Món này đặc biệt hợp với cháo trắng ăn nguội. Làm đơn giản, chỉ sau một ngày là có thể ăn được. Gọi tên cà la thầu có vẻ hơi "điêu điêu" một chút, xong về cơ bản thì cũng chấp nhận được vì đồng vị.
Củ cải, chọn đúng loại củ cải ta củ tháu có vị cay và thơm, củ chắc chứ không xồm xộp và nhạt nhẽo như giống củ cải Tàu, gọt vỏ, cắt khúc chừng 5-7cm rồi bổ tư hoặc bổ sáu tùy ý. Trộn các miếng củ cải với muối rồi để qua đêm (mình làm món này lúc tối muộn). Sáng ra thấy các miếng củ cải xọp lại, còn nước muối thì tiết ra khá nhiều, lúc đó vớt củ cải để ráo.
Củ cải đã ráo nước cho vào cái âu nhỏ hoặc hộp nhựa đựng thức ăn, trộn một chút xíu đường nâu, xì dầu cùng nước mắm và dấm theo tỷ lệ 3 xì dầu/1 mắm/1 dấm. Xóc thật đều cho củ cái ngấm gia vị rồi đậy kín âu/hộp, cẩn thận cho vào bao đựng thức ăn, dùng kẹp bếp kẹp chặt để không bị mùi, rồi cho vào tủ lạnh. Đến bữa thì bỏ củ cải ra, trộn tiếp với gừng và tỏi băm cùng chút ớt bột.
Các miếng củ cải không bị thũng nước mà rất chắc, giòn, mặn, chua cay và thơm thơm vị gừng, tỏi tươi chứ không bị đậm mùi củ cải tươi đặc trưng. Ăn với bát cháo trắng nguội được nấu hơi đặc một chút không phải là ý tệ cho một bữa tối muốn ăn nhẹ.
* Đông-Tây kết hợp: dùng dấm nho trắng của Ý, còn xì dầu mình trung thành với Yamasa ngọt. Người ăn đậm vị sẽ thích dùng xì dầu Quảng Châu hơn.
Còn đây là cà la thầu su hào của T. nhá :-) và chuyện siêu hài: cà la thầu củ cải của T. "xuất ngoại" như thế nào :-)))
Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012
Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012
chả viên lá lốt kiểu t.
Nói là kiểu T. cho oách, thực tế thì món chả viên này cũng chẳng có gì đặc biệt. Có chăng là cái cách mà mình làm món :-)
Cho tới hôm qua vừa tròn một tuần T. L. đi học. Mình chỉ vào bếp hàng ngày để đun café, thêm nữa là đôi ba lần úp mì tôm ăn liền. Tuần đầu tiên ở trường việc ngập đầu đâm ra lại là cái cớ hay để chống chế cho chuyện ăn uống linh tinh. Nhưng đến hôm nay, sau khi cho vào dạ dày bốn hộp sữa nhỏ pha với café vị thảo quả và một tô cháo ăn liền ở cơ quan cho cả một ngày dài làm việc thì đến chiều muộn, mình hết chịu nổi.
Thế là tạt qua chợ mua được dẻo nạc vai ở hàng thịt sạch. Sạch không không biết nhưng chắc chắn là thịt để lạnh quá 8 tiếng đồng hồ theo cái quy định thiếu chút có hiệu lực của ông Nông nghiệp đợt vừa rồi :-)
Mua thịt xong rồi chẳng biết làm gì, lúc tưới vườn thì quyết định hái lá lốt. Thường thường, món chả lá lốt là lấy lá bọc thịt băm rồi cuốn dài và rán. Lần này vơ đại gói mộc nhĩ lấy mấy tai đem ngâm nở, lại có thêm củ hành tây thì gật gù tự bảo làm bếp một tý. Kết quả là có món chả viên lá lốt ăn kèm... tabasco xanh :-)
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai thái lát mỏng
- Lá lốt đã rửa sạch, vẩy ráo nước, thái rối
- Mộc nhĩ đã làm sạch, thái rối
- Hành tây, thái lát
- Một quả trứng gà
- Một chút bột cào mì loại chiên xù
- Tiêu, đường, nước mắm.
Thực hiện
- Cho thịt vào xay bằng máy xay tay. Sau cho tiếp lá lốt, mộc nhĩ và hành tây xay nhuyễn.
- Trộn hỗn hợp nói trên với các nguyên liệu còn lại. Viên thành các viên thịt theo ý.
- Bắc chảo láng dầu ăn rồi rán. Để lửa nhỏ rồi dùng cái vỉ đậy thì thịt vừa chín vàng lại mềm.
Mình lười nấu cơm. Ăn vã chả viên với nước chấm là tabasco xanh, một sự kết hợp tưởng chẳng đâu vào đâu nhưng té ra là cũng ổn. Đánh chén một mình món này lại nhớ đến bữa tối của nhóm sinh viên quốc tế do một đôi bạn Đức cầm trịch hồi còn đi học ở ScPo. Điểm chung của các bạn ý với mình chỉ là thịt và hành tây. Còn lại, các bạn ý có phô-mai và thịt viên thì bỏ lò, ngầy ngậy. Chẳng hiểu tại sao với mắm, mộc nhĩ và lá lốt mình lại liên hệ ra món đó mới tài :-)
Cho tới hôm qua vừa tròn một tuần T. L. đi học. Mình chỉ vào bếp hàng ngày để đun café, thêm nữa là đôi ba lần úp mì tôm ăn liền. Tuần đầu tiên ở trường việc ngập đầu đâm ra lại là cái cớ hay để chống chế cho chuyện ăn uống linh tinh. Nhưng đến hôm nay, sau khi cho vào dạ dày bốn hộp sữa nhỏ pha với café vị thảo quả và một tô cháo ăn liền ở cơ quan cho cả một ngày dài làm việc thì đến chiều muộn, mình hết chịu nổi.
Thế là tạt qua chợ mua được dẻo nạc vai ở hàng thịt sạch. Sạch không không biết nhưng chắc chắn là thịt để lạnh quá 8 tiếng đồng hồ theo cái quy định thiếu chút có hiệu lực của ông Nông nghiệp đợt vừa rồi :-)
Mua thịt xong rồi chẳng biết làm gì, lúc tưới vườn thì quyết định hái lá lốt. Thường thường, món chả lá lốt là lấy lá bọc thịt băm rồi cuốn dài và rán. Lần này vơ đại gói mộc nhĩ lấy mấy tai đem ngâm nở, lại có thêm củ hành tây thì gật gù tự bảo làm bếp một tý. Kết quả là có món chả viên lá lốt ăn kèm... tabasco xanh :-)
Nguyên liệu:
- Thịt nạc vai thái lát mỏng
- Lá lốt đã rửa sạch, vẩy ráo nước, thái rối
- Mộc nhĩ đã làm sạch, thái rối
- Hành tây, thái lát
- Một quả trứng gà
- Một chút bột cào mì loại chiên xù
- Tiêu, đường, nước mắm.
Thực hiện
- Cho thịt vào xay bằng máy xay tay. Sau cho tiếp lá lốt, mộc nhĩ và hành tây xay nhuyễn.
- Trộn hỗn hợp nói trên với các nguyên liệu còn lại. Viên thành các viên thịt theo ý.
- Bắc chảo láng dầu ăn rồi rán. Để lửa nhỏ rồi dùng cái vỉ đậy thì thịt vừa chín vàng lại mềm.
Mình lười nấu cơm. Ăn vã chả viên với nước chấm là tabasco xanh, một sự kết hợp tưởng chẳng đâu vào đâu nhưng té ra là cũng ổn. Đánh chén một mình món này lại nhớ đến bữa tối của nhóm sinh viên quốc tế do một đôi bạn Đức cầm trịch hồi còn đi học ở ScPo. Điểm chung của các bạn ý với mình chỉ là thịt và hành tây. Còn lại, các bạn ý có phô-mai và thịt viên thì bỏ lò, ngầy ngậy. Chẳng hiểu tại sao với mắm, mộc nhĩ và lá lốt mình lại liên hệ ra món đó mới tài :-)
Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012
sống một mình, ăn một mình
Từ lúc chào đời tới ngày tốt nghiệp đại học, chuyện ở nhà Bố Mẹ, ăn cơm Mẹ nấu là chuyện đương nhiên. Sống ở khu tập thể của trường đại học, trong cái nghèo đói dân chủ, chuyện đám giáo viên hùa nhau tranh thủ các ô đất của sân bóng bỏ hoang để vỡ luống trồng rau, ăn không hết còn bó đem bán, rồi chăn nuôi con này con nọ... cũng là điều đương nhiên. Và trong cái chiều đương nhiên đó, thi thoảng có niềm vui xa xỉ trong thế giới của bọn trẻ con: quả táo người lớn nào đó mang từ Liên Xô về, những cái kẹo vị sả chanh, và tất nhiên là sôcôla... Người lớn lúc đó nghĩ thế nào mình không rõ. Nhưng ngày xưa còn bé xíu thì cái chuyện ăn, cái sự ăn có còn rơi rớt lại trong trí có chăng chỉ là vụ bọn trẻ con uống sái café, húp nước ca cao và chia nhau cùng cắn trái táo tây là hết. Nếu mình có nhớ thêm tý xíu nữa thì là kiểu cách ăn uống bên nhà nội ngoài phố Cửa Bắc, nhiều món, cầu kỳ, đĩa tách cứ bé xinh xinh.
Ba tháng sau khi tốt nghiệp, lóc cóc xách va li đi học. Thắc mắc đầu tiên khi đã yên vị ở nhà trọ là quái, sao nước lấy ở vòi ra đun sôi pha chè uống nó tệ thế. Rồi loanh quanh vài hôm thì mò ra khối đồng hương, được cho nào chảo, nào nồi, nào đũa, nào bát... đâm ra có hứng tự nấu cơm mần ăn. Nói là nấu cho oai chứ tính ra hầu hết thời gian mình ăn mỳ Tàu mua ở shop Tàu đóng ngay quảng trường Aligre. Thực thà mà nói, nếu nhớ lại năm đó xét về chuyện ăn uống thì không phải là mình đã làm gì ở phố Beccaria mà là vụ thực hành làm nem ở nhà Oli xứ Firenze và nốc bánh ga tô cà rốt nhà mẹ cô Barbara ở Basel. Chút hương sắc Paris thực sự còn đọng lại có chăng là những ngày cuối tuần ở La Coupole, những buổi sớm mai bên nhà trọ của các cô gái Ý hay nhà mẹ già mẹ trẻ của Alex và đặc biệt nhất là ba tháng hạnh phúc với các loại món Thái của bà giáo trường Chula.
Sau này có dịp chu du thêm tý nữa thì đột nhiên có một khám phá thú vị là là ở cái xứ kinh đô của thức ăn nhanh hóa ra có nhiều bà con thông thái, biết sống chậm và biết ăn ngon kinh khủng. Chính là ở đây mà tình yêu cho món Nhật bắt đầu, và cái sự liên hệ giữa dạ dày và chất lượng cuộc sống cộng với chút thông minh cần thiết cho tổ chức gia đình mới thành hình.
Về nhà lại quay lại nhịp ỷ lại, chỉ biết mần đồ ăn Mẹ làm mà không có ý gì tập tành nấu ăn cả. Chỉ đến lúc Bố Mẹ quyết định làm nông dân ở Bắc Ninh thì trẻ con trong nhà mới hốt hoảng lo cho cái dạ dày. Phải học tuốt tuột từ đầu, trong đó nấu ăn là chuyện nhỏ, nhưng tổ chức cuộc sống sao cho nó diễn ra theo nhịp bình thường, lành mạnh, tốt cho cái dạ dày và cho cả những thói quen thiện lành khác... lần này là trong thực tế, của chính bản thân mình, thì sao mà khó thế. Thành tích kể ra không tệ, song cái ví sinh hoạt phí cho đến giờ chỉ qua ngày 20 của tháng thì đã tròn trịa lui về con số không và cứ thế mà lùi về cõi âm. Khổ ơi là khổ!
Giờ nhà lại vắng teo. Chỉ còn lại hai con mèo to và bé. Lại chun chun cái miệng và nghĩ tập sống một mình, ăn một mình sao đây để nỗ lực duy trì một nhịp sống lành vẫn được duy trì và đặc biệt nhất là giấc mơ 57kg có một ngày trở thành hiện thực :-)
Ba tháng sau khi tốt nghiệp, lóc cóc xách va li đi học. Thắc mắc đầu tiên khi đã yên vị ở nhà trọ là quái, sao nước lấy ở vòi ra đun sôi pha chè uống nó tệ thế. Rồi loanh quanh vài hôm thì mò ra khối đồng hương, được cho nào chảo, nào nồi, nào đũa, nào bát... đâm ra có hứng tự nấu cơm mần ăn. Nói là nấu cho oai chứ tính ra hầu hết thời gian mình ăn mỳ Tàu mua ở shop Tàu đóng ngay quảng trường Aligre. Thực thà mà nói, nếu nhớ lại năm đó xét về chuyện ăn uống thì không phải là mình đã làm gì ở phố Beccaria mà là vụ thực hành làm nem ở nhà Oli xứ Firenze và nốc bánh ga tô cà rốt nhà mẹ cô Barbara ở Basel. Chút hương sắc Paris thực sự còn đọng lại có chăng là những ngày cuối tuần ở La Coupole, những buổi sớm mai bên nhà trọ của các cô gái Ý hay nhà mẹ già mẹ trẻ của Alex và đặc biệt nhất là ba tháng hạnh phúc với các loại món Thái của bà giáo trường Chula.
Sau này có dịp chu du thêm tý nữa thì đột nhiên có một khám phá thú vị là là ở cái xứ kinh đô của thức ăn nhanh hóa ra có nhiều bà con thông thái, biết sống chậm và biết ăn ngon kinh khủng. Chính là ở đây mà tình yêu cho món Nhật bắt đầu, và cái sự liên hệ giữa dạ dày và chất lượng cuộc sống cộng với chút thông minh cần thiết cho tổ chức gia đình mới thành hình.
Về nhà lại quay lại nhịp ỷ lại, chỉ biết mần đồ ăn Mẹ làm mà không có ý gì tập tành nấu ăn cả. Chỉ đến lúc Bố Mẹ quyết định làm nông dân ở Bắc Ninh thì trẻ con trong nhà mới hốt hoảng lo cho cái dạ dày. Phải học tuốt tuột từ đầu, trong đó nấu ăn là chuyện nhỏ, nhưng tổ chức cuộc sống sao cho nó diễn ra theo nhịp bình thường, lành mạnh, tốt cho cái dạ dày và cho cả những thói quen thiện lành khác... lần này là trong thực tế, của chính bản thân mình, thì sao mà khó thế. Thành tích kể ra không tệ, song cái ví sinh hoạt phí cho đến giờ chỉ qua ngày 20 của tháng thì đã tròn trịa lui về con số không và cứ thế mà lùi về cõi âm. Khổ ơi là khổ!
Giờ nhà lại vắng teo. Chỉ còn lại hai con mèo to và bé. Lại chun chun cái miệng và nghĩ tập sống một mình, ăn một mình sao đây để nỗ lực duy trì một nhịp sống lành vẫn được duy trì và đặc biệt nhất là giấc mơ 57kg có một ngày trở thành hiện thực :-)
Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012
trám đen ỏm
Tháng 7 tháng 8 Âm lịch là mùa trám đen. Người già trong nhà căn cơ, đi chợ về với mớ trám, vừa làm vừa lẩm nhẩm tính rồi kết luận ăn trám đắt hơn ăn thịt. Xét về mặt nào đó, sự so sánh này cũng có lý. Ba chục ngàn đồng mớ trám về ỏm xong ăn với mắm tính kỹ thì với một nhóm thợ xây toàn những thanh niên tuổi làm tuổi ăn thà mua dẻo thịt ba chỉ rang mặn còn được cơm hơn là bát trám khều đũa gắp ăn nếm chứ không thể là ăn no.
Đấy là tính của người già. Còn với người trẻ hơn một tý trong nhà, còn chưa biết tính toán sao cho hợp lý cái ví tiền sinh hoạt hàng ngày lại còn lười và dốt với mấy vụ làm món, thì bát trám đưa lên mâm đáng giá gấp nhiều lần mấy món thịt thà. Thịt trám bùi bùi, ngầy ngậy. Đơn sơ ăn với chút mắm không đã ngon, cầu kỳ có thịt nạc vai băm rồi rim ta lấy cái nước thịt đó trộn với trám rồi ăn kèm với nước rau muống luộc thì bữa cơm ngày cuối hè đầu thu phong vị có phần vui vẻ hơn, đánh tan cả cái nỗi bực thân trước sự đỏng đảnh của thời tiết.
Cách làm trám đơn giản xét về công thức. Nhưng cái độ may mắn trong việc định lượng độ nóng của nước đun sôi thì quả là khó. Người Việt dân gian vốn chẳng bao giờ chính xác mấy thìa mấy dĩa bao nhiêu độ nên cái sự miêu tả cho các khâu thao tác làm món từ người nói tới tai người nghe và tay người thực hành luôn luôn xê dịch hàm nghĩa. Vì thế mới có chuyện dở khóc dở cười là đôi ba người tập tành làm món trám ỏm rồi chịu thua vì căn nước không chuẩn nên món trám không mềm mà cứng đơ, bỏ đi rồi cứ tiếc rẻ mãi.
Dù sao, đại để thì món trám ỏm là như thế này:
- Trám đen mua về rửa sạch sẽ rồi để ráo nước.
- Nước cho vào nồi đun đến khi lăn tăn bọt đáy nồi hay có người còn gọi là nước bắt đầu "reo" thì bắc cái nồi ra, thả trám cùng mấy hạt muối vào và đậy vung.
- Nước nguội thì vớt trám và lấy dao khía ngang thân bỏ hạt.
- Phần thịt trám trộn với chút nước mắm hoặc nước thịt rim.
* Trám sau khi rửa phải để ráo tiệt nước. Nếu trám còn ướt quá thì nhiệt độ nước ngâm trám sẽ giảm, nguy cơ món trám ỏm thay vì mềm bùi thành cứng như đá sẽ là rất cao :-)
updt. món TL làm 8.2016 |
Cách làm trám đơn giản xét về công thức. Nhưng cái độ may mắn trong việc định lượng độ nóng của nước đun sôi thì quả là khó. Người Việt dân gian vốn chẳng bao giờ chính xác mấy thìa mấy dĩa bao nhiêu độ nên cái sự miêu tả cho các khâu thao tác làm món từ người nói tới tai người nghe và tay người thực hành luôn luôn xê dịch hàm nghĩa. Vì thế mới có chuyện dở khóc dở cười là đôi ba người tập tành làm món trám ỏm rồi chịu thua vì căn nước không chuẩn nên món trám không mềm mà cứng đơ, bỏ đi rồi cứ tiếc rẻ mãi.
Dù sao, đại để thì món trám ỏm là như thế này:
- Trám đen mua về rửa sạch sẽ rồi để ráo nước.
- Nước cho vào nồi đun đến khi lăn tăn bọt đáy nồi hay có người còn gọi là nước bắt đầu "reo" thì bắc cái nồi ra, thả trám cùng mấy hạt muối vào và đậy vung.
- Nước nguội thì vớt trám và lấy dao khía ngang thân bỏ hạt.
- Phần thịt trám trộn với chút nước mắm hoặc nước thịt rim.
* Trám sau khi rửa phải để ráo tiệt nước. Nếu trám còn ướt quá thì nhiệt độ nước ngâm trám sẽ giảm, nguy cơ món trám ỏm thay vì mềm bùi thành cứng như đá sẽ là rất cao :-)
** Note bổ sung 6/2021: Và đây phát hiện mới, trám đen ỏm trữ đông.
Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012
văn minh trà việt của trịnh quang dũng
Mình đọc được cái note nhỏ giới thiệu về sách này đâu đó trong Sài Gòn tiếp thị hay Tuổi trẻ cuối tuần nên để ý tìm. Ở mấy hiệu sách tư nhân ngoài Đinh Lễ hỏi không ra nên dò vào hiệu sách Nhà nước. Mua được rồi thì rất khoái chí.
Thực ra thì mình chỉ mới đọc mỗi phần nói về nhà chè Chính Thái mà mình hâm mộ. Nhưng lần nhanh các trang sách thì nói chung là rất hài lòng. Độc giả abc như mình coi như có cuốn bách khoa thư mini để biết về trà và uống trà ở Việt Nam.
Thế là bộ sưu tầm sách về trà của mình được thêm một cuốn!
Trịnh Quang Dũng: Văn minh trà Việt, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2012, 427 trang, 140.000vnd.
Thực ra thì mình chỉ mới đọc mỗi phần nói về nhà chè Chính Thái mà mình hâm mộ. Nhưng lần nhanh các trang sách thì nói chung là rất hài lòng. Độc giả abc như mình coi như có cuốn bách khoa thư mini để biết về trà và uống trà ở Việt Nam.
Thế là bộ sưu tầm sách về trà của mình được thêm một cuốn!
Trịnh Quang Dũng: Văn minh trà Việt, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2012, 427 trang, 140.000vnd.
Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012
nấm hương kho
Món này được làm theo cảm hứng từ nồi nấm kho trứ danh nhà Trúc Lâm Trai cộng với trải nghiệm món nướng làm theo hướng dẫn của bạn TA và kết quả đã được T.L. duyệt là OK :-)
Bên quán chay, niêu nấm kho nhà hàng đem ra mỗi lần mỗi khác. Có bữa là nấm khô, có bữa lại là nấm tươi. Bữa ngon đậm đà, bữa lóc chóc nước phong vị có phần giảm sút. Nhưng dù thế nào vẫn cứ ngon, bà con vẫn cứ xơi sạch :-)
Lần đầu thực hành mình làm rặt nấm hương khô, chưa được loại nấm khuy nhưng cũng không phải là loại nấm to đùng to đoàng. Món nấm của mình không dám tự xưng là chay vì có dùng bột cá Nhật. Thêm nữa, mình không nghĩ là bên Trúc Lâm Trai dùng tới mirin và sake cũng như tỏi tây - cái này là theo công thức của TA.
Nguyên liệu:
- Nấm hương: khoảng 30 chục cái.
- Tỏi tây: 1 cây.
- Hành hương: 2 củ.
- Gừng lai: một miếng chừng hai đầu ngón tay.
- Mắm: nửa thìa café.
- Xì dầu: một thìa súp.
- Dầu mè: một thìa súp.
- Mirin: một thìa súp.
- Sake: một thìa súp.
- Bột cá ngừ của Nhật: chừng non thìa café.
- Bột gia vị dùng theo ý.
- Đường nâu (optional): nửa thìa café
Thực hiện:
- Nấm rửa rồi ngâm nở mềm. Lấy kéo cắt bỏ phần đầu chân nấm rồi xẻ khía tư phần khuy nấm để khi kho xong thì các cây nấm nở bung ra coi đẹp mắt.
- Tỏi tây làm sạch rồi cắt các khúc dài chừng 2-3cm rồi bổ thành các dọc nhỏ.
- Gừng thái chỉ thật mịn.
- Lấy cái nồi đất tráng qua lớp dầu vừng. Sau đó xếp nấm cùng các loại gia vị vào. Chêm chừng bát cơm nước rồi đun to lửa. Nồi sôi rồi thì chỉnh lửa nhỏ liu riu. Trông chừng món nấm vừa ý, nước trong nồi sền sệt thì tắt bếp. Nồi đất nóng lâu làm nấm tiếp tục mềm, đợi lúc ra bữa vẫn nóng. Ăn với cơm trắng rất hợp.
Bên quán chay, niêu nấm kho nhà hàng đem ra mỗi lần mỗi khác. Có bữa là nấm khô, có bữa lại là nấm tươi. Bữa ngon đậm đà, bữa lóc chóc nước phong vị có phần giảm sút. Nhưng dù thế nào vẫn cứ ngon, bà con vẫn cứ xơi sạch :-)
Lần đầu thực hành mình làm rặt nấm hương khô, chưa được loại nấm khuy nhưng cũng không phải là loại nấm to đùng to đoàng. Món nấm của mình không dám tự xưng là chay vì có dùng bột cá Nhật. Thêm nữa, mình không nghĩ là bên Trúc Lâm Trai dùng tới mirin và sake cũng như tỏi tây - cái này là theo công thức của TA.
Nguyên liệu:
- Nấm hương: khoảng 30 chục cái.
- Tỏi tây: 1 cây.
- Hành hương: 2 củ.
- Gừng lai: một miếng chừng hai đầu ngón tay.
- Mắm: nửa thìa café.
- Xì dầu: một thìa súp.
- Dầu mè: một thìa súp.
- Mirin: một thìa súp.
- Sake: một thìa súp.
- Bột cá ngừ của Nhật: chừng non thìa café.
- Bột gia vị dùng theo ý.
- Đường nâu (optional): nửa thìa café
Thực hiện:
- Nấm rửa rồi ngâm nở mềm. Lấy kéo cắt bỏ phần đầu chân nấm rồi xẻ khía tư phần khuy nấm để khi kho xong thì các cây nấm nở bung ra coi đẹp mắt.
- Tỏi tây làm sạch rồi cắt các khúc dài chừng 2-3cm rồi bổ thành các dọc nhỏ.
- Gừng thái chỉ thật mịn.
- Lấy cái nồi đất tráng qua lớp dầu vừng. Sau đó xếp nấm cùng các loại gia vị vào. Chêm chừng bát cơm nước rồi đun to lửa. Nồi sôi rồi thì chỉnh lửa nhỏ liu riu. Trông chừng món nấm vừa ý, nước trong nồi sền sệt thì tắt bếp. Nồi đất nóng lâu làm nấm tiếp tục mềm, đợi lúc ra bữa vẫn nóng. Ăn với cơm trắng rất hợp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)