Có một dạo tôi bài xích oải hương. Lý do nhão nhoét và siêu vớ vấn, vì cứ dzỏng tai nghe chuyện chị em thì ui dza cứ gọi là à-la-mode, ai ai cũng oải hương, từ mấy gói để tủ áo, phải sành điệu vác túi bio từ xứ Provence, cho tới bọn tinh dầu massage thân, bọn tinh dầu đốt thơm phòng, qua dầu tắm, dưỡng thể, hương kem tay, và cuối cùng là trà oải hương.
Giờ qua cái tuổi hồn nhiên "đố kỵ", làm mọi chuyện chậm rãi hơn, yên tĩnh hơn, đỡ bị ngoại vật chi phối thì trong các mùi tự nhiên chân thật tôi khám phá, yêu thích hay phải lòng trở lại có cái món lavender này.
Đã lâu bỏ thuốc ngủ, đêm thường vẫn cứ có đoạn lăn qua lăn lại, đột nhiên có ngày tôi nhớ ra một chuyện về Mẹ già của Alex. Bà già bảo để vài giọt tinh dầu vào gối, có tác dụng an thần, ngủ tốt.
Thế là có cảnh giữa đêm con giời mở cửa phía Bắc, bật đèn vườn không đủ sáng rọi góc sân thì mở đèn từ cái điện thoại ngu-phôn, lọ mọ lục lục tìm tìm trong cái tủ để các đồ vệ sinh nhà tắm, một hồi ra lọ tinh dầu "nhà quê thâm tình" bạn gửi cho từ cái năm một ngàn chín trăm lâu quá. Tôi dùng hai ba đêm liền, hiệu quả đáng kinh ngạc.
Kể cho bạn, bạn kêu giữa đêm lọ mọ ra vườn không sợ rắn rết à. Xong lại bảo chụp ảnh gửi cái lọ biết đâu tìm được đúng nhãn đó. Ảnh gửi đi, bạn bảo còn nhớ cái nhà này, thi thoảng vẫn lên Paris bán hàng, là đồ nông dân thứ thiệt chứ không phải thương gia núp bóng lão nông ở mấy cái hội chợ nông nghiệp.
Có đứa tính tính toán toán dè sẻn mấy lọ tinh dầu, giờ đọc tin nhắn của bạn, thế là thành như cởi mở tấm lòng, cật lực hít hà cái gối, và ngáy tít thò lò xuyên đêm :-)
Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018
tinh dầu oải hương và giấc ngủ
Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018
not shy?
đào vườn hà nội - thong thả cho hoa |
Tôi nghĩ đến các màu sắc, các dạng hình.
Rồi lại nghĩ đến cái lưng gù của mình, đến cái bụng rổ rá của mình, đến những cử động hấp tấp của mình.
Nản có. Oải có. Xấu hổ có.
Giải pháp?
Tiếp tục hùng hục ở phòng tập. Tiếp tục chuyên chú bài thiền. Tiếp tục các động tác khí công. Tiếp tục áp dụng kỷ luật với cái bao tử.
Và quan trọng nhất, một bình thản trong tâm trí.
Thời gian luôn là câu trả lời tốt nhất :-)))
Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2018
savon noir hương tràm trà và oải hương
Tôi thích thi thoảng đọc blog của bạn "cún béo"- Giang Vũ. Nhờ cái sự ngó nghiêng đó mà biết đến chuyện món savon noir - xà phòng đen "thần thánh" bán ở Hà Nội. Gọi điện đặt một lần gần chục miếng, đã nghĩ mình tham nhưng hóa ra ở nhà có người để ý hơn. TL hỏi sao mua ít thế, nếu hết hàng mà muốn mua nữa thì tính sao. Tôi để ý xem ra công ty nhập hàng về bán vẫn dư dả hàng họ lắm, chỉ có giá các bánh xà phòng là tăng thôi :-)
Nhiều năm trước, bạn ở xa ái ngại cho vấn đề da của tôi, ngoài chuyện chăm chỉ gửi về các hộp Roger & Gallet và xà phòng đen olive xứ Alep thì thi thoảng giắng chuyện tìm mua hộp savon noir xịn của bà con Bắc Phi cho tôi. Ngày đó hàng họ gửi về khó khăn, cái hộp to đùng xem ra vô duyên chẳng bao giờ về đến Hà Nội. Tôi thong thả với Roger & Gallet, Origins, Crabtree & Evelyn, rồi giờ là thêm Ahava, thấy đời mình ổn. Nhưng để ý tìm xà phòng đen với tinh thần thực sự thiên nhiên thì vẫn để ý.
Gõ mạng tra cách pha xà phòng, ra được cả một đống thông tin hữu ích, nhất là từ các chị em gốc Phi châu. Kể cho bạn nghe tớ tìm được xà phòng đen, lại còn là của Ghana xịn nhá, ở ngay Hà Nội này, bạn bảo tốt quá tốt quá, rồi dặn có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương hay tràm trà vào, dùng thích lắm. Xà phòng miếng được pha theo ý thành dung dịch nước rửa, rồi tràm trà hoặc oải hương, tinh dầu cũng là của bạn gửi về, bổ túc vào từng lọ riêng. Rửa tay bằng nước xà phòng pha chế đó, tay sạch bong, mềm mịn, tay khô rồi vẫn thoang thoảng hương theo. Tràm trà và oải hương, ngoài phần hương - nhất là oải hương, còn có tác dụng kháng khuẩn, kết hợp thế này không rõ có hiệu dụng không nhưng dùng là thấy thích. Cũng nước xà phòng pha đó, dùng để tắm có thể nói không phải là ý tồi chút nào.
Tôi khoe ầm ĩ khám phá xà phòng đen của mình, BJ cười bảo ừ món đó nổi tiếng lắm. D thì gật gù nghe nói tốt cho mấy người có vấn đề về da lắm, chịu khó dùng đi xem cải thiện thế nào. Tôi và TL đã thử dùng vài tháng, cho đến giờ cho thể chốt hạ là sẽ trở thành những người dùng lâu dài cái món làm sạch này. Và từ giờ tôi thực chẳng còn phải mất công tìm mấy cái bình nước rửa tay chuyên cho bọn có vấn đề da dẻ khổ sở nữa, cứ mấy cái lọ tonner cũ được đem ra trưng dụng chứa đựng nước xà phòng pha chế đặt cạnh bồn rửa trong bếp và nhà tắm, thế là khỏe :-)
* Note hè 2019: Khu đồ chăm dưỡng của Whole Foods có xà phòng đen nhãn Alaffia dạng lỏng với nhiều hương khác nhau, được quảng bá là ethical body care, dùng cho mọi loại da và nhiều mục đích, từ tắm qua gội đến cạo [râu], rửa [tay]. Tôi mua một chai bự hương khuynh diệp, tắm gội dùng, giặt đồ nhỏ dùng, giặt khăn lau bếp dùng, thi thoảng vui tính còn lấy ra làm chất cọ rửa bồn rửa mặt, sạch bong kin kít. Thích là vậy nhưng nếu cho chọn, tôi vẫn thích cái bạn xà phòng bánh tự mình pha theo ý hơn. Khác món đóng chai hợp chuẩn tông nâu nhạt, chảy ra khỏi bình mềm mượt như sữa, nó thiếu sắc màu hấp dẫn, lạo xạo lớp cặn, nhưng bù lại là dư thừa sự chân phương.
Nhiều năm trước, bạn ở xa ái ngại cho vấn đề da của tôi, ngoài chuyện chăm chỉ gửi về các hộp Roger & Gallet và xà phòng đen olive xứ Alep thì thi thoảng giắng chuyện tìm mua hộp savon noir xịn của bà con Bắc Phi cho tôi. Ngày đó hàng họ gửi về khó khăn, cái hộp to đùng xem ra vô duyên chẳng bao giờ về đến Hà Nội. Tôi thong thả với Roger & Gallet, Origins, Crabtree & Evelyn, rồi giờ là thêm Ahava, thấy đời mình ổn. Nhưng để ý tìm xà phòng đen với tinh thần thực sự thiên nhiên thì vẫn để ý.
hoặc pha với cái này, hoặc pha với cái kia :-) |
Tôi khoe ầm ĩ khám phá xà phòng đen của mình, BJ cười bảo ừ món đó nổi tiếng lắm. D thì gật gù nghe nói tốt cho mấy người có vấn đề về da lắm, chịu khó dùng đi xem cải thiện thế nào. Tôi và TL đã thử dùng vài tháng, cho đến giờ cho thể chốt hạ là sẽ trở thành những người dùng lâu dài cái món làm sạch này. Và từ giờ tôi thực chẳng còn phải mất công tìm mấy cái bình nước rửa tay chuyên cho bọn có vấn đề da dẻ khổ sở nữa, cứ mấy cái lọ tonner cũ được đem ra trưng dụng chứa đựng nước xà phòng pha chế đặt cạnh bồn rửa trong bếp và nhà tắm, thế là khỏe :-)
* Note hè 2019: Khu đồ chăm dưỡng của Whole Foods có xà phòng đen nhãn Alaffia dạng lỏng với nhiều hương khác nhau, được quảng bá là ethical body care, dùng cho mọi loại da và nhiều mục đích, từ tắm qua gội đến cạo [râu], rửa [tay]. Tôi mua một chai bự hương khuynh diệp, tắm gội dùng, giặt đồ nhỏ dùng, giặt khăn lau bếp dùng, thi thoảng vui tính còn lấy ra làm chất cọ rửa bồn rửa mặt, sạch bong kin kít. Thích là vậy nhưng nếu cho chọn, tôi vẫn thích cái bạn xà phòng bánh tự mình pha theo ý hơn. Khác món đóng chai hợp chuẩn tông nâu nhạt, chảy ra khỏi bình mềm mượt như sữa, nó thiếu sắc màu hấp dẫn, lạo xạo lớp cặn, nhưng bù lại là dư thừa sự chân phương.
đậu phụ chần nóng nương vị gừng bào và muối hồng tiêu phú quốc
Ngày trước tôi chẳng hề màng gì đám đậu phụ. Có trước mặt, chén. Không có, chẳng nghĩ ra chúng.
Lân la một dạo đi với bạn bên khoa Sử, bà con bên đó hay có tiết mục ăn trưa ở quán bia gần trường, lần nào cũng như lần nào, có một món gọi là đậu phụ lướt ván. Tôi thoạt nhìn ngán dầu mỡ, sau thì lại thành lỗ mãng, rất quan tâm tới mấy miếng thức ăn vàng rộm đó. Thậm chí có lần về nhà cũng thử "lướt" một phát, nhưng chảo nhà đâu to, dầu mỡ đâu phì nhiêu phong phú nên món đậu con giời làm ra thành món khô không khốc. Cùn thì bảo, tại đậu phụ nhà hàng ngon hơn :-)
Ở quán Nhật, tôi "khinh bỉ" nhìn mấy cái thực đơn đậu phụ. Ngày đẹp giời, con giời thử đậu phụ lạnh, ngon lịm người. Về nhà có lúc vui tính thử đậu phụ lạnh rưới nước sốt ponzu, ngon thì có ngon nhưng đậu phụ không mềm mượt như ngoài tiệm, tặc lưỡi bảo, thích thì bữa nào gọi chén chơi.
Đậu phụ mua ở hàng quen chợ tiểu khu, nhà bán đậu có hai cái xô to đùng và đôi ba cái mẹt, cứ nửa sau mỗi chiều là xuất hiện, là khúp núp cạnh cái cổng hông, ba ngàn đồng cái đậu, đậu nóng, mềm, thơm. Có quầy cổng chính căn giờ hàng đậu kia dọn ra phóng xe ba bước từ cổng chính sang cổng phụ làm vài chục bìa, về bày đặt theo phong cách sắp đặt hoành tráng, năm ngàn đồng một bìa rủng rỉnh tiền chảy vào túi. Tôi kể TL chuyện, nó bảo thì bày đẹp giá cũng phải khác. Xong rồi lại chẹp thêm câu, mà bọn cổng chính phải "cúng" tiền chỗ ngồi đắt hơn thì phải bán đắt hơn.
Đậu mua ở chợ nhà không mềm mịn như đậu non phong cách Nhật nên muốn ăn thanh nhã mà vòi món đậu lạnh thì đúng là dở hơi. Vậy nên theo truyền thống của hai cụ già là món đậu phụ chần nước nóng, con lên cơn yêu chuộng cái sự đạm thì quyết định đậu phụ chần nước nóng.
Nước đun sôi già, lướt qua cái đậu, đảm bảo đậu nóng dzãy. Làm nghe đơn giản nhưng thực cũng cần chút khéo để bìa đậu, được khía miếng hay không, vẫn giữ nguyên hình hài không xô lệch sau một trận giội nước. Giờ vấn đề là chấm chi?
Các cụ già ăn đơn giản, chút xíu bột gia vị cạnh đĩa đậu là xong. Thi thoảng thì là xì dầu thay bột gia vị. Quanh đi quẩn lại chỉ vậy.
Hôm rồi tôi nghịch, xong thấy ổn thì chốt hạ công thức mới cho món đậu phụ nóng. Thức chấm này vô cùng đơn giản, muối hồng tiêu Phú Quốc và gừng bào. Bìa đậu khía nhẹ tay thành 6 phần vừa miệng, chần nóng vẫn đảm bảo nguyên khối với các miếng đã được chia. Gừng bào rón rén nhẹ tay rắc đều lên các miếng đậu nhỏ, sau là bột hồng tiêu. Có bữa tôi tiện tay còn nghịch cho thêm vài chỉ hành hoa thái mỏng như lưỡi lam, vị tăng thêm không đáng kể nhưng sắc xanh bên cạnh vàng của gừng và đỏ nâu của bột gia vị thực không dở chút nào.
Miếng đậu nóng mềm cho vào tưởng tan biến, thoang thoảng vị gừng thơm và đậm đà của món chấm gia vị vốn dĩ được quảng cáo chuyên cho đồ hải sản. Vui vẻ món khêu tay đầu bữa, coi như không tệ :-)
Lân la một dạo đi với bạn bên khoa Sử, bà con bên đó hay có tiết mục ăn trưa ở quán bia gần trường, lần nào cũng như lần nào, có một món gọi là đậu phụ lướt ván. Tôi thoạt nhìn ngán dầu mỡ, sau thì lại thành lỗ mãng, rất quan tâm tới mấy miếng thức ăn vàng rộm đó. Thậm chí có lần về nhà cũng thử "lướt" một phát, nhưng chảo nhà đâu to, dầu mỡ đâu phì nhiêu phong phú nên món đậu con giời làm ra thành món khô không khốc. Cùn thì bảo, tại đậu phụ nhà hàng ngon hơn :-)
cục mịch thì là thế này :-) |
Đậu phụ mua ở hàng quen chợ tiểu khu, nhà bán đậu có hai cái xô to đùng và đôi ba cái mẹt, cứ nửa sau mỗi chiều là xuất hiện, là khúp núp cạnh cái cổng hông, ba ngàn đồng cái đậu, đậu nóng, mềm, thơm. Có quầy cổng chính căn giờ hàng đậu kia dọn ra phóng xe ba bước từ cổng chính sang cổng phụ làm vài chục bìa, về bày đặt theo phong cách sắp đặt hoành tráng, năm ngàn đồng một bìa rủng rỉnh tiền chảy vào túi. Tôi kể TL chuyện, nó bảo thì bày đẹp giá cũng phải khác. Xong rồi lại chẹp thêm câu, mà bọn cổng chính phải "cúng" tiền chỗ ngồi đắt hơn thì phải bán đắt hơn.
Đậu mua ở chợ nhà không mềm mịn như đậu non phong cách Nhật nên muốn ăn thanh nhã mà vòi món đậu lạnh thì đúng là dở hơi. Vậy nên theo truyền thống của hai cụ già là món đậu phụ chần nước nóng, con lên cơn yêu chuộng cái sự đạm thì quyết định đậu phụ chần nước nóng.
Nước đun sôi già, lướt qua cái đậu, đảm bảo đậu nóng dzãy. Làm nghe đơn giản nhưng thực cũng cần chút khéo để bìa đậu, được khía miếng hay không, vẫn giữ nguyên hình hài không xô lệch sau một trận giội nước. Giờ vấn đề là chấm chi?
trước lơ mấy món này, giờ không nghiện nhưng có phần thích thú :-) |
Hôm rồi tôi nghịch, xong thấy ổn thì chốt hạ công thức mới cho món đậu phụ nóng. Thức chấm này vô cùng đơn giản, muối hồng tiêu Phú Quốc và gừng bào. Bìa đậu khía nhẹ tay thành 6 phần vừa miệng, chần nóng vẫn đảm bảo nguyên khối với các miếng đã được chia. Gừng bào rón rén nhẹ tay rắc đều lên các miếng đậu nhỏ, sau là bột hồng tiêu. Có bữa tôi tiện tay còn nghịch cho thêm vài chỉ hành hoa thái mỏng như lưỡi lam, vị tăng thêm không đáng kể nhưng sắc xanh bên cạnh vàng của gừng và đỏ nâu của bột gia vị thực không dở chút nào.
Miếng đậu nóng mềm cho vào tưởng tan biến, thoang thoảng vị gừng thơm và đậm đà của món chấm gia vị vốn dĩ được quảng cáo chuyên cho đồ hải sản. Vui vẻ món khêu tay đầu bữa, coi như không tệ :-)
món ngao hấp ngập - vị sả, gừng, hành tây, dứa và lá chanh
Món này là do TL làm. Nó đi qua bàn làm việc của tôi, ngó vào, dzều cái miệng bảo phải ghi nguồn. Vậy tôi ghi rõ là TL làm. Xong :-)
Gọi là hấp song không phải trên nước mà là trong nước, ngập nước. Nhưng nói là ngao luộc thì nghe ra kỳ kỳ. Vậy cứ gọi là hấp đi, hấp ngập, đại loại thế.
Nồi nước lấy lượng vừa phải, đủ để cho bọn ngao khi thả vào thì nước lưng lửng bao chúng là được. Trong nước có thêm một hai lát gừng (ít thôi nhá, để không át vị), hai ba thân sả đập dập, vài lát dứa, một hai cái lá chanh, và hành tây thái lát dày. Thêm một chút xíu bột gia vị vào rồi đun món nước đó lên. Để lửa nhỏ cho nước sôi chút chút, vừa đủ bọn rau củ và lá kia tiết ra vị thơm sang nước. Đến lúc đó cho ngao vào, tăng nhiệt, chờ ngao mở miệng chín là xong.
Ngao gắp ra đồ đựng để đánh chén. Phần nước kia cứ thế uống chơi, uống vã cũng được. Mà thêm vài lát cà chua, muốn chua nữa thì ỷ vào các bạn dọc khô thái lát, rồi thêm tý hành hoa thành canh, cũng ngon. Lại nữa, tùy khẩu vị mà thêm vài thứ rau gia vị khác cho món canh chua ngao ngẫu hứng cũng được: mùi tàu, ngổ, thì là, răm... :-)
Thịt ngao hoa thực đủ đậm nên ăn không đã đủ ngon. Còn cầu kỳ và theo ý mỗi người thì thức chấm chuẩn bị cũng có nhiều kiểu. Xì dầu trộn wasabi. Muối tiêu vắt chanh thêm vài lát ớt. Hay mau nữa là kiếm cái lọ hồng tiêu Phú Quốc bữa trước cô bạn TL gửi cho, trút ra chút hỗn hợp chấm đó rồi bổ túc vài giọt nước cốt chanh là ra món chấm nhanh gọn.
Tôi thích cảm giác làm món ở nhà, con ngao nhà hàng xối nước coi chừng đã láng mịn sạch sẽ, về nhà cẩn thận TL kiên nhẫn cọ rửa lần nữa, đến lúc uống món nước canh ngao không e cái cảm giác lờ lợ hay gờn gợn nơi cuống họng. Thêm nữa, từ mách nhỏ của cô bạn TL, cũng vẫn chỉ là ngần ấy thứ nguyên liệu nhưng cách làm khác đi chút thì ra món hấp thực hạp ý mình. Và cuối cùng, chẳng có gì thích bằng nhảy phắt ra vườn, một tay bứng lấy một nhánh sả, tay kia ngắt vài lá chanh già, còn bọn gừng củ nếu trong bếp hết thì ngoài vườn cũng sẵn sàng cả dãy. Từ vườn vào bếp tinh thần ăn uống theo thế mà vui vui :-)))
Gọi là hấp song không phải trên nước mà là trong nước, ngập nước. Nhưng nói là ngao luộc thì nghe ra kỳ kỳ. Vậy cứ gọi là hấp đi, hấp ngập, đại loại thế.
Nồi nước lấy lượng vừa phải, đủ để cho bọn ngao khi thả vào thì nước lưng lửng bao chúng là được. Trong nước có thêm một hai lát gừng (ít thôi nhá, để không át vị), hai ba thân sả đập dập, vài lát dứa, một hai cái lá chanh, và hành tây thái lát dày. Thêm một chút xíu bột gia vị vào rồi đun món nước đó lên. Để lửa nhỏ cho nước sôi chút chút, vừa đủ bọn rau củ và lá kia tiết ra vị thơm sang nước. Đến lúc đó cho ngao vào, tăng nhiệt, chờ ngao mở miệng chín là xong.
Ngao gắp ra đồ đựng để đánh chén. Phần nước kia cứ thế uống chơi, uống vã cũng được. Mà thêm vài lát cà chua, muốn chua nữa thì ỷ vào các bạn dọc khô thái lát, rồi thêm tý hành hoa thành canh, cũng ngon. Lại nữa, tùy khẩu vị mà thêm vài thứ rau gia vị khác cho món canh chua ngao ngẫu hứng cũng được: mùi tàu, ngổ, thì là, răm... :-)
Thịt ngao hoa thực đủ đậm nên ăn không đã đủ ngon. Còn cầu kỳ và theo ý mỗi người thì thức chấm chuẩn bị cũng có nhiều kiểu. Xì dầu trộn wasabi. Muối tiêu vắt chanh thêm vài lát ớt. Hay mau nữa là kiếm cái lọ hồng tiêu Phú Quốc bữa trước cô bạn TL gửi cho, trút ra chút hỗn hợp chấm đó rồi bổ túc vài giọt nước cốt chanh là ra món chấm nhanh gọn.
Tôi thích cảm giác làm món ở nhà, con ngao nhà hàng xối nước coi chừng đã láng mịn sạch sẽ, về nhà cẩn thận TL kiên nhẫn cọ rửa lần nữa, đến lúc uống món nước canh ngao không e cái cảm giác lờ lợ hay gờn gợn nơi cuống họng. Thêm nữa, từ mách nhỏ của cô bạn TL, cũng vẫn chỉ là ngần ấy thứ nguyên liệu nhưng cách làm khác đi chút thì ra món hấp thực hạp ý mình. Và cuối cùng, chẳng có gì thích bằng nhảy phắt ra vườn, một tay bứng lấy một nhánh sả, tay kia ngắt vài lá chanh già, còn bọn gừng củ nếu trong bếp hết thì ngoài vườn cũng sẵn sàng cả dãy. Từ vườn vào bếp tinh thần ăn uống theo thế mà vui vui :-)))
canh bầu nấu ngao vị răm và thì là
Sau một hai tuần Tết, trong nhà có đứa đi ra đi vô bâng quơ, em muốn ăn con ngao :-)
Bầu nạo vỏ xắt khúc, dùng dao bằm đều tay xung quanh rồi thái lát nhẹ, được các sợi xanh mướt, xóc với chút muối hay bột gia vị để lấy vị đậm.
Con ngao hoa, tôi gọi là ngao hoa phóng đại vì nó to tướng khác xa các bạn ngao hoa con tháu xinh xinh, giá sau Tết ngất nghêu nhưng vì thèm nên vẫn lặn lội đường xa mò ra cái chợ ở bên kia con đường to để kiếm. Ngao rửa sạch được hấp vừa kịp mở miệng thì lấy phần thịt ra thái đôi rồi phi hành thơm xào ngấm đậm. Dầu mỡ chỉ gọi là thoảng chạy qua để làm thơm cho hành vì canh bầu chủ về thanh :-)
Nước ngao đó nấu canh bầu. Canh sôi chừng bầu chín tới thì cho phần thịt ngao xào kia với hỗn hợp hành hoa, thì là và răm thái nhỏ. Canh bắc ra, bầu tiếp tục chín mềm. Nước canh ngọt lừ, ấm áp mùi vị của các bạn rau kia nữa. Ăn vã chơi bát canh đầu bữa, ngon. Chan cơm ăn, càng ngon.
Tôi không giỏi khoản nấu nướng mấy con thủy hải sản. Canh ngao thi thoảng nấu chua, giả sử nấu bầu thì óc tưởng tượng cũng chỉ bay được đến mép thúng bà bán rau với hai cái tên hành hoa và thì là. Hỏi TL tự nghĩ ra trộn thì là với răm à, nó tỉnh bơ, em học Mẹ.
Bầu nạo vỏ xắt khúc, dùng dao bằm đều tay xung quanh rồi thái lát nhẹ, được các sợi xanh mướt, xóc với chút muối hay bột gia vị để lấy vị đậm.
Con ngao hoa, tôi gọi là ngao hoa phóng đại vì nó to tướng khác xa các bạn ngao hoa con tháu xinh xinh, giá sau Tết ngất nghêu nhưng vì thèm nên vẫn lặn lội đường xa mò ra cái chợ ở bên kia con đường to để kiếm. Ngao rửa sạch được hấp vừa kịp mở miệng thì lấy phần thịt ra thái đôi rồi phi hành thơm xào ngấm đậm. Dầu mỡ chỉ gọi là thoảng chạy qua để làm thơm cho hành vì canh bầu chủ về thanh :-)
Nước ngao đó nấu canh bầu. Canh sôi chừng bầu chín tới thì cho phần thịt ngao xào kia với hỗn hợp hành hoa, thì là và răm thái nhỏ. Canh bắc ra, bầu tiếp tục chín mềm. Nước canh ngọt lừ, ấm áp mùi vị của các bạn rau kia nữa. Ăn vã chơi bát canh đầu bữa, ngon. Chan cơm ăn, càng ngon.
Tôi không giỏi khoản nấu nướng mấy con thủy hải sản. Canh ngao thi thoảng nấu chua, giả sử nấu bầu thì óc tưởng tượng cũng chỉ bay được đến mép thúng bà bán rau với hai cái tên hành hoa và thì là. Hỏi TL tự nghĩ ra trộn thì là với răm à, nó tỉnh bơ, em học Mẹ.
Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018
"hành hương" trong thành phố và những chuyện lặt vặt
Với chuyến "hành hương" trong thành phố ngày hôm qua, trình "kiên nhẫn" của tôi xem ra lại cao thêm một bậc. Một phần là nhờ vào đồng-bọn, khi tất cả mọi người đều chẳng kêu ca phàn nàn gì cái sự chờ đợi xe taxi hay xe bus, cái sự chen lấn xô đẩy của các thân người, thì tôi thực chẳng có cớ gì để mà gào lên. Một phần nữa là nhờ vào anh tài taxi đầu tiên chúng tôi gọi ở cạnh tòa nhà hàm cá mập. Chờ đồ uống ở Highlands thời gian dài ngoài dự kiến, tôi áy náy định bảo kêu xe tiếp tục di chuyển tìm khách nhưng anh tài nói không sao. Cái không sao ấy kéo dài hơn ba phần tư giờ đồng hồ. Và trong chốc lát, tôi đã phì cười với bản thân, thật kỳ quái khi mà lúc nào tôi cũng nhấp nha nhấp nhổm với thời gian.
Sau một ngày dài đi xuyên qua các vệt khói hương và tiền vàng được hóa, các tạp vị của đồ ăn thức uống bày bán lối vào cửa Phủ, đủ tông bậc hương từ nhân tạo nước hoa son phấn tới mồ hôi [của] nhân thể, tôi về nhà mệt phờ. Giấc ngủ đêm muộn kéo dài đúng thời gian nửa một ngày trọn vẹn. Tôi nhìn mình trong gương, mặt tròn như cái nong, thỏa mãn vì được giấc đầy.
Hôm nay có một chuyện kỳ khôi. Đứng chờ thanh toán ở siêu thị, tôi thấy hai anh tài trước mặt, coi bộ dạng giống một cặp đôi thắm thiết, tay cầm chiếc gương tròn nhỏ màu hồng phấn có kệ kê chân. Nhớ ở nhà cái gương đã vỡ chân đế do tôi vô tình đá phăng cái ngày nảo ngày nào, thế là con giời lóc cóc đi tìm một món tương tự. Hết gương nhỏ và cũng hết màu hồng phấn, tôi tự tặng mình gương tròn to màu xanh lá nhạt. Tối kể cho bạn, bạn hỏi lại, đầu năm mua gương à. Nào tôi có biết cái sự kiêng kị liên quan đến cái gương, thế là đáp lại, chỉ tại hai cái cậu thanh niên kia.
Lúc ra lấy xe rời siêu thị, có một con nhóc chừng học sinh lớp ba lớp bốn gì đó, người vẫn khoác nguyên áo đồng phục của cái trường học danh tiếng trong khu, tiến lại gần tôi, mặt mũi phi thường nghiêm túc hỏi, cô ơi cô có con chưa. Tôi nghĩ ngợi nghiêm túc một chút thì trả lời, chưa. Nó lại hỏi tiếp, cô ơi cô có chồng chưa. Tôi bắt đầu lo mình mất kiên nhẫn, hỏi lại nó, sao lại hỏi vậy. Nó tỉnh bơ, vì cháu không biết nên hỏi cô ạ. Câu trả lời, cô cũng không biết. Nó cười toe toét, ra chiều hiểu ý rồi chạy tót về chỗ cái ghế mấy ông bảo vệ ngồi im ngoan ngoãn. Chuyện này về kể cho TL, gặp đúng đứa cứng nhắc, nghe xong nhăn mặt phọt ra một câu, vô duyên. Tôi thì khoái chí, chắc là cái điềm :-)
Sau mấy ngày Tết ăn uống linh ta linh tinh, con số cân nặng xem ra ở trong phạm vi bao dung, mới chỉ là vượt quá 2 kí lô chút chút. Bữa tối ăn tạp, thức ăn còn dư chút. Tôi ngẫm nghĩ thấy thật phải tội nhưng cuối cùng vẫn là quyết định bỏ đi. Bài học với thức ăn trong những ngày đầu tiên của năm mới, đối với cái dạ dày, tốt nhất là "thiếu hơn thừa".
Sau một ngày dài đi xuyên qua các vệt khói hương và tiền vàng được hóa, các tạp vị của đồ ăn thức uống bày bán lối vào cửa Phủ, đủ tông bậc hương từ nhân tạo nước hoa son phấn tới mồ hôi [của] nhân thể, tôi về nhà mệt phờ. Giấc ngủ đêm muộn kéo dài đúng thời gian nửa một ngày trọn vẹn. Tôi nhìn mình trong gương, mặt tròn như cái nong, thỏa mãn vì được giấc đầy.
Hôm nay có một chuyện kỳ khôi. Đứng chờ thanh toán ở siêu thị, tôi thấy hai anh tài trước mặt, coi bộ dạng giống một cặp đôi thắm thiết, tay cầm chiếc gương tròn nhỏ màu hồng phấn có kệ kê chân. Nhớ ở nhà cái gương đã vỡ chân đế do tôi vô tình đá phăng cái ngày nảo ngày nào, thế là con giời lóc cóc đi tìm một món tương tự. Hết gương nhỏ và cũng hết màu hồng phấn, tôi tự tặng mình gương tròn to màu xanh lá nhạt. Tối kể cho bạn, bạn hỏi lại, đầu năm mua gương à. Nào tôi có biết cái sự kiêng kị liên quan đến cái gương, thế là đáp lại, chỉ tại hai cái cậu thanh niên kia.
Lúc ra lấy xe rời siêu thị, có một con nhóc chừng học sinh lớp ba lớp bốn gì đó, người vẫn khoác nguyên áo đồng phục của cái trường học danh tiếng trong khu, tiến lại gần tôi, mặt mũi phi thường nghiêm túc hỏi, cô ơi cô có con chưa. Tôi nghĩ ngợi nghiêm túc một chút thì trả lời, chưa. Nó lại hỏi tiếp, cô ơi cô có chồng chưa. Tôi bắt đầu lo mình mất kiên nhẫn, hỏi lại nó, sao lại hỏi vậy. Nó tỉnh bơ, vì cháu không biết nên hỏi cô ạ. Câu trả lời, cô cũng không biết. Nó cười toe toét, ra chiều hiểu ý rồi chạy tót về chỗ cái ghế mấy ông bảo vệ ngồi im ngoan ngoãn. Chuyện này về kể cho TL, gặp đúng đứa cứng nhắc, nghe xong nhăn mặt phọt ra một câu, vô duyên. Tôi thì khoái chí, chắc là cái điềm :-)
Sau mấy ngày Tết ăn uống linh ta linh tinh, con số cân nặng xem ra ở trong phạm vi bao dung, mới chỉ là vượt quá 2 kí lô chút chút. Bữa tối ăn tạp, thức ăn còn dư chút. Tôi ngẫm nghĩ thấy thật phải tội nhưng cuối cùng vẫn là quyết định bỏ đi. Bài học với thức ăn trong những ngày đầu tiên của năm mới, đối với cái dạ dày, tốt nhất là "thiếu hơn thừa".
Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018
viên mãn, đàng hoàng, và hạnh phúc
(1)
Có một cuộc tranh luận nho nhỏ trong các quãng nghỉ của các cuộc thăm viếng đền chùa ngày 5 Tết.
Về sự giàu có, tôi học được câu, "cảng thẳng thì không sâu, người thẳng thì không giàu".
Về thành tựu cuộc đời, tôi nghe được ý, người nhà mình căn bản sẽ quan tâm đến những đủ đầy/viên mãn và đàng hoàng cân đo được hơn là hạnh phúc trong hình hài của ý niệm.
Vì thế, nói anh A chị B, câu cửa miệng sướng khổ, thành đạt hay thất bại sẽ được quy về có nhà, có xe, có chồng, có vợ, có con, có cháu, có tiền bạc, có chức tước quyền thế. Còn nếu bảo anh A chị B hạnh phúc, đảm bảo thằng phụt ra câu đó nghĩ một đằng còn thằng nghe câu đó thì lại quàng một nẻo.
(2)
Ở những cửa đền chùa thăm viếng hôm nay, tôi nghĩ nhìn thấy thật nhiều người viên mãn và đàng hoàng.
(3)
Hôm nay tôi nhận ra trong suốt nhiều năm câu hỏi của tôi với thằng bé luôn nhất quán, bao giờ tao giàu (?)
(4)
Cũng hôm nay, lần đầu tiên, tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về hạnh phúc.
Có một cuộc tranh luận nho nhỏ trong các quãng nghỉ của các cuộc thăm viếng đền chùa ngày 5 Tết.
Về sự giàu có, tôi học được câu, "cảng thẳng thì không sâu, người thẳng thì không giàu".
Về thành tựu cuộc đời, tôi nghe được ý, người nhà mình căn bản sẽ quan tâm đến những đủ đầy/viên mãn và đàng hoàng cân đo được hơn là hạnh phúc trong hình hài của ý niệm.
Vì thế, nói anh A chị B, câu cửa miệng sướng khổ, thành đạt hay thất bại sẽ được quy về có nhà, có xe, có chồng, có vợ, có con, có cháu, có tiền bạc, có chức tước quyền thế. Còn nếu bảo anh A chị B hạnh phúc, đảm bảo thằng phụt ra câu đó nghĩ một đằng còn thằng nghe câu đó thì lại quàng một nẻo.
(2)
Ở những cửa đền chùa thăm viếng hôm nay, tôi nghĩ nhìn thấy thật nhiều người viên mãn và đàng hoàng.
(3)
Hôm nay tôi nhận ra trong suốt nhiều năm câu hỏi của tôi với thằng bé luôn nhất quán, bao giờ tao giàu (?)
(4)
Cũng hôm nay, lần đầu tiên, tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về hạnh phúc.
Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018
quà tết, solo hay duo và nhật ký trưởng thành của một bà cô già
(1)
Có một dạo, thực là trong một quãng thời gian vài năm, mấy người đàn bà hàng xóm hỏi han hay có câu cửa miệng đại ý, phải lập gia đình vì nếu không là "bất hiếu", là "phải tội" với mẹ cha. Thời gian đó, những người đàn bà hàng xóm nếu không phải là ở đỉnh cao của danh tài do quý ông chồng quyền cao chức trọng đem lại thì cũng là phương phây tài lực nhờ buôn bán đất đai này nọ, và đám con của họ bắt đầu chuẩn bị thò chân vào đời sống xã hội sau một thời gian dài nếu không phải là học ở trường "lớn" ở Việt Nam thì là du học về nước.
Hai ba năm trở lại, lời từ miệng của những người đàn bà hàng xóm là họ thực sự sốt ruột với đám con cái của mình và họ giờ thực sự thấu hiệu tâm trạng của mẹ già ở Bắc Ninh của tôi như thế nào, một thứ tâm trạng do họ tự kiến tạo song xét về một phương diện thì quả là không sai với bà cụ già của tôi. Nỗi lo của những người đàn bà hàng xóm phong phú, đa dạng. Con gái sang ngưỡng sau của tuổi 20, làm ngân hàng thu nhập ngất ngây nhưng ngày ngày sớm tối tăng ca, về nhà muộn thì đâu còn sức mà tán tỉnh lẫn yêu đương. Con trai ông chủ lớn nhỏ đủ kiểu ngành nghề thì cái tính hướng xem ra mù mịt. Lại đám con trai khác thì thằng anh xốc nổi làm nhà nước nhưng lại không biết cúi đầu nên tiến mãi không xong, thằng em khôn ranh tính toán bài vở tương lai cặn kẽ đến từng li lai, một ngày đẹp giời thông báo đánh rụp cho phụ huynh sau Tết cùng vợ sang Bắc Mỹ bắt đầu giấc mơ di dân đổi đời.
Tôi có lúc muốn nói với họ, ai cũng có vấn đề cả thôi, rằng việc tôi sống một mình, dù cửa miệng có cợt nhả vác mệnh bà cô dòng họ, có sự đưa đẩy của số mệnh nhưng cũng có cả vấn đề cá nhân, do tính cách, do sự lựa chọn, và do cả những ngập ngừng, ngại khó ngại khổ nữa. Nhưng rất mau, tôi phát hiện, những người đàn bà hàng xóm chỉ là có nhu cầu nói, có nhu cầu trút mà thôi. Chứ không phải là họ cùng tôi thực sự ở trong một sự trao đổi, một màn đối thoại.
(2)
Tôi sống tự nhiên, vô ưu và vô tâm, suốt cả một chặng dài của thứ có tên là "tuổi trẻ".
Giờ trèo bus, được nhường chỗ, được gọi từ cô đến bác qua bà, tôi vui vẻ tiếp nhận tuốt.
Ai hỏi tôi, có ân hận không, tôi sẵn sàng nói không.
Nhưng ai hỏi tôi, nếu quay lại làm khác không, tôi sẵn sàng nói có.
(3)
Cái sự có đó là bỏ bớt thói vô tâm, chuyên chú thêm chút cho cái phần gọi là an-sinh, gọi là phúc-lợi của nửa sau cuộc đời.
Giờ có vẻ là muộn, nhưng muộn hơn không, tôi vẫn đang tiếp tục học cách thu xếp cuộc sống theo tinh thần solo, có những tiết chế của hiện tại, và có cả những chuẩn bị cho tương lai.
(4)
Đó thực sự là một việc khó vì tôi là một con nợ xấu xí và trong thời gian của ngày, của tuần, của tháng, của năm, các cơn điên nho nhỏ không ngừng xâm lấn tâm trí và tôi vẫn không ngừng làm những việc ngốc với một lời chống chế thành công thức, trước ở tuổi 20 chưa điên thì giờ phải điên bù lại.
(5)
Tôi giống một kẻ chơi cờ chập chững, kém cỏi đầy mình, ngơ ngơ ngác ngác trước các đường chỉ kẻ.
Tôi giống mình như một kẻ chầu rìa đám bài bạc chuyên nghiệp, hồi hộp trước các bát lật đỏ đen.
Tôi thường nghĩ, hay mình nhún chút nữa, mềm [mại] chút nữa, trong một vài quan hệ ở giai đoạn dò đường.
(6)
Nhưng rất mau, cảm giác thống trị là sự chán ngán.
Chán ngán vì phải nhe răng ra nói nói cười cười mấy câu vô nghĩa.
Chán ngán vì cái thằng cha đối diện mình nói chuyện a thì nó hóng hớt sang chuyện b.
Chán ngán vì mình đã thấy mình tệ và ích kỷ đến mức nào nhưng thằng cha đối diện nó còn cuồng tự kỷ tự ái hơn cả mình.
(7)
Sau một dãy dài nỗ lực, giờ tôi tung hê tuốt mọi áy náy trước mẹ già ở Bắc Ninh, người không thể nào đào thoát về mặt tinh thần khỏi cái sức ép rất chi là kiểu cách làng xã mang tên "phải có một tấm chồng tử tế".
(8)
Và bận tâm to của tôi lúc này, thay vì nhe răng hay âm ỉ chịu đựng thì tốt nhất là tôi dành thời gian tính tính toán toán sống sao một mình cho thật ổn, cho thật tốt.
Xem ra như vậy là khả thi hơn cả chăng ?!
(9)
Tối ngày 4 Tết lần đầu thực sự đi chúc Tết nhà ai đó, tôi được tặng món quà gợi nhắc một đoạn thời gian điên cuồng với ý tứ và chữ nghĩa.
Giờ thì sao, đúng là tôi vẫn là fan cuồng của Nobert Elias, nhưng rõ ràng là không có các quý ngài Frankfurt thì tôi vẫn sống sót, còn nếu không nghiêm túc lấy một lần trong đời về lựa chọn cuộc sống solo hay duo thì rõ ràng là tôi sẽ rất tệ.
Vậy nên phải tính toán chút thôi, nhể :-)))
Có một dạo, thực là trong một quãng thời gian vài năm, mấy người đàn bà hàng xóm hỏi han hay có câu cửa miệng đại ý, phải lập gia đình vì nếu không là "bất hiếu", là "phải tội" với mẹ cha. Thời gian đó, những người đàn bà hàng xóm nếu không phải là ở đỉnh cao của danh tài do quý ông chồng quyền cao chức trọng đem lại thì cũng là phương phây tài lực nhờ buôn bán đất đai này nọ, và đám con của họ bắt đầu chuẩn bị thò chân vào đời sống xã hội sau một thời gian dài nếu không phải là học ở trường "lớn" ở Việt Nam thì là du học về nước.
Hai ba năm trở lại, lời từ miệng của những người đàn bà hàng xóm là họ thực sự sốt ruột với đám con cái của mình và họ giờ thực sự thấu hiệu tâm trạng của mẹ già ở Bắc Ninh của tôi như thế nào, một thứ tâm trạng do họ tự kiến tạo song xét về một phương diện thì quả là không sai với bà cụ già của tôi. Nỗi lo của những người đàn bà hàng xóm phong phú, đa dạng. Con gái sang ngưỡng sau của tuổi 20, làm ngân hàng thu nhập ngất ngây nhưng ngày ngày sớm tối tăng ca, về nhà muộn thì đâu còn sức mà tán tỉnh lẫn yêu đương. Con trai ông chủ lớn nhỏ đủ kiểu ngành nghề thì cái tính hướng xem ra mù mịt. Lại đám con trai khác thì thằng anh xốc nổi làm nhà nước nhưng lại không biết cúi đầu nên tiến mãi không xong, thằng em khôn ranh tính toán bài vở tương lai cặn kẽ đến từng li lai, một ngày đẹp giời thông báo đánh rụp cho phụ huynh sau Tết cùng vợ sang Bắc Mỹ bắt đầu giấc mơ di dân đổi đời.
Tôi có lúc muốn nói với họ, ai cũng có vấn đề cả thôi, rằng việc tôi sống một mình, dù cửa miệng có cợt nhả vác mệnh bà cô dòng họ, có sự đưa đẩy của số mệnh nhưng cũng có cả vấn đề cá nhân, do tính cách, do sự lựa chọn, và do cả những ngập ngừng, ngại khó ngại khổ nữa. Nhưng rất mau, tôi phát hiện, những người đàn bà hàng xóm chỉ là có nhu cầu nói, có nhu cầu trút mà thôi. Chứ không phải là họ cùng tôi thực sự ở trong một sự trao đổi, một màn đối thoại.
(2)
Tôi sống tự nhiên, vô ưu và vô tâm, suốt cả một chặng dài của thứ có tên là "tuổi trẻ".
Giờ trèo bus, được nhường chỗ, được gọi từ cô đến bác qua bà, tôi vui vẻ tiếp nhận tuốt.
Ai hỏi tôi, có ân hận không, tôi sẵn sàng nói không.
Nhưng ai hỏi tôi, nếu quay lại làm khác không, tôi sẵn sàng nói có.
(3)
Cái sự có đó là bỏ bớt thói vô tâm, chuyên chú thêm chút cho cái phần gọi là an-sinh, gọi là phúc-lợi của nửa sau cuộc đời.
Giờ có vẻ là muộn, nhưng muộn hơn không, tôi vẫn đang tiếp tục học cách thu xếp cuộc sống theo tinh thần solo, có những tiết chế của hiện tại, và có cả những chuẩn bị cho tương lai.
(4)
Đó thực sự là một việc khó vì tôi là một con nợ xấu xí và trong thời gian của ngày, của tuần, của tháng, của năm, các cơn điên nho nhỏ không ngừng xâm lấn tâm trí và tôi vẫn không ngừng làm những việc ngốc với một lời chống chế thành công thức, trước ở tuổi 20 chưa điên thì giờ phải điên bù lại.
(5)
Tôi giống một kẻ chơi cờ chập chững, kém cỏi đầy mình, ngơ ngơ ngác ngác trước các đường chỉ kẻ.
Tôi giống mình như một kẻ chầu rìa đám bài bạc chuyên nghiệp, hồi hộp trước các bát lật đỏ đen.
Tôi thường nghĩ, hay mình nhún chút nữa, mềm [mại] chút nữa, trong một vài quan hệ ở giai đoạn dò đường.
(6)
Nhưng rất mau, cảm giác thống trị là sự chán ngán.
Chán ngán vì phải nhe răng ra nói nói cười cười mấy câu vô nghĩa.
Chán ngán vì cái thằng cha đối diện mình nói chuyện a thì nó hóng hớt sang chuyện b.
Chán ngán vì mình đã thấy mình tệ và ích kỷ đến mức nào nhưng thằng cha đối diện nó còn cuồng tự kỷ tự ái hơn cả mình.
(7)
quà của thằng bé |
(8)
Và bận tâm to của tôi lúc này, thay vì nhe răng hay âm ỉ chịu đựng thì tốt nhất là tôi dành thời gian tính tính toán toán sống sao một mình cho thật ổn, cho thật tốt.
Xem ra như vậy là khả thi hơn cả chăng ?!
(9)
Tối ngày 4 Tết lần đầu thực sự đi chúc Tết nhà ai đó, tôi được tặng món quà gợi nhắc một đoạn thời gian điên cuồng với ý tứ và chữ nghĩa.
Giờ thì sao, đúng là tôi vẫn là fan cuồng của Nobert Elias, nhưng rõ ràng là không có các quý ngài Frankfurt thì tôi vẫn sống sót, còn nếu không nghiêm túc lấy một lần trong đời về lựa chọn cuộc sống solo hay duo thì rõ ràng là tôi sẽ rất tệ.
Vậy nên phải tính toán chút thôi, nhể :-)))
Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018
chăm dưỡng - la source và bàn tay
(1)
Qua tuổi 40, đột nhiên tôi khám phá ra một thế giới có tên "chăm dưỡng". Trong hệ thuật ngữ chị em, care hay care giving không phải là điều gì đó xa lạ. Nhưng một sự quan tâm dành cho chính bản thân thì chỉ rất muộn sau này tôi mới thực sự biết đến. Dù thế nào, muộn còn hơn không :-)
(2)
Lúc mồ ma partner còn ở trên đời, chúng tôi thi thoảng có trò cọ cọ cánh mũi đùa trêu. Thi thoảng D cũng tham gia, mà theo đó tôi lần đầu phát hiện ra các nếp nhăn nhỏ li ti ở khóe mắt của ông anh.
Hôm rồi, trước mặt thằng bé hâm mộ, tự dưng ông anh cầm tay tôi nhìn ngó, xong thì phụt ra một câu sặc mùi sến sẩm, đây mới là tay của người phụ nữ thực sự.
Cả tôi và thằng bé hâm mộ cười sằng sặc một phen trước khi nghe lời giải thích. Hóa ra cái lý của ông anh không phải tệ.
Nữ nhân có điều kiện tay giữ như "mả tổ", chẳng mó vào chuyện chi. Còn tôi ngày ngày nhiều ít cũng gọi là làm chút việc nhà, chai sần nứt nẻ không phải là không có. Bù lại, vấn đề là chăm dưỡng và yêu chiều đôi tay của mình ra sao mà thôi.
(3)
Nhiều năm trước, tôi tặng HĐ một hũ Burt's Bees Almond & Milk Hand Cream. Lúc đưa đồ, tôi chun chun mũi bảo, mùi hạnh nhân cứ như mùi con gián ý, mà kem này đặc quá, bôi vào sít hết cả tay.
Đồ không hợp mình lại thành tốt cho người. HĐ sau này thỏ thẻ hỏi, theo một cách chẳng hề ăn khớp gì với phong thái nữ cường nhân mạnh bạo của nó, có thể kiếm tiếp không. Tay nó khô nứt, thử qua thử lại đủ món cuối cùng chỉ Burt's Bees này là hạp nhất.
(4)
Mẹ già ở Bắc Ninh sớm tối lọ mọ không ngoài vườn thì ở gác bếp đun bên chái nhà, luôn tay suốt cả ngày.
Con gái gửi cho bà già vô khối loại kem tay, đều nhận phản hồi không ăn thua.
Ngày đẹp giời thì phát hiện ra món phù hợp, Giời ạ, đồ bôi mặt lại hóa thành bôi tay, bà già đặc biệt ưa thích hũ kem dưỡng ẩm của nhà Yves Rocher, dặn đi dặn lại, tiện thì mua tiếp nhá.
(5)
TA thử đủ loại kem tay, cuối cùng kết luận, cứ argan oil, đúng loại thủ công của mấy bà già Maroc, là chuẩn chỉnