried wakame
salted seaweed
salted wakame
* Khác: dried sea-plant, dried sea-mustard
rong biển khô Hàn Quốc |
Cho tới giờ, món canh rong biển ở nhà Hà Nội và ở đây có hai nguồn rong biển khác nhau.
Một là các bạn rong biển khô, miếng nhỏ đen sậm mà tôi quen miệng gọi là "vụn" rong biển, khi đem ngâm nước thì rất mau nở thành các miếng/sợi rong dài và khá lớn, chừng hai đốt ngón tay chụm lại.
Một nữa là rong biển nguyên sợi dài ơi là dài và được trộn muối siêu mặn, quà của con bé hàng xóm cũ du học sinh Đài Loan. Nó dặn chúng tôi để nguyên túi rong trong tủ lạnh, khi nào ăn thì lấy ra rửa thật kỹ để thôi mặn, dặn xong còn thêm câu con gái xứ Đài da đẹp một phần là nhờ ăn nhiều rong biển (:-))
Cho món canh rong biển, hay làm hơn cả trong bếp nhà là canh nấu với sườn ninh và canh rong biển tôm tươi. Thanh thanh nhã nhã hơn thì có canh miso rong biển đậu phụ.
Thi thoảng chúng tôi nhận được quà các bánh rong đặc sản biển Việt Nam với những dặn dò cách thức chế biến để làm salad hay nấu canh. Sợi rong nhỏ, sắc sậm phớt đỏ và tím, và vị thì chưa nấu đã siêu nồng. Dù muốn làm người Việt Nam chứa chan tình cảm yêu nước qua bát canh rong biển, tôi cũng mau bái biệt các món quà này. Nhưng cũng phải nói thêm là đi xứ biển, được chén một phần salad rong biển tươi tại chỗ - đặc sản địa phương - thì quả là rất thú vị.
rong biển khô Hàn Quốc, sau 3 phút ngâm nước đã nở thế này này |
Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020
rán kho & kho rán
Làm một số món, theo trật tự nào giữa rán - kho/om và kho/om - rán đối với tôi luôn là một câu hỏi thú vị.
Sườn rán vàng sém và đượm thơm gia vị rồi mới cho nước sauce xâm xấp đun liu riu tới gần cạn để chế tiếp thành món sườn chua ngọt. Tỏi gà cũng vậy, rán rồi mới kho/om trong hỗn hợp nước, sữa dừa, dấm, xì dầu để cho ra món gà abodo.
Trong khi đó, nồi cá đồng cá sông của Mẹ lại là theo chiều ngược lại: kho trước và rán sau. Không cầu kỳ đến vời niêu đất nồi gang và không phải lúc nào cũng là bếp củi, bếp trấu vùi. Cứ là cá kho thơm gia vị ớt, giềng, tiêu, mắm... rồi những con cá thành phẩm vốn đã tựu đủ vị đó được qua hàng dầu mỡ phi thơm hành hương lại thêm phần săn chắc đậm đà.
cbd craze, cbd miracle
Câu chuyện về CBD hoá ra xưa như trái đất.
Nếu không được bà hàng xóm nhà trên đỉnh núi ở Hancock cho hũ kem tự chế này và tự trải nghiệm sự thần kỳ của nó thì tôi tuyệt đối vẫn chỉ là một kẻ mù tịt.
Đến lúc biết đến thì bỗng phát hiện nó hiện diện khắp mọi nơi :-)
Nếu không được bà hàng xóm nhà trên đỉnh núi ở Hancock cho hũ kem tự chế này và tự trải nghiệm sự thần kỳ của nó thì tôi tuyệt đối vẫn chỉ là một kẻ mù tịt.
Đến lúc biết đến thì bỗng phát hiện nó hiện diện khắp mọi nơi :-)
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020
lemongrass ginger oil & sườn nướng hai lượt ướp
Bị nhét vô cái hộp hoàn cảnh "nội trợ" toàn thời gian bất đắc dĩ ở trong thành phố nhỏ này, trong thời gian covid-19, nội suy nghĩ đó đủ để tôi chật vật bắt đầu mỗi ngày sống của mình. Và để cứu lấy chính bản thân mình, một trong những cách hay ho nhất là làm đủ trò trong bếp bất chấp kết quả đầu cuối thảm đến mức nào.
Tôi đã bắt đầu thời gian chuẩn bị bữa trưa hôm nay với cái tinh thần đó, sau khi nhìn ngó kỹ càng chai dầu sả-gừng, một kết hợp kỳ dị đối với tôi, ở ngăn bên của tủ lạnh.
Nguyên liệu chính cho bếp thử nghiệm là một tấm dẻ sườn mà ý định làm món ban đầu khá đơn giản: sườn nướng ngũ vị. Nhưng rất mau, ngũ vị hương được thế chỗ bằng cuộc hội ngộ của mật ong của Chúa, nước tương thầy chùa và cái món lemongrass ginger oil của anh em New Age.
Sáu dẻ sườn lần lượt trải qua hai lượt ướp trong thời gian chừng 2 giờ đồng hồ như sau:
* Ướp lượt 1 (90 phút):
- 3 thìa súp mật ong - lai lịch của chai mật này khá đặc biệt, đây là sản phẩm do ông cha nhà bên cạnh chỉ đạo nuôi trồng khai thác trong khuôn viên nhà thờ/chủng viện nào đó ở thành phố bên cạnh
- 3 thìa súp nước tương lạt - để đối xứng với chai mật của ông cha, tôi gọi là nước tương thầy chùa
- 2 thìa súp lemongrass ginger oil
- 1 thìa súp ponzu Marukan marinade
- 2 thìa súp mirin (optional)
- 2 thìa cafe tiêu xay
- 1 củ tỏi và 1 củ hành hương bằm
- 1 thìa cafe bột hạt mùi
- 1 thìa cafe lá mùi khô xay vụn (optional)
- 1 thìa cafe muối
- nửa thìa cafe mắm (optional)
Trong thời gian 90 phút ướp lượt thứ nhất đó, nếu rảnh tay thì đảo các dẻ sườn hai hoặc ba lần trong hỗn hợp sauce ướp.
* Ướp lượt 2 (20-30 phút)
Các dẻ sườn được lau ráo trước khi ướp tiếp với:
- 3 thìa cafe dầu hào vị nấm
- 1 thìa cafe nước tương lạt
Nướng sườn trong lò nướng - BBQ khoảng 20 phút ở mức nhiệt 300-350 độ F. Trước khi tắt lò khoảng 3-5 phút thì nhớ rắc một lượt hạt mè rang lấy thơm cho các dẻ sườn.
Thịt sườn chín mọng, thơm, đậm đà, tựu đủ cái ngọt nhờ cả mật ong lẫn dầu hào. Vị của dầu sả-gừng nếu không chú ý sẽ không nhận thức được tức thì nhưng thực là có và cho hương dìu dịu rất thích.
Bữa trưa vui vẻ của chúng tôi có món sườn này kèm cải bắp thái mỏng xóc nước cốt chanh xanh. Tôi hỏi bạn đánh chén về lai lịch của chai dầu sả-gừng, ông bảo mua chỉ để cho một công thức món cá. Tôi bảo, đoán nhé, chai dầu chỉ được dùng đúng một lần rồi bị bỏ xó phải không. Ông không phản đối, rồi để chữa ngượng thì thêm câu, giờ muốn mua cũng chẳng được, người ta không làm cái món dầu này nữa.
Sả và gừng dùng tươi, đứng một mình hay phối trộn, đối với tôi không phải là điều gì xa lạ. Sang đến cái món lemongrasse ginger oil này, tôi thấy có chút kỳ dị. Nhưng gì thì gì, đem bạn ấy ra ướp các dẻ sườn, công nhận là lợi hại 🍖🍖🍖
Tôi đã bắt đầu thời gian chuẩn bị bữa trưa hôm nay với cái tinh thần đó, sau khi nhìn ngó kỹ càng chai dầu sả-gừng, một kết hợp kỳ dị đối với tôi, ở ngăn bên của tủ lạnh.
Nguyên liệu chính cho bếp thử nghiệm là một tấm dẻ sườn mà ý định làm món ban đầu khá đơn giản: sườn nướng ngũ vị. Nhưng rất mau, ngũ vị hương được thế chỗ bằng cuộc hội ngộ của mật ong của Chúa, nước tương thầy chùa và cái món lemongrass ginger oil của anh em New Age.
Sáu dẻ sườn lần lượt trải qua hai lượt ướp trong thời gian chừng 2 giờ đồng hồ như sau:
* Ướp lượt 1 (90 phút):
cho lần ướp thứ nhất |
- 3 thìa súp nước tương lạt - để đối xứng với chai mật của ông cha, tôi gọi là nước tương thầy chùa
- 2 thìa súp lemongrass ginger oil
- 1 thìa súp ponzu Marukan marinade
- 2 thìa súp mirin (optional)
- 2 thìa cafe tiêu xay
- 1 củ tỏi và 1 củ hành hương bằm
- 1 thìa cafe bột hạt mùi
- 1 thìa cafe lá mùi khô xay vụn (optional)
- 1 thìa cafe muối
- nửa thìa cafe mắm (optional)
Trong thời gian 90 phút ướp lượt thứ nhất đó, nếu rảnh tay thì đảo các dẻ sườn hai hoặc ba lần trong hỗn hợp sauce ướp.
* Ướp lượt 2 (20-30 phút)
Các dẻ sườn được lau ráo trước khi ướp tiếp với:
- 3 thìa cafe dầu hào vị nấm
- 1 thìa cafe nước tương lạt
Nướng sườn trong lò nướng - BBQ khoảng 20 phút ở mức nhiệt 300-350 độ F. Trước khi tắt lò khoảng 3-5 phút thì nhớ rắc một lượt hạt mè rang lấy thơm cho các dẻ sườn.
Thịt sườn chín mọng, thơm, đậm đà, tựu đủ cái ngọt nhờ cả mật ong lẫn dầu hào. Vị của dầu sả-gừng nếu không chú ý sẽ không nhận thức được tức thì nhưng thực là có và cho hương dìu dịu rất thích.
Bữa trưa vui vẻ của chúng tôi có món sườn này kèm cải bắp thái mỏng xóc nước cốt chanh xanh. Tôi hỏi bạn đánh chén về lai lịch của chai dầu sả-gừng, ông bảo mua chỉ để cho một công thức món cá. Tôi bảo, đoán nhé, chai dầu chỉ được dùng đúng một lần rồi bị bỏ xó phải không. Ông không phản đối, rồi để chữa ngượng thì thêm câu, giờ muốn mua cũng chẳng được, người ta không làm cái món dầu này nữa.
Sả và gừng dùng tươi, đứng một mình hay phối trộn, đối với tôi không phải là điều gì xa lạ. Sang đến cái món lemongrasse ginger oil này, tôi thấy có chút kỳ dị. Nhưng gì thì gì, đem bạn ấy ra ướp các dẻ sườn, công nhận là lợi hại 🍖🍖🍖
đợi bạn salad đồng hành :-) |
theo dõi hoa trong vườn và tu thiền-máu lạnh
Từ ông cố Tàu qua vị mentor đầu tiên tôi có duyên hạnh ngộ những năm học đại học, có lẽ vì loanh quanh vẫn là nói tiếng Việt, sống trong văn hoá Việt, lại cộng với cái thói sửu nhi không biết sợ là gì nên trước sau tôi chỉ gọi là có chút cảm giác là lạ trước cái sự yên tĩnh và lạnh lùng của hai người.
Sang Pháp biết Alex và Mẹ già của ông anh thì tôi choáng toàn tập. Khinh khỉnh, không. Kiêu ngạo, không. Lạnh lùng, không. Nhưng mà cộng ba món đấy lại với nhau và chia đều thì chắc là có.
Đi làm kiếm đồng tiền, va vấp nhiều, các hạng người dù không phải là quá phong phú sinh động nhưng đa dạng tiếp xúc có, cứ thế dần dà tôi khoái chí khám phá cái lợi ích của việc giữ cho mình được cái đầu lạnh và cái mặt lạnh.
Nhưng lý thuyết là vậy, còn thực hành và chạm tới đỉnh thành tựu thì khó lắm, nếu không nói là bất khả. Tôi càng giơ ra cái bản mặt nếu không phải là phởn phơ tưng tửng thì là quàu quạu lạnh lẽo, thì thực trong lòng xốn xang lên lên xuống xuống bất an, sợ hãi càng nhiều. Cái trải nghiệm này dù các bậc thầy tu tập hay vạn cuốn sách dạy cách sống ở đời có nói tới thì xét tới cùng chỉ là câu chữ ngoài thân. Con người cứ phải trực tiếp trải nghiệm, tự mình dằn vặt mới ngấm được cái sự khổ sở và nhu cầu giải thoát.
Thời gian trú dịch này cho tôi không ít lớp lang trải nghiệm. Mỗi lần cảm thấy trời sụp, cảm thấy đời mình lâm vào ngõ cụt thì rất mau lại thấy mình đang trong tư thế ngoảnh lại nhìn quãng đường đã qua. Rồi lại là tiếp tục nhìn ra một đống chướng ngại vật trước mắt. Có những chuyện ngoài thân. Song có những khó khăn hoá ra lại là chính tôi tự tạo cho mình, từ cái vực sâu psy đen tối của chính mình.
Tôi giống như người trong bóng tối lần sờ dây dẫn tìm ánh sáng. Dây dẫn đó là những người thân yêu, bạn bè; là nền tảng kinh nghiệm sống tích luỹ dày mỏng mỗi người mỗi khác; và đôi khi là chính tự nhiên sống động ngoài kia, biến hoá ảo diệu theo nhịp của các suy nghĩ chầm chậm, an tĩnh.
Hôm nay nhìn những bông hoa đầu tiên trong khuôn vườn góc tư hình tròn trước nhà sau suốt cả tuần rình mò mấy cái nụ, tôi chợt ồ à. Tại sao cứ phải cố gắng giương ra cái bản mặt lạnh khi trong dạ vẫn dập dềnh cả đống bất an. Cái năng lượng sống dành cho cố gắng đó, tốt hơn là tôi dùng để tập trung quán sát thế giới xung quanh mình, thế giới nội tâm của mình, đặng từ từ chạm tới cái ý nghĩa chân chính của vô thường. Lúc đó, tự khắc an tĩnh hoá thành chân thật và tự nhiên chứ không phải là món trang sức giả tạo phù phiếm và phù du nữa.
Tôi cũng hiểu thêm một lần nữa rõ rành hơn, cái vẻ bề ngoài lành lạnh của Alex và Mẹ già chính là biểu hiện của cái tâm an, cái tâm vững chãi, một cách đích thực. Thêm nữa là với mỗi cuộc đời cá nhân, thực đơn cho phép tu tâm xác thực không đồng dạng và ai cũng có sợi dây dẫn lối của/cho riêng mình.
Sang Pháp biết Alex và Mẹ già của ông anh thì tôi choáng toàn tập. Khinh khỉnh, không. Kiêu ngạo, không. Lạnh lùng, không. Nhưng mà cộng ba món đấy lại với nhau và chia đều thì chắc là có.
Đi làm kiếm đồng tiền, va vấp nhiều, các hạng người dù không phải là quá phong phú sinh động nhưng đa dạng tiếp xúc có, cứ thế dần dà tôi khoái chí khám phá cái lợi ích của việc giữ cho mình được cái đầu lạnh và cái mặt lạnh.
Nhưng lý thuyết là vậy, còn thực hành và chạm tới đỉnh thành tựu thì khó lắm, nếu không nói là bất khả. Tôi càng giơ ra cái bản mặt nếu không phải là phởn phơ tưng tửng thì là quàu quạu lạnh lẽo, thì thực trong lòng xốn xang lên lên xuống xuống bất an, sợ hãi càng nhiều. Cái trải nghiệm này dù các bậc thầy tu tập hay vạn cuốn sách dạy cách sống ở đời có nói tới thì xét tới cùng chỉ là câu chữ ngoài thân. Con người cứ phải trực tiếp trải nghiệm, tự mình dằn vặt mới ngấm được cái sự khổ sở và nhu cầu giải thoát.
Thời gian trú dịch này cho tôi không ít lớp lang trải nghiệm. Mỗi lần cảm thấy trời sụp, cảm thấy đời mình lâm vào ngõ cụt thì rất mau lại thấy mình đang trong tư thế ngoảnh lại nhìn quãng đường đã qua. Rồi lại là tiếp tục nhìn ra một đống chướng ngại vật trước mắt. Có những chuyện ngoài thân. Song có những khó khăn hoá ra lại là chính tôi tự tạo cho mình, từ cái vực sâu psy đen tối của chính mình.
Tôi giống như người trong bóng tối lần sờ dây dẫn tìm ánh sáng. Dây dẫn đó là những người thân yêu, bạn bè; là nền tảng kinh nghiệm sống tích luỹ dày mỏng mỗi người mỗi khác; và đôi khi là chính tự nhiên sống động ngoài kia, biến hoá ảo diệu theo nhịp của các suy nghĩ chầm chậm, an tĩnh.
Hôm nay nhìn những bông hoa đầu tiên trong khuôn vườn góc tư hình tròn trước nhà sau suốt cả tuần rình mò mấy cái nụ, tôi chợt ồ à. Tại sao cứ phải cố gắng giương ra cái bản mặt lạnh khi trong dạ vẫn dập dềnh cả đống bất an. Cái năng lượng sống dành cho cố gắng đó, tốt hơn là tôi dùng để tập trung quán sát thế giới xung quanh mình, thế giới nội tâm của mình, đặng từ từ chạm tới cái ý nghĩa chân chính của vô thường. Lúc đó, tự khắc an tĩnh hoá thành chân thật và tự nhiên chứ không phải là món trang sức giả tạo phù phiếm và phù du nữa.
Tôi cũng hiểu thêm một lần nữa rõ rành hơn, cái vẻ bề ngoài lành lạnh của Alex và Mẹ già chính là biểu hiện của cái tâm an, cái tâm vững chãi, một cách đích thực. Thêm nữa là với mỗi cuộc đời cá nhân, thực đơn cho phép tu tâm xác thực không đồng dạng và ai cũng có sợi dây dẫn lối của/cho riêng mình.
Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020
chay đích thực, chay thật thà - salad cà tím hấp
salad cà tím hấp chay kiểu hàn quốc |
- Cà tím hấp chín để nguội rồi dùng đũa hay dĩa xé miếng theo ý, bày ra đĩa.
- Rưới xì dầu, dầu mè lên cà.
- Rắc tiếp chút tỏi bằm, ớt khô xay rối, hành lá thái nhỏ.
- Trước khi ăn rắc thêm hạt vừng rang giã rối, úm-ba-la trộn đều, thế là có đĩa salad chay.
khi chưa có hạt vừng rang - cứ để đó cho cà ngấm xì dầu và dầu mè |
coconut milk chicken abodo - gà hầm sữa dừa abodo (philippines)
Mấy tuần trước khi còn đang lơ lửng trong không khí lockdown đồng loạt, TA gợi ý tôi làm món gà hầm Philippines với nhận xét, món ngon và dễ làm lắm. Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy từ abodo. Hăm hở kể cho bạn đánh chén, được ông đáp lại một câu, chờ mấy bữa nữa kiếm được sữa dừa ông sẽ ra tay vì ông có công thức tuyệt đỉnh công phu, hay ho đến mức cô quản lý cái chi nhánh ngân hàng ông có giao dịch - một người sinh ra ở Philippines - sau khi được ông chuyển cho công thức còn phải gật gù khen hết lời. Tôi thật thà tin ông, kết quả là xem mãi chẳng hết phim Bao giờ cho đến tháng Mười :-)
Nhà giờ có sữa dừa, có tỏi gà, thế thì tôi tự tiện và chủ động làm món. Vì gần như chắc chắn hỏi bạn đánh chén cái công thức trứ danh kia sẽ được hẹn thêm một lần tháng Mười nữa - can tội ông vứt đồ lung tung - nên tôi gõ cửa nhà bác gúc-gù cho khoẻ. Và như mọi khi, thế giới mạng nhện quả là tuyệt vời cho một kẻ nấu bếp lơ mơ và không uốn éo cầu kỳ như tôi.
Công thức gợi ý cho tôi lần này là từ NYT - coconut milk chicken abodo - với các đong đo dành cho 4 pound thịt gà. Bếp thử nghiệm của tôi khiêm tốn đúng một cái tỏi gà. Công thức gốc cầu kỳ dầu dừa, dấm dừa - cái bạn này đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe đến - tôi không có thì dùng sang canola oil và dấm gạo.
- Bắc cái nồi đun nóng dầu ăn thì phi hỗn hợp tỏi bằm + tiêu xay + ớt khô giã rối tới khi dậy hương. Nhớ để lửa vừa đế tránh bị cháy khét tỏi. Chừng được như ý thì hớt chỗ gia vị đó vào một cái tô rồi để sang bên.
- Vẫn là cái nồi đó với dầu phi thơm gia vị, rán sém cái tỏi gà. Lửa vẫn để vừa vừa để sau chừng 7-8 phút, thịt gà vàng chắc bên ngoài.
- Trộn hỗn hợp nước + sữa dừa + dấm gạo + xì dầu vào cái tô vụn tỏi phi lúc nãy theo tỷ lệ đơn vị cup lần lượt là 1 - 1 - 1/2 - 1/2 rồi trút vô cái nồi rán gà cùng hai ba lá bay leaves.
- Chờ khi nồi sôi thì để lửa liu riu chừng một giờ. Trước giờ ăn, tăng nhiệt và mở vung để nước sauce trong nồi ngả cạn và sánh.
Thịt gà mềm có mềm, săn có săn, ngấm đủ đậm nhờ xì dầu, lại thoang thoảng ngậy của sữa dừa, thơm gia vị tỏi và bay leaves. Dấm gạo không rõ do nhiệt hay hiệu ứng kết hợp với sữa dừa và xì dầu dù lượng cho không nhỏ nhưng chỉ phảng phất trong phần thịt gà, sang nước sauce thì nổi vị hơn chút.
Món được gợi ý ăn kèm cơm. Tôi không có cơm sẵn, lười nấu nên luộc mau một tay miến Thái ăn cùng món gà hầm này. Rất hợp lý và cũng hợp ý nữa 🐥🐥🐥
Nhà giờ có sữa dừa, có tỏi gà, thế thì tôi tự tiện và chủ động làm món. Vì gần như chắc chắn hỏi bạn đánh chén cái công thức trứ danh kia sẽ được hẹn thêm một lần tháng Mười nữa - can tội ông vứt đồ lung tung - nên tôi gõ cửa nhà bác gúc-gù cho khoẻ. Và như mọi khi, thế giới mạng nhện quả là tuyệt vời cho một kẻ nấu bếp lơ mơ và không uốn éo cầu kỳ như tôi.
Công thức gợi ý cho tôi lần này là từ NYT - coconut milk chicken abodo - với các đong đo dành cho 4 pound thịt gà. Bếp thử nghiệm của tôi khiêm tốn đúng một cái tỏi gà. Công thức gốc cầu kỳ dầu dừa, dấm dừa - cái bạn này đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe đến - tôi không có thì dùng sang canola oil và dấm gạo.
- Bắc cái nồi đun nóng dầu ăn thì phi hỗn hợp tỏi bằm + tiêu xay + ớt khô giã rối tới khi dậy hương. Nhớ để lửa vừa đế tránh bị cháy khét tỏi. Chừng được như ý thì hớt chỗ gia vị đó vào một cái tô rồi để sang bên.
- Vẫn là cái nồi đó với dầu phi thơm gia vị, rán sém cái tỏi gà. Lửa vẫn để vừa vừa để sau chừng 7-8 phút, thịt gà vàng chắc bên ngoài.
- Trộn hỗn hợp nước + sữa dừa + dấm gạo + xì dầu vào cái tô vụn tỏi phi lúc nãy theo tỷ lệ đơn vị cup lần lượt là 1 - 1 - 1/2 - 1/2 rồi trút vô cái nồi rán gà cùng hai ba lá bay leaves.
- Chờ khi nồi sôi thì để lửa liu riu chừng một giờ. Trước giờ ăn, tăng nhiệt và mở vung để nước sauce trong nồi ngả cạn và sánh.
coconut milk chicken abodo - gà hầm sữa dừa abodo |
Món được gợi ý ăn kèm cơm. Tôi không có cơm sẵn, lười nấu nên luộc mau một tay miến Thái ăn cùng món gà hầm này. Rất hợp lý và cũng hợp ý nữa 🐥🐥🐥
làm vườn
Trời sau mưa sau mù quay trở lại ấm áp chan hoà. Lòng người theo đó mà phấn khích. Kết quả là chủ mấy cửa hàng hoa và cây tha hồ cưới híp mắt nhìn bà con xếp hàng cà thẻ.
Vườn nhà có thêm cây trồng trong đất, cây cho vô chậu và cây treo lủng lẳng đu đưa theo nhịp gió. Tôi hoá ra cũng chẳng phải là người hảo cảm gì nhiều với bọn cỏ cây hoa lá. Nhìn tên của đám cây đọc trẹo cả mồm rồi sau nửa ngày thì quên tiệt. Coi như ngó chúng thấy vui mắt là đủ.
Nhưng cái vụ nhổ cỏ làm đất thì tôi tốt. Hơi mệt chút vì phải cúi, phải rướn, phải dùng lực tay. Nhưng mà thích, cái cảm giác tay chạy qua các lớp đất, các thân cây dại và cả cảm giác hít hà hương đất và cây ngai ngái nữa!
cây mua hôm nay - chờ cho ra đất vườn |
cái cây trồng hè năm trước - chờ làm cỏ xung quanh |
thêm hoa bổ túc cho giá hoa bên bệ cửa sổ |
la porte à droite
Covid-19 làm cho xã hội, làm cho đảng phái, làm cho người người [phàm dân] khẩn trương. Mở cửa trở lại như thế nào làm cho xã hội, làm cho đảng phái, làm cho người người [phàm dân] khẩn trương. Kỳ cuộc bỏ phiếu sắp tới cũng vậy, làm cho xã hội, làm cho đảng phái, làm cho người người [phàm dân] khẩn trương.
Tôi là kẻ quan sát ngoài cuộc, thi thoảng có cảm giác bị cuốn theo cái sự khẩn trương đó. Sau chốc lát thì biết đường lùi lại. Và khi đó xỏ xiên cười khì khì một mình.
Chính trị chính em chi chi, bọn ở trên cao hứng gió chẳng biết giàu hay sướng thế nào thì rồi cũng có ngày nằm trong cái hộp sáu mảnh, và trong khi sống thì bị chửi cho "như chó" - nói theo đúng lời của một vị trong đó. Anh chị em phàm dân một đám mở miệng là giá trị nhân văn, là công bình xã hội này nọ. Nhưng ngẫm nghĩ tý xem, mấy năm rồi đám người ấy ních tiền đẫy túi nhờ cái khí thế tưng bừng của thị trường cổ phiếu và nhờ cả những chính sách cắt giảm thuế khoá này này nọ nọ. Họ muốn thay đổi không phải là chuyện xấu. Nhưng họ chỉ nhằm vào đúng một đối tượng mà quên mất rằng cái hệ thống/luật chơi toàn thể có vấn đề, rằng cái đối tượng được xem là đối trọng thực quá mờ nhạt nếu không nói là quá tệ trước một tay lái buôn cáo già và đầy máu gangster cộng thêm năng lực mồm to, rằng thời nay không chỉ ở xứ này mà rộng khắp toàn cầu đang phong phú sinh động các sắc màu dân tuý như là xu hướng chủ lưu.
Những trang viết của ông già nhà giàu Benda cho tới giờ vẫn thật là sâu sắc và có tính thời sự. Cho dù hình như, nếu tôi hiểu đúng khi đọc ông, ông chẳng nói chúng ta cần phải làm gì.
Thế nên mơ mộng thì cứ mơ mộng, cay nghiệt thì cứ cay nghiệt, phẫn nộ thì cứ phẫn nộ. Đến cuối ngày mỏi mệt với các affectus rồi thì thế nào kẻ phàm cũng thu liễm, cũng ôm đầu bó gối nhìn các trương mục ngân sách cần cân đối, và tính toán thu vén thế nào để sống sốt qua cơn đại dịch.
Hôm qua ngồi trong nhà nhìn ra ngoài ngập mù tôi chợt ngộ oách một cái, ơ mà tại sao thay vì cứ gặm nhấm các rối rắm hiện thời của bản thân thì tại sao tôi không vừa nghe Ferrat vừa thụ hưởng cảm giác của một kẻ quan sát-khán giả trước dòng chảy thời sự hiện tại cũng như tận hưởng những khoảnh khắc bùng nổ tuyệt vời của tiết trời, cỏ hoa, cây lá và của cả lũ chim lắm mồm ngoài kia.
Mặc các bác kêu rẽ phải hay rẽ trái với mớ lý luận của mình, nhà cháu đây cứ ngồi, nhìn và cười với nguyên tắc thiền quán đời vô thường, hỉ :-)
Tôi là kẻ quan sát ngoài cuộc, thi thoảng có cảm giác bị cuốn theo cái sự khẩn trương đó. Sau chốc lát thì biết đường lùi lại. Và khi đó xỏ xiên cười khì khì một mình.
Chính trị chính em chi chi, bọn ở trên cao hứng gió chẳng biết giàu hay sướng thế nào thì rồi cũng có ngày nằm trong cái hộp sáu mảnh, và trong khi sống thì bị chửi cho "như chó" - nói theo đúng lời của một vị trong đó. Anh chị em phàm dân một đám mở miệng là giá trị nhân văn, là công bình xã hội này nọ. Nhưng ngẫm nghĩ tý xem, mấy năm rồi đám người ấy ních tiền đẫy túi nhờ cái khí thế tưng bừng của thị trường cổ phiếu và nhờ cả những chính sách cắt giảm thuế khoá này này nọ nọ. Họ muốn thay đổi không phải là chuyện xấu. Nhưng họ chỉ nhằm vào đúng một đối tượng mà quên mất rằng cái hệ thống/luật chơi toàn thể có vấn đề, rằng cái đối tượng được xem là đối trọng thực quá mờ nhạt nếu không nói là quá tệ trước một tay lái buôn cáo già và đầy máu gangster cộng thêm năng lực mồm to, rằng thời nay không chỉ ở xứ này mà rộng khắp toàn cầu đang phong phú sinh động các sắc màu dân tuý như là xu hướng chủ lưu.
Những trang viết của ông già nhà giàu Benda cho tới giờ vẫn thật là sâu sắc và có tính thời sự. Cho dù hình như, nếu tôi hiểu đúng khi đọc ông, ông chẳng nói chúng ta cần phải làm gì.
Thế nên mơ mộng thì cứ mơ mộng, cay nghiệt thì cứ cay nghiệt, phẫn nộ thì cứ phẫn nộ. Đến cuối ngày mỏi mệt với các affectus rồi thì thế nào kẻ phàm cũng thu liễm, cũng ôm đầu bó gối nhìn các trương mục ngân sách cần cân đối, và tính toán thu vén thế nào để sống sốt qua cơn đại dịch.
Hôm qua ngồi trong nhà nhìn ra ngoài ngập mù tôi chợt ngộ oách một cái, ơ mà tại sao thay vì cứ gặm nhấm các rối rắm hiện thời của bản thân thì tại sao tôi không vừa nghe Ferrat vừa thụ hưởng cảm giác của một kẻ quan sát-khán giả trước dòng chảy thời sự hiện tại cũng như tận hưởng những khoảnh khắc bùng nổ tuyệt vời của tiết trời, cỏ hoa, cây lá và của cả lũ chim lắm mồm ngoài kia.
Mặc các bác kêu rẽ phải hay rẽ trái với mớ lý luận của mình, nhà cháu đây cứ ngồi, nhìn và cười với nguyên tắc thiền quán đời vô thường, hỉ :-)
charmin & purell
Xem ra cơn khát/khủng hoảng giấy vệ sinh và nước rửa tay khô ở đây giờ đã hạ nhiệt.
Khách mua hàng ở True Value mỗi lượt được quyền nhặt một bịch 6 cuộn Charmin. Với cái giá trên trời. Vẫn là nhãn giấy vệ sinh đó, nếu ai có tài khoản giao hàng tới tận cửa nhà của Shop Rite và chịu khó lọ mọ ngâm cứu các cửa sổ-kệ hàng trên mạng nhện rồi biết đường mà đặt hàng, thì số tiền phải trả tính ra chỉ là non nửa.
Không tìm được Purell trên các giá kệ cửa hàng song hand sanitizer nhãn mác khác/ngoài Purell thì vô thiên lủng. Bữa rồi, có ông già vui tính và tham tích đồ hăm hở vác về từ True Value một cái can nhỏ Alcohol Antiseptic 80% với ghi chú Non Sterile Solution mà khi mở ra thì với một người bình thường đơn giản là nước pha cồn.
Mấy tháng trước, khi phải hạ tiêu chuẩn từ Purell xuống thành CareOne, tôi đã thấy hài hước lắm rồi. Đến khi giấy vệ sinh 4 cuộn mua theo tiêu chuẩn được bạn đời mang về với cái nhãn lạ hoặc, mở ra mang tiếng là 3-ply mà vẫn mỏng manh như nàng Lâm Đại Ngọc thì tôi bắt đầu cảm thấy có chút phiền muộn.
Giờ ở trong nhà chúng tôi vẫn ổn khi Purell và CareOne vẫn còn và nhất là biết đường mua thêm Charmin khi cần. Có lẽ vì thế mà khi nhìn cái thành tích mua bán đồ vệ sinh vừa rồi thì cảm giác thống trị là hài-té-ghế. Về cái sự phi lý của câu chuyện. Và cả về cái máu xỏ xiên nhảm của chính mình khi so so sánh sánh.
Chuyện là tôi tính nhẩm mau mau thì ra kết quả, với số tiền mua 6 cuộn Charmin ở đây tôi sẽ có từ 24 đến 40 cuộn Passeo, từ loại thường đến thượng hạng, ở Hà Nội.
Còn về cái món nước pha cồn mang danh hand sanitizer kia, nếu đang ở nhà Hà Nội, đảm bảo tôi chỉ cần dùng tới 1/10 số tiền chi cho nó, là có thể tự pha chế ra món tương tự sau khi chạy ra tiệm thuốc gần nhà kiếm một hai chai cồn y tế. Mà đã thế, nước cồn tôi làm còn được bồi hương phong phú nhờ vào các bạn tinh dầu chứ không đơn điệu như cái can nước cồn đắt lòi tù và mà người mua nó sau khi mở ra đã giơ tay than Ông Trời, rằng thì là mà [hình như] tao bị lừa rồi 😕😕😕
Kết luận to là ở đâu cũng vậy, óc con buôn thức thời luôn toả sáng 🤣🤣🤣🤣🤣
Khách mua hàng ở True Value mỗi lượt được quyền nhặt một bịch 6 cuộn Charmin. Với cái giá trên trời. Vẫn là nhãn giấy vệ sinh đó, nếu ai có tài khoản giao hàng tới tận cửa nhà của Shop Rite và chịu khó lọ mọ ngâm cứu các cửa sổ-kệ hàng trên mạng nhện rồi biết đường mà đặt hàng, thì số tiền phải trả tính ra chỉ là non nửa.
Không tìm được Purell trên các giá kệ cửa hàng song hand sanitizer nhãn mác khác/ngoài Purell thì vô thiên lủng. Bữa rồi, có ông già vui tính và tham tích đồ hăm hở vác về từ True Value một cái can nhỏ Alcohol Antiseptic 80% với ghi chú Non Sterile Solution mà khi mở ra thì với một người bình thường đơn giản là nước pha cồn.
Mấy tháng trước, khi phải hạ tiêu chuẩn từ Purell xuống thành CareOne, tôi đã thấy hài hước lắm rồi. Đến khi giấy vệ sinh 4 cuộn mua theo tiêu chuẩn được bạn đời mang về với cái nhãn lạ hoặc, mở ra mang tiếng là 3-ply mà vẫn mỏng manh như nàng Lâm Đại Ngọc thì tôi bắt đầu cảm thấy có chút phiền muộn.
Giờ ở trong nhà chúng tôi vẫn ổn khi Purell và CareOne vẫn còn và nhất là biết đường mua thêm Charmin khi cần. Có lẽ vì thế mà khi nhìn cái thành tích mua bán đồ vệ sinh vừa rồi thì cảm giác thống trị là hài-té-ghế. Về cái sự phi lý của câu chuyện. Và cả về cái máu xỏ xiên nhảm của chính mình khi so so sánh sánh.
Chuyện là tôi tính nhẩm mau mau thì ra kết quả, với số tiền mua 6 cuộn Charmin ở đây tôi sẽ có từ 24 đến 40 cuộn Passeo, từ loại thường đến thượng hạng, ở Hà Nội.
Còn về cái món nước pha cồn mang danh hand sanitizer kia, nếu đang ở nhà Hà Nội, đảm bảo tôi chỉ cần dùng tới 1/10 số tiền chi cho nó, là có thể tự pha chế ra món tương tự sau khi chạy ra tiệm thuốc gần nhà kiếm một hai chai cồn y tế. Mà đã thế, nước cồn tôi làm còn được bồi hương phong phú nhờ vào các bạn tinh dầu chứ không đơn điệu như cái can nước cồn đắt lòi tù và mà người mua nó sau khi mở ra đã giơ tay than Ông Trời, rằng thì là mà [hình như] tao bị lừa rồi 😕😕😕
Kết luận to là ở đâu cũng vậy, óc con buôn thức thời luôn toả sáng 🤣🤣🤣🤣🤣
Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020
cà tím - eggplant - aubergine
Cà tím
eggplant
aubergine
* Khác: cà tím dài ~ cà dái dê
Tiếng Việt hay nhá. Nếu nói cà tím không, cách đây vài năm tôi sẽ có ngay tắp lự trong đầu hình ảnh trái cà sắc tím và tròn. Sau chẳng rõ thế nào, bếp nhà Hà Nội nếu có trái cà thì thường là cà dài. Dần dà cứ thế cà tím tự động được hiểu là trái cà tím dài. Còn nếu muốn chỉ cà trái tròn thì lúc đó tôi sẽ dõng dạc, cà tím tròn.
Lại một chuyện hay nữa của tiếng Việt, đó là có những danh có tính liên hệ rất sống động. Mà tên gọi khác của cà tím chính là ví dụ điển hình. Thi thoảng vẫn có cửa tiệm, quán ăn - thường là ở đâu đó trên kênh đường du lịch xuyên Việt - tặng khách ăn màn cười té ghế miễn phí vì cái sự thật thà chuyển ngữ mot-à-mot tên các món ăn từ chữ ta sang chữ tây. Hãy tưởng tưởng cái tên dân dã của cà tím được dịch bằng cách tra từ điển từng từ một thì sẽ ra công thức chữ Anh là gì nhỉ :-)
Nhưng nghĩ chút thì hoá ra lại có màu phổ quát luận ở đây. Vì trái cà dài nếu dịch nghĩa biểu tượng thì ở không ít chỗ cũng là để chỉ cái món đặc biệt [của/thuộc] giống phái nam mà 🍆🍆🍆
eggplant
aubergine
* Khác: cà tím dài ~ cà dái dê
cà tím - eggplant - aubergine mắc kẹt trong bếp nhà biển vì em-cô-vi |
Lại một chuyện hay nữa của tiếng Việt, đó là có những danh có tính liên hệ rất sống động. Mà tên gọi khác của cà tím chính là ví dụ điển hình. Thi thoảng vẫn có cửa tiệm, quán ăn - thường là ở đâu đó trên kênh đường du lịch xuyên Việt - tặng khách ăn màn cười té ghế miễn phí vì cái sự thật thà chuyển ngữ mot-à-mot tên các món ăn từ chữ ta sang chữ tây. Hãy tưởng tưởng cái tên dân dã của cà tím được dịch bằng cách tra từ điển từng từ một thì sẽ ra công thức chữ Anh là gì nhỉ :-)
Nhưng nghĩ chút thì hoá ra lại có màu phổ quát luận ở đây. Vì trái cà dài nếu dịch nghĩa biểu tượng thì ở không ít chỗ cũng là để chỉ cái món đặc biệt [của/thuộc] giống phái nam mà 🍆🍆🍆
cà tím trái tháu, thịt quả xốp và mềm vườn nhà Bắc Ninh ngày giỗ Tổ của năm 2022 đã qua một hồi trải nghiệm con cúm Tàu |
salad cải bắp ức gà nướng với sauce bơ lạc cay
fusion thái - nhật: salad cải bắp ức gà nướng với sauce bơ lạc cay cay |
- Thịt ức gà lạng chéo miếng mỏng vừa ý, ướp với muối, tiêu xay và chút nước mắm chừng nửa giờ đồng hồ. Chảo gang láng xíu dầu ăn làm nóng rồi nướng sém hai mặt các miếng thịt gà.
- Cải bắp đã thái mịn, bày ra đĩa và rưới chút nước cốt chanh.
- Sauce bơ lạc cay là hỗn hợp trộn từ bơ lạc lấy từ trong lọ bổ túc nước cốt chanh và xì dầu, để bát nhỏ bên cạnh rau và gà
Các sợi cải bắp giòn và ngọt tươi vị rau gặp cay cay, chua chua dìu dịu và nhất là bùi bùi của bơ lạc đủ làm vừa lòng kẻ ăn. Sauce dành cho rau, nhưng thực khi ăn nếu thích có thể cho miếng thịt gà chạy qua hàng bơ lạc cũng rất vui cái miệng.
salad cà tím hấp kiểu hàn với tôm nướng
(1)
Xuất phát điểm, blog nấu ăn này là một joke không hơn không kém - từ ý tưởng bột phát nhất thời cho tới cái tên chúng tôi chọn cho nó. Thế rồi thời gian trôi, thứ tưởng là vớ vẩn hoá lại là "bạn đồng hành" chung thuỷ với những lên xuống psy của tôi.
Có một chuyện khá hay với quá trình ghi chép lộn xộn tạp nham này là mấy năm trước, tôi đã từng xem trang nấu ăn của Cô chủ Maangchi nhưng rất mau bỏ sang bên ý định theo dõi và học làm theo. Lý do rất đơn giản. Thành phần nguyên liệu của các món tôi coi cái gì tôi nếu không phải là không biết không rành thì là biết đấy nhưng không chắc tìm thấy ở Hà Nội.
Thêm nữa, và điều này đúng với các hướng dẫn nấu ăn khác tôi đã từng xem lúc đó, nhiều dụng cụ bếp, nhiều cách thức chế biến tôi thấy thật loằng ngoằng. Vượt khỏi phạm vi cái bếp nhà - bếp Việt - là tôi ú ớ như đang phải học chữ Latin.
(2)
Thời gian quả là diệu kỳ.
Cứ tằng tằng đi tới đi lui trong bếp, để ý chút, tích cóp từng trải nghiệm nhỏ - cả thành công làm món lẫn thảm hoạ nhà bếp -, đến ngày đẹp trời tôi phát hiện ừ hoá ra Ngu công rời núi là chuyện có thật :-)
Tôi vĩnh viễn sẽ không làm được một khay trứng chia lòng trắng lòng đỏ tách biệt, tráng siêu mỏng và cắt sợi đều tắp lự. Nhưng trứng tráng, thái sợi thì tôi làm được :-)))
Ngày trước tôi có lúc cực kỳ bài xích mấy vị mở miệng là "bếp Mẹ nấu", tung hứng đến tận trời. Nhưng giờ, ở nửa sau của quá trình tôi-đang-già-đi, thì mỗi ngày một thấm thía cái giản dị, cái ngon lành chân thật và đầy tràn tình yêu thương của phong vị bếp nhà, bếp Việt.
Còn khi rời xa chút không gian ẩm thức quen thuộc, tôi cũng dần dà bỏ đi được nỗi sợ không quen, không thích ứng, không có khả năng làm theo. Quay lại coi Cô chủ Maangchi như vậy trở thành điều hết sức tự nhiên.
(3)
Món salad ăn chơi bời thay cho một bữa trưa nghiêm túc này đươc làm trên cơ sở tham khảo video hướng dẫn cho eggplant sidedishe / gaji-namul của Cô chủ Maangchi. Điểm khác to nhất là tôi bổ sung các bạn tôm nướng. Cà hấp và tôm nướng, thoáng nghe có vẻ mềm - cứng choảng nhau, nhưng kết hợp lại tôi thấy rất ổn.
- Trái cà tuỳ giống loại, dài ngắn, gầy mập, đại thể là Sau khi bỏ núm đầu và đuôi đi thì cắt khúc dài chừng 7-8cm, rồi bổ đôi hay bổ ba bổ tư và hấp trong thời gian từ 12-15 phút. Muốn biết cà chín hay không thì chỉ cần chọc cái xiên nướng kiểm tra, còn ai hay làm món hấp thì cứ là bản năng mách bảo đảm bảo mở vung bắc nồi là a-lê-hấp cà vừa chín tới :-)
- Gia vị trộn khô là hỗn hợp: tỏi bằm mịn + bột ớt khô xay rối + hành lá thái nhỏ (Cô chủ Maangchi dùng nguyên cả cây hành xanh, nhà không có hành nguyên cây, tôi hài lòng với mấy cọng lá xanh lấy từ chậu hành ngoài hiên)
- Gia vị trộn nước có xì dầu loại nhẹ + nước mắm + dầu mè, tính theo đơn vị thìa súp lần lượt là 2 + 1 + 1
- Ngoài ra để trang trí và trộn sau cùng có chút hạt mè rang giã rối
- Về tôm, lạng đôi thân, gỡ chỉ sống lưng. Chảo chống dính làm nóng, láng dầu ăn rồi dùng giấy bếp lau một lượt. Lửa để vừa, tôm rải lên mặt chảo chờ sém ngả đỏ thì lật mặt. Tôm nướng như vậy thịt chắc và ngọt.
Không tính thời gian hấp cà, đợi cà nguội thì làm món thực là rất mau lẹ.
Dùng tay xé cà miếng lớn, sau nhẹ nhàng vắt bỏ phần nước tiết ra. Trộn cà với hỗn hợp gia vị khô và nước. Bày cà ra đĩa cùng với tôm nướng. Rắc hạt mè rang giã rối lên. Thế là xong.
Bạn đánh chén làm việc ngay bên bàn bếp, nhìn tôi loay hoay gắp cà và tôm ra đĩa rồi tìm ánh sáng để chụp tấm hình thì bĩu môi chê xấu. Xong tác nghiệp phó-nháy trình độ vườn, tôi hỏi ông, có muốn thử không.
Ông bảo tại sao không. Ngoảnh đi ngoảnh lại tôi thấy ông với cái đĩa nhẵn thín. Rồi lại nghe ông lầm bầm, giá mà làm nhiều hơn nhỉ. Lại nữa, như thể để chữa ngượng, ông tiếp tục nhấn mạnh, công nhận là nhìn không đẹp mắt.
Đúng là không đẹp mắt thật. Cà tím hấp cho cái sắc lờn lợt, phần thịt và ruột [hạt] cà đứng về phương diện nhan sắc còn tệ hơn nữa. May là có chút bù đắp của các vụn màu trắng của tỏi, vàng của hạt mè, đỏ của ớt và xanh của lá hành cùng mấy bạn tôm hồng hào đặt cạnh.
Nhưng mà, bất luận thế nào thì món cà tím hấp xé miếng làm salad kiểu Hàn này, tôi thích!
Xuất phát điểm, blog nấu ăn này là một joke không hơn không kém - từ ý tưởng bột phát nhất thời cho tới cái tên chúng tôi chọn cho nó. Thế rồi thời gian trôi, thứ tưởng là vớ vẩn hoá lại là "bạn đồng hành" chung thuỷ với những lên xuống psy của tôi.
Có một chuyện khá hay với quá trình ghi chép lộn xộn tạp nham này là mấy năm trước, tôi đã từng xem trang nấu ăn của Cô chủ Maangchi nhưng rất mau bỏ sang bên ý định theo dõi và học làm theo. Lý do rất đơn giản. Thành phần nguyên liệu của các món tôi coi cái gì tôi nếu không phải là không biết không rành thì là biết đấy nhưng không chắc tìm thấy ở Hà Nội.
Thêm nữa, và điều này đúng với các hướng dẫn nấu ăn khác tôi đã từng xem lúc đó, nhiều dụng cụ bếp, nhiều cách thức chế biến tôi thấy thật loằng ngoằng. Vượt khỏi phạm vi cái bếp nhà - bếp Việt - là tôi ú ớ như đang phải học chữ Latin.
(2)
Thời gian quả là diệu kỳ.
Cứ tằng tằng đi tới đi lui trong bếp, để ý chút, tích cóp từng trải nghiệm nhỏ - cả thành công làm món lẫn thảm hoạ nhà bếp -, đến ngày đẹp trời tôi phát hiện ừ hoá ra Ngu công rời núi là chuyện có thật :-)
Tôi vĩnh viễn sẽ không làm được một khay trứng chia lòng trắng lòng đỏ tách biệt, tráng siêu mỏng và cắt sợi đều tắp lự. Nhưng trứng tráng, thái sợi thì tôi làm được :-)))
Ngày trước tôi có lúc cực kỳ bài xích mấy vị mở miệng là "bếp Mẹ nấu", tung hứng đến tận trời. Nhưng giờ, ở nửa sau của quá trình tôi-đang-già-đi, thì mỗi ngày một thấm thía cái giản dị, cái ngon lành chân thật và đầy tràn tình yêu thương của phong vị bếp nhà, bếp Việt.
Còn khi rời xa chút không gian ẩm thức quen thuộc, tôi cũng dần dà bỏ đi được nỗi sợ không quen, không thích ứng, không có khả năng làm theo. Quay lại coi Cô chủ Maangchi như vậy trở thành điều hết sức tự nhiên.
(3)
Món salad ăn chơi bời thay cho một bữa trưa nghiêm túc này đươc làm trên cơ sở tham khảo video hướng dẫn cho eggplant sidedishe / gaji-namul của Cô chủ Maangchi. Điểm khác to nhất là tôi bổ sung các bạn tôm nướng. Cà hấp và tôm nướng, thoáng nghe có vẻ mềm - cứng choảng nhau, nhưng kết hợp lại tôi thấy rất ổn.
- Trái cà tuỳ giống loại, dài ngắn, gầy mập, đại thể là Sau khi bỏ núm đầu và đuôi đi thì cắt khúc dài chừng 7-8cm, rồi bổ đôi hay bổ ba bổ tư và hấp trong thời gian từ 12-15 phút. Muốn biết cà chín hay không thì chỉ cần chọc cái xiên nướng kiểm tra, còn ai hay làm món hấp thì cứ là bản năng mách bảo đảm bảo mở vung bắc nồi là a-lê-hấp cà vừa chín tới :-)
- Gia vị trộn khô là hỗn hợp: tỏi bằm mịn + bột ớt khô xay rối + hành lá thái nhỏ (Cô chủ Maangchi dùng nguyên cả cây hành xanh, nhà không có hành nguyên cây, tôi hài lòng với mấy cọng lá xanh lấy từ chậu hành ngoài hiên)
- Gia vị trộn nước có xì dầu loại nhẹ + nước mắm + dầu mè, tính theo đơn vị thìa súp lần lượt là 2 + 1 + 1
- Ngoài ra để trang trí và trộn sau cùng có chút hạt mè rang giã rối
- Về tôm, lạng đôi thân, gỡ chỉ sống lưng. Chảo chống dính làm nóng, láng dầu ăn rồi dùng giấy bếp lau một lượt. Lửa để vừa, tôm rải lên mặt chảo chờ sém ngả đỏ thì lật mặt. Tôm nướng như vậy thịt chắc và ngọt.
Không tính thời gian hấp cà, đợi cà nguội thì làm món thực là rất mau lẹ.
Dùng tay xé cà miếng lớn, sau nhẹ nhàng vắt bỏ phần nước tiết ra. Trộn cà với hỗn hợp gia vị khô và nước. Bày cà ra đĩa cùng với tôm nướng. Rắc hạt mè rang giã rối lên. Thế là xong.
Bạn đánh chén làm việc ngay bên bàn bếp, nhìn tôi loay hoay gắp cà và tôm ra đĩa rồi tìm ánh sáng để chụp tấm hình thì bĩu môi chê xấu. Xong tác nghiệp phó-nháy trình độ vườn, tôi hỏi ông, có muốn thử không.
salad cà tím hấp kiểu hàn với tôm nướng |
Đúng là không đẹp mắt thật. Cà tím hấp cho cái sắc lờn lợt, phần thịt và ruột [hạt] cà đứng về phương diện nhan sắc còn tệ hơn nữa. May là có chút bù đắp của các vụn màu trắng của tỏi, vàng của hạt mè, đỏ của ớt và xanh của lá hành cùng mấy bạn tôm hồng hào đặt cạnh.
Nhưng mà, bất luận thế nào thì món cà tím hấp xé miếng làm salad kiểu Hàn này, tôi thích!
sống đời giản dị (4)
Thật không còn gì vui sướng sâu xa và kín đáo hơn là ở trong thẳm cùng lòng ta có cả một thế giới nội tâm chỉ có Thượng Đế biết; mà chính từ cái thế giới nội tâm đó đã phát xuất ra sự xung động, sự hăng hái, lòng có thể đảm mỗi ngày mỗi mới mẻ hơn và những lý lẽ dũng mãnh để hoạt động ở bên ngoài.
Những bậc túc nho, phiêu dật ngày xưa vào rừng trúc làm thơ, trèo lên bàn thạch trên núi đánh cờ: họ yêu cảnh vật thiên nhiên, nhưng yêu nhất là những cảnh vắng vẻ, ít người qua lại làm vẩn đục không khí thanh bình, trong sạch. Họ lưu lại ở những nơi đó, hàng ngày hàng tháng, quên hẳn cuộc đời, quên cả thời gian để rong chơi với cỏ cây, để chèo một con thuyền, để xem một con chim mớm cho con hay một con nai nhảy nhót nô đùa trên bãi cỏ. Sống như thế, tức là sống sung sướng, sống không câu thúc, sống không màu mè, không phô trương - sống một cách giản dị, thấy tốt thì theo chứ không thắc mắc, băn khoăn gì.
Charles Wagner - Bản dịch của Vũ Bằng được Lục Phong gõ lại
Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020
sống đời giản dị (3)
Đây, khi Wagner còn ở cái thời chưa có mạng xã hội!
Một trong những tính tình ngây ngô nhất bây giờ là tính thích phô trương thanh thế, thích khoe khoang, quảng cáo. Làm cho mình nổi lên, bật lên, cho nhiều người biết, làm cho mình ra ánh sáng, không chịu chìm trong bóng tối [...] Đối với những người này, sống tối tăm, không ai biết đến, là một cái nhục gớm ghê; vì thế, họ làm hết cách để cho thiên hạ chú ý. Thiên hạ mà không biết đến họ thì họ cho như là sống uổng phí một đời [...] có lắm người muốn cho thiên hạ biết mình, không ngại làm những trò đê tiện và cả tội ác nữa [...]
[...] Chính trị, văn học, cả khoa học nữa, và hơn thế - mà điều này mới thật chướng lạ lùng - cả việc thiện và tôn giáo cũng bị nhớp nhúa vì quảng cáo. Có việc thiện gì thì họ làm rầm rộ, ầm ỹ, mà muốn cải thiện người đời thì người ta đem dùng những cách thức rùm beng, la to thét lớn [...]
Lúc nào cũng chỉ chăm chú phô trương tất cả ra, phơi bầy tất cả ra; không còn biết phân biệt giá trị cái gì kín đáo; thấy cái gì ầm ỹ rầm rộ thì cho là hay, còn cái gì âm thầm, trầm lặng thì cho là dở hết; tất cả những sự quá độ đó đã làm phương hại đến sự xét đoán quan hệ nhất, và người ta thỉnh thoảng vẫn tự hỏi có phải rồi xã hội sẽ hoá thành một cái phiên chợ khổng lồ, ai cũng đánh trống khua chiêng ầm ỹ trước gian hàng của mình.
Charles Wagner - Bản dịch của Vũ Bằng được Lục Phong gõ lại
đóng và mở
Trong thành phố, từ chỗ này qua chỗ khác, có muôn màu thái độ trước sự "đóng" và "mở".
Ông chủ Bayou vẫn khoá cửa tiệm. Tôi bắt đầu tự hỏi là ông sợ chết hay là thời gian vừa rồi ông lướt sóng chứng khoán kiếm được kha khá thì có cớ để chưa quay trở lại công việc.
Ông chủ tiệm pizza danh tiếng cuối cùng đã mở lại quán, song ông kiêu, không thèm đặt bàn ra vỉa hè. Khách muốn đồ ăn ông làm? Gọi điện đặt và đến giờ thì qua mà lấy.
Tiệm cà rem và bánh kẹp được mến chuộng mở bán mang đi trong suốt mấy tháng dịch qua cũng kiêu không kém. Dù từ giữa tuần tiểu bang đã cho phép đặt mấy cái bàn ngoài trời đón khách, ông chủ lại cho người kê đứng tuốt tuột cả bàn lẫn ghế để không ai có thể ngồi được. Khách của ông vẫn cứ đông, vẫn cứ phải lốn nhốn đứng xếp hàng từ tít bên kia đường chờ tới lượt.
Ông chủ cửa hàng thịt thông báo rộng rãi cho khách hàng từ trước ngày được mở cửa trở lại cả tuần, rằng thì là mà ông tiếp tục không đón khách vào tiệm. Lý do ông đưa ra là tiệm nhỏ, nguy cơ cao. Thêm nữa, ông già rồi.
Mấy quán Thái và phong cách bếp Mễ khác trong thành phố thì khẩn trương hơn nhiều, bàn bàn ghế ghế đã sẵn sàng trong ngập nắng vỉa hè cho những khách đủ dũng cảm ăn tại chỗ.
Lại có nhà kia, không rõ có người mới qua đời hay chuẩn bị ra thông báo bán nhà, mở cái Tag Sale to đùng. Thành phố từ hai ba bữa nay đặt biển cấm đậu xe chuẩn bị cho tiết mục cà lại mặt đường. Khách ghé coi và mua đồ bất chấp, xe đậu cả một dãy dài dọc theo con đường ven biển.
Garde - I'm better now :-) |
Ông chủ tiệm pizza danh tiếng cuối cùng đã mở lại quán, song ông kiêu, không thèm đặt bàn ra vỉa hè. Khách muốn đồ ăn ông làm? Gọi điện đặt và đến giờ thì qua mà lấy.
Tiệm cà rem và bánh kẹp được mến chuộng mở bán mang đi trong suốt mấy tháng dịch qua cũng kiêu không kém. Dù từ giữa tuần tiểu bang đã cho phép đặt mấy cái bàn ngoài trời đón khách, ông chủ lại cho người kê đứng tuốt tuột cả bàn lẫn ghế để không ai có thể ngồi được. Khách của ông vẫn cứ đông, vẫn cứ phải lốn nhốn đứng xếp hàng từ tít bên kia đường chờ tới lượt.
Ông chủ cửa hàng thịt thông báo rộng rãi cho khách hàng từ trước ngày được mở cửa trở lại cả tuần, rằng thì là mà ông tiếp tục không đón khách vào tiệm. Lý do ông đưa ra là tiệm nhỏ, nguy cơ cao. Thêm nữa, ông già rồi.
Mấy quán Thái và phong cách bếp Mễ khác trong thành phố thì khẩn trương hơn nhiều, bàn bàn ghế ghế đã sẵn sàng trong ngập nắng vỉa hè cho những khách đủ dũng cảm ăn tại chỗ.
Lại có nhà kia, không rõ có người mới qua đời hay chuẩn bị ra thông báo bán nhà, mở cái Tag Sale to đùng. Thành phố từ hai ba bữa nay đặt biển cấm đậu xe chuẩn bị cho tiết mục cà lại mặt đường. Khách ghé coi và mua đồ bất chấp, xe đậu cả một dãy dài dọc theo con đường ven biển.
những người "giảm-phát"
Không phải là để đánh đu theo phong trào, xu hướng chi chi. Tôi đơn giản để ý chút vì hiếu kỳ. Về những người đang tham gia và thực hành cái món có tên rất hay: degrowth movement.
Có rất nhiều chi tiết về cuộc sống hàng ngày của những người tôi đọc khiến cho tôi có chút cảm giác "bó buộc", "quá đà", thậm chí là "lố bịch". Kiểu như cặp đôi có giá trị dòng tính tiền triệu euro nhưng theo lịch chợ nông sản lại vác ba-lô đi mò mẫm nhặt rau củ quả hư bỏ đi sau khi các quầy dẹp hàng. Kiểu như một cô hì hục vác mấy tấm bạt nhựa phủ bể bơi cũ nát rồi ngồi xổm lau lau chùi chùi, cắt cắt ghép ghép để làm ra một cái tote bag thủ công hợp chuẩn ecolo. Kiểu như một ông tốn thời gian nửa ngày mắm môi mắm lợi vặn vẹo mấy cái vòi nước cũ từ phòng vệ sinh đã lâu không dùng tới để đem thay vào cái vòi hư không đường cứu chữa trong nhà vệ sinh chính.
Nhưng rồi cũng vẫn là câu chuyện của những con người ấy làm tôi suy nghĩ. Cái cặp đôi nhặt rác rau kia rành rọt giữa việc bỏ món tiền lớn mua thứ cần mua mà không chút phân vân với việc không để lãng phí rau củ quả ngoài chợ. Ông thợ sửa vòi nước trình độ tay mơ kia không phải không có lý khi chỉ ra sự vô lý đến nực cười của hàng dãy bình chai chất tẩy rửa cho từng mục đích sử dụng chi tiết khi liên hệ cái sàn bếp vốn chỉ vỏn vẹn có vài mét vuông trong nhà và nếu chăm chỉ xoẹt đi xoẹt lại chổi lau sàn khô và ướt thì về căn bản đã là sạch rồi (bỏ qua cái con coronavirus nhá!).
Tôi nghĩ đến bạn nhỏ Chi Lan, người rất hài lòng với hai cái nồi trong bếp và cũng là người đã giới thiệu sách của ông mục sư Wagner cho tôi. Không rõ cô em có biết đến cái phong trào giảm-phát này không. Nhưng chuyện nó kể tôi bữa qua nhà ăn bữa trưa đón Tết muộn đủ để tôi kết luận là bạn nhỏ này đích thực là một décroissante theo đúng nghĩa đen của từ.
Có rất nhiều chi tiết về cuộc sống hàng ngày của những người tôi đọc khiến cho tôi có chút cảm giác "bó buộc", "quá đà", thậm chí là "lố bịch". Kiểu như cặp đôi có giá trị dòng tính tiền triệu euro nhưng theo lịch chợ nông sản lại vác ba-lô đi mò mẫm nhặt rau củ quả hư bỏ đi sau khi các quầy dẹp hàng. Kiểu như một cô hì hục vác mấy tấm bạt nhựa phủ bể bơi cũ nát rồi ngồi xổm lau lau chùi chùi, cắt cắt ghép ghép để làm ra một cái tote bag thủ công hợp chuẩn ecolo. Kiểu như một ông tốn thời gian nửa ngày mắm môi mắm lợi vặn vẹo mấy cái vòi nước cũ từ phòng vệ sinh đã lâu không dùng tới để đem thay vào cái vòi hư không đường cứu chữa trong nhà vệ sinh chính.
Nhưng rồi cũng vẫn là câu chuyện của những con người ấy làm tôi suy nghĩ. Cái cặp đôi nhặt rác rau kia rành rọt giữa việc bỏ món tiền lớn mua thứ cần mua mà không chút phân vân với việc không để lãng phí rau củ quả ngoài chợ. Ông thợ sửa vòi nước trình độ tay mơ kia không phải không có lý khi chỉ ra sự vô lý đến nực cười của hàng dãy bình chai chất tẩy rửa cho từng mục đích sử dụng chi tiết khi liên hệ cái sàn bếp vốn chỉ vỏn vẹn có vài mét vuông trong nhà và nếu chăm chỉ xoẹt đi xoẹt lại chổi lau sàn khô và ướt thì về căn bản đã là sạch rồi (bỏ qua cái con coronavirus nhá!).
Tôi nghĩ đến bạn nhỏ Chi Lan, người rất hài lòng với hai cái nồi trong bếp và cũng là người đã giới thiệu sách của ông mục sư Wagner cho tôi. Không rõ cô em có biết đến cái phong trào giảm-phát này không. Nhưng chuyện nó kể tôi bữa qua nhà ăn bữa trưa đón Tết muộn đủ để tôi kết luận là bạn nhỏ này đích thực là một décroissante theo đúng nghĩa đen của từ.
bà già khâu dép
Đồ vải trừ món nhỏ giặt tay hàng ngày, hay một vài món lụa và len cần xử lý đặc biệt, còn lại tôi ném vô giỏ và mỗi tuần chạy máy giặt đúng một lần là xong. Tùm lum tùm la từ quần qua áo, đơn sắc hay màu mè, tôi chơi tuốt một mẻ. Lấy đồ từ máy sấy, cao hứng thì tôi dùng đến cái bàn ủi chạy qua vài lượt áo áo quần quần cho phẳng phiu gọi là. Nếu không thì tặc lưỡi, đồ khoác lên người gặp nhiệt cơ thể sau nửa giờ đảm bảo lại phẳng như thường. Coi như hết thuốc chữa!
Tôi đã hoàn toàn quên lãng cái công thức đã có lúc bản thân mình coi trọng: quần âu lót lụa trong cả thân trước và sau, gấu xẻ tam giác hay lơ-vê dáng đứng chỉn chu do Chú M. ở phố Lò Đúc may, áo sơ mi nếu không phải là cotton hợp chuẩn Brooks Brothers thì ngả sang điệu đà phấp phới lụa Barba Napoli, dưới chân vui vẻ thoải mái có Born, điệu đà hơn là Hobbs, Santoni, Armani.
Chiều nay có chút việc đội mưa ra ngoài, từ cửa nhà chạy vọt ra xe, ngồi yên vị vào vị trí rồi, tôi ngó bản thân một cái thì tự mình choáng ngợp với bản thân mình: quần sarouel nhăn nhúm, áo t-shirt trong màu tím dài thòi lòi vượt áo sợi xanh lá khoác bên ngoài, đó là chưa kể cái áo khoác chống được mưa nhẹ có từ gần mười năm nay đã hỏng khoá kéo xộc xệch phủ ngoài cùng. Món xem chừng tử tế nhất hoá ra lại là đôi Haflinger Clog dưới chân.
đôi dép khâu thứ tư :-) |
Hoàn cảnh sống và thời gian sống hay nói cách khác là quá trình già-đi quả thật diệu kỳ. Nó biến tôi từ một đứa phù phiếm dzỏm đời thành con mẹ bổi lôi thôi lếch thếch áo trong dài hơn áo ngoài và quần lụng thụng nhăn nhúm.
Mà thế chưa phải là hết. Đôi Sasawashi Room Shoes thanh nhã quà nhận được bữa trước cho tới giờ tôi vẫn để nguyên trong túi không dám mang. Lý do, cái chân có lỗ thủng sẽ làm bẩn chúng.
Và trong khi chờ đợi có đôi bàn chân lành lặn sạch sẽ, trong nhà có con mẹ già cặm cụi tiếp tục khâu dép lê lẹt xẹt từ cuộn hemp của người Hmong, các miếng bông Châu Phi, khổ bông lót vừa tìm thấy trên tầng áp mái, và cả cái túi lưới đựng hoa quả được tận dụng làm tấm lót cố định các lớp bông chần.
Tôi không buồn nghĩ xem mấy chuyện này là hay hay là dở nữa. Chỉ có một điều tôi hài lòng là cái chắc: hoá ra buông bỏ không phải chỉ là công thức suông vớ vẩn; và nữa là xem ra tôi vẫn còn chút máu u-mặc để có thể tự dziễu bản thân 🙃🙃🙃🙃🙃
Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2020
nấm tươi: hương - đông cô - shitake là một?
Tôi thấy mình như lạc mê cung.
Gõ cửa nhà bác gúc-gù, càng coi càng thấy mịt mờ.
Thôi thì cứ theo cái trải nghiệm đi chợ và nấu ăn của mình cho khoẻ.
Nấm hương tươi thi thoảng tôi mua ở chợ tiểu khu, sau này nữa là mua theo khay trong siêu thị Vinmart to gần nhà, có sắc màu đậm, mũ nấm mũm mĩm tròn trịa, và khi nấu thì vị đậm, có khi là "nồng" với một số người - trong đó có tôi.
Nấm đông cô tươi có sắc ngả nâu sáng và thường là có các vân lớn ánh trắng, kiểu như mặt ruộng gặp hạn khô cạn vậy. Độ dày và béo mập so với nấm hương tươi có chút phần kém. Nhưng nấu món cho miếng nấm ngập mọng nước và thơm thì không ai có thể bàn cãi. Đặc biệt nữa là các bạn này không "nồng", không đậm vị quá đà như nấm hương tươi.
Còn shitake tươi tôi mới khám phá ra ở xứ này thì nâu nhạt đều phần mũ nấm. Thân và chân nấm dài hơn so với nấm hương và nấm đông cô tươi. Mũ nấm cũng mỏng hơn. Vị nấu lên tôi thấy giống nấm đông cô tươi mua ở chợ Hà Nội.
Có một sự thật là cùng một giống loài cây cối, rau, củ, quả, nhiều khi từ vùng đất này sang vùng đất khác, từ miền khí hậu này sang miền khí hậu khác, từ nguồn nước tưới này sang nguồn nước tưới khác... sẽ cho những khác biệt về vị. Thế nên nếu thuận lý theo những thông tin từ các thợ trồng nấm và các nhà lái buôn nấm, nói hương, đông cô, và shitake là một, thì xem ra cũng chẳng sai.
Nói đi nói lại một vòng như vậy, tôi thấy ý kiến nấm đông cô và nấm shitake là một xem chừng hợp lý. Nhưng nếu bảo nấm đông cô/shitake với nấm hương là một thì tôi giữ chút e dè.
Dù thế nào, bất luận hương, đông cô hay shitake, phàm cứ có một khay nấm tươi là tôi hạnh phúc!
Gõ cửa nhà bác gúc-gù, càng coi càng thấy mịt mờ.
Thôi thì cứ theo cái trải nghiệm đi chợ và nấu ăn của mình cho khoẻ.
Nấm hương tươi thi thoảng tôi mua ở chợ tiểu khu, sau này nữa là mua theo khay trong siêu thị Vinmart to gần nhà, có sắc màu đậm, mũ nấm mũm mĩm tròn trịa, và khi nấu thì vị đậm, có khi là "nồng" với một số người - trong đó có tôi.
nấm shitake tươi |
Còn shitake tươi tôi mới khám phá ra ở xứ này thì nâu nhạt đều phần mũ nấm. Thân và chân nấm dài hơn so với nấm hương và nấm đông cô tươi. Mũ nấm cũng mỏng hơn. Vị nấu lên tôi thấy giống nấm đông cô tươi mua ở chợ Hà Nội.
Có một sự thật là cùng một giống loài cây cối, rau, củ, quả, nhiều khi từ vùng đất này sang vùng đất khác, từ miền khí hậu này sang miền khí hậu khác, từ nguồn nước tưới này sang nguồn nước tưới khác... sẽ cho những khác biệt về vị. Thế nên nếu thuận lý theo những thông tin từ các thợ trồng nấm và các nhà lái buôn nấm, nói hương, đông cô, và shitake là một, thì xem ra cũng chẳng sai.
Nói đi nói lại một vòng như vậy, tôi thấy ý kiến nấm đông cô và nấm shitake là một xem chừng hợp lý. Nhưng nếu bảo nấm đông cô/shitake với nấm hương là một thì tôi giữ chút e dè.
Dù thế nào, bất luận hương, đông cô hay shitake, phàm cứ có một khay nấm tươi là tôi hạnh phúc!
mất ngủ, hikikomori và rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi
hộp trà sen quá hạn cuối cùng |
Tôi vẫn trong cơn mất ngủ kéo dài, vẫn nhăn nhó thường trực ôm cái chân đau, và vẫn đang chăm chỉ tu luyện cái môn công-phu hikikomori phiên bản tự chế.
Bữa trước nói chuyện với TL, tôi kêu ca phàn nàn ầm ĩ một trận. Nó nghe xong tưng tửng, đại ý là rồi chuyện sẽ qua, lúc đó nhìn lại lại thấy hoá ra là bình thường.
Ngẫm nghĩ một hồi, đúng là cuộc đời tôi có biết bao cái bình thường như vậy tôi không nhớ hết. Lại sau một hồi ngẫm nghĩ, tôi thấy TL quả là có lý.
Vậy tôi tiếp tục làm trạch-lão-bà, tiếp tục làm lành với giấc-ngủ của mình, hỉ!
nuôi một củ hành, nuôi một tép tỏi |
salad tôm rong biển muối khô
Rong biển tươi đã chế biến sẵn, ướp tẩm gia vị và ngập dầu, có cái tiện là chỉ việc mở hộp, lấy ra đĩa và đánh chén. Ăn không như vậy là đơn giản nhất. Cầu kỳ thì thêm thắt mấy món rau củ - dưa leo, củ cải đỏ - hay đạm - con tôm - và nhất là dụng tới chút hạt vừng rang để bổ sung thêm chút bùi chút ngọt chút đậm đà cho bát/đĩa salad.
Rong biển muối khô mặn đắng mặn chát, muốn làm salad phải mất chút công và thời gian chế biến. Nói vậy chứ thực có vấn đề là phải tính toán thời gian, còn làm thì chẳng đáng công gì. Sau gần giờ đồng hồ ngâm trong nước lạnh rồi rửa sạch là các sợi rong đã sẵn sàng cho món salad.
Lần làm món này cho bữa trưa, tôi dùng dưa leo và tôm, cắt thái theo ý, không gia giảm bất cứ gia vị nào.
Về phần rong biển, sau khi đã vắt sạch nước thì được bóp qua với chút dấm gạo rồi làm ráo lại lần nữa. Cắt rong với độ dài theo ý, bày ra đĩa bên cạnh dưa và tôm. Rưới một chút dầu mè sậm màu và đậm vị, lại rắc thêm chút hạt vừng rang. Thích cay thì có thể thêm chút ớt khô xay rối. Trộn đều lên. Thế là xong!
Làm salad từ rong biển muối khô cho món có hai điểm đặc biệt. Thứ nhất là yên tâm không bị nặng nề dầu mỡ như món rong biển tươi chế sẵn. Thứ hai là rong biển muối khô mặn đắng mặn chát sau khi đã được khử mặn vẫn giữ gần như nguyên vẹn cái hương "mặn mòi" của biển cả. Điểm này có người thích kẻ chê. Tôi lúc ban đầu có chút khó chịu vì cái sự nồng, sự đậm này. Nhưng sau dần dà lại hoá quen. Lúc cho vô miệng sợi rong khô giòn và vẫn còn hương vị biển đó, thật rất thích!
Bạn đánh chén kiêng chất bột nên cho bữa trưa ông chỉ cần một phần salad. Tôi có hộp cơm gạo hương lài từ quán Thái bữa trước, bắc chảo phi thơm hành hương rồi làm món cơm rang mềm trộn chút gia vị rong biển rắc cơm của Nhật. Phần cơm rang làm xong được ăn cùng với salad tôm rong biển, vừa vặn thích hợp.
Rong biển muối khô mặn đắng mặn chát, muốn làm salad phải mất chút công và thời gian chế biến. Nói vậy chứ thực có vấn đề là phải tính toán thời gian, còn làm thì chẳng đáng công gì. Sau gần giờ đồng hồ ngâm trong nước lạnh rồi rửa sạch là các sợi rong đã sẵn sàng cho món salad.
Lần làm món này cho bữa trưa, tôi dùng dưa leo và tôm, cắt thái theo ý, không gia giảm bất cứ gia vị nào.
salad tôm rong biển muối khô |
Làm salad từ rong biển muối khô cho món có hai điểm đặc biệt. Thứ nhất là yên tâm không bị nặng nề dầu mỡ như món rong biển tươi chế sẵn. Thứ hai là rong biển muối khô mặn đắng mặn chát sau khi đã được khử mặn vẫn giữ gần như nguyên vẹn cái hương "mặn mòi" của biển cả. Điểm này có người thích kẻ chê. Tôi lúc ban đầu có chút khó chịu vì cái sự nồng, sự đậm này. Nhưng sau dần dà lại hoá quen. Lúc cho vô miệng sợi rong khô giòn và vẫn còn hương vị biển đó, thật rất thích!
Bạn đánh chén kiêng chất bột nên cho bữa trưa ông chỉ cần một phần salad. Tôi có hộp cơm gạo hương lài từ quán Thái bữa trước, bắc chảo phi thơm hành hương rồi làm món cơm rang mềm trộn chút gia vị rong biển rắc cơm của Nhật. Phần cơm rang làm xong được ăn cùng với salad tôm rong biển, vừa vặn thích hợp.
trước khi rắc vừng và rưới dầu mè để trộn |
ngâm rong biển giũ mặn |
đọc như thế nào
Kết quả của việc giết thời gian chờ đợi trong xe chiều thứ Sáu là mò ra tờ báo này.
Có nhiều cách để tôi trốn tránh các vấn đề/khó khăn của mình, để cho mình cái cảm giác giả tạo về sự biến-mất-của-bản-thân.
Làm một việc chân tay theo quán tính. Đi lang thang trong thành phố [Hà Nội]. Ngồi đần mặt. Viết nhảm và cà ràm. Và đôi khi, đơn giản là đọc!
Có nhiều cách để tôi trốn tránh các vấn đề/khó khăn của mình, để cho mình cái cảm giác giả tạo về sự biến-mất-của-bản-thân.
Làm một việc chân tay theo quán tính. Đi lang thang trong thành phố [Hà Nội]. Ngồi đần mặt. Viết nhảm và cà ràm. Và đôi khi, đơn giản là đọc!
chốt công thức đậu phụ kho nấm shitake tươi
Bữa trước làm chơi chơi món đậu phụ [rán] kho nấm shitake [tươi], phỉnh phơ ăn vã một lần nhẵn nồi nghĩ vẫn thòm thèm nên tôi lại chăm chỉ đặt mua tiếp nấm và đậu phụ cho mẻ nấu thứ hai. Giống lần trước, món kho vẫn thập thò ở ngưỡng chay/gần như là chay vì tôi vẫn dùng tới nước mắm, lại thêm cả một chút dầu hào vị nấm.
Nhưng cũng có mấy điểm khác chút. Ngại tìm và cắt thái cà rốt nên tôi bỏ qua bạn này. Vì có dầu hào rồi nên tôi bỏ qua nốt phổ tai tạo ngọt. Đậu phụ lần này tôi không thái miếng kiểu con chì phóng đại mà là cắt lát ngang bề rộng để ngấm gia vị đậm đà hơn. Và đặc biệt là nấm, không có chia ba chia bốn mà cứ một thân nấm cắt ngang một đường chia thành hai nửa. Mộc nhĩ so với lần kho trước lần này tôi thái miếng to hơn.
Chốt chét lại công thức và cách làm có mấy lưu ý chốt:
- Thành phần không cần loằng ngoằng dài dòng: đậu phụ - nấm - mộc nhĩ
- Tạo đậm: muối - xì dầu - mắm (nhớ xốc đậu rán với muối trước vài giờ)
- Tạo ngọt: vì muốn tránh đường thì có thể xê dịch giữa phổ tai và/hoặc dầu hào vị nấm
- Gia vị: tiêu - gừng - tỏi - hành hương
- Kích cỡ thái/cắt: đậu cắt miếng mỏng khổ rộng - nấm và mộc nhĩ thái/cắt miếng lớn
Đơn giản vậy thôi, và thế là tôi có một nồi nấm kho đậu phụ thật thà, đậm đà, ăn vã sướng mà đặt bên bát cháo trắng lại càng tươi càng vui tinh thần chay và bán chay 🍲🍲🍲
trộn các thành phần chuẩn bị nồi kho |
bắt đầu kho |
xong! - đậu phụ kho nấm shitake tươi |
Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020
tuần lễ
thành tích thăm cửa hàng cây cảnh |
Tất thảy những gì tôi thấy qua kính xe là tựa hồ chưa từng có con coronavirus.
Trời xanh cao trong vắt. Nắng ngập tràn. Ấm.
Trước mấy cái lối vào công viên tiểu bang và bãi biển công cộng của làng/thành phố, xe cảnh sát đèn nhấp nháy ầm ĩ chặn ô tô vào vì bãi đậu quá tải.
Cửa hàng ngũ kim, cửa tiệm hoa và cây cảnh người ra vào tấp nập, hầu như ai cũng có miếng vải che chắn mũi miệng.
Có cái xe biển bốn chữ số bệ vệ hào nhoáng, bà trung niên phong cách Eileen Fisher sau hồi mua bán trong tiệm cây bước ra xe, ngồi vào ghế phụ, mặt vẫn đeo khẩu tranh, tay đầy vòng nhẫn sáng lấp lánh dưới nắng đập đập xoa xoa mấy lượt nước rửa tay khô, rồi giơ cao đập đập xoa xoa theo chiều nắng.
Cuối ngày nhà đón khách qua ăn bữa tối ngoài hiên. Khách kể có người quen sống ở LA, sáng nay sau bốn dặm cuốc bộ thể dục thể thao đang trên đường về nhà vướng phải hai gã ngược chiều đang vung nước bọt nói chuyện. Hai gã chỉ vào mặt người quen này tương ra một câu rất tục. Khách kể xong chuyện lắc đầu rồi bảo, ở chỗ chúng ta thật may là còn hiền hoà. Xong lại bồi thêm câu nữa, chuyện này bốn năm năm trước không thể nào có thể. Tôi ngồi im nghe chuyện, cảm giác rất nặng nề.
Xong chợt ngộ khi nhớ mồ ma kinh tế gia Alan Krueger, rồi nữa ông đạo diễn Michael Moore đã nói tới cách đây cả ngàn năm về những góc tối của tâm hồn người đặt ở ngôi số nhiều. Spinoza quả là chí lý khi nhắc nhở rằng một khuôn khổ xã hội [chế độ] tốt đến mấy mà các cá nhân sống trong đó thụt lún trong những tăm tối tinh thần thì chuyện tiếp theo đương nhiên sẽ là tệ.
Chẳng có nơi nào trên trái đất này xứng là thiên đường tuyệt đối và tuyệt đích cả. May mắn hay bất hạnh, hưởng ân phúc hay lê lết trong tăm tối của đường đời, chúng ta vẫn phải sống tiếp!
niantic |
cây hoa yêu thích ven đường nhỏ niantic |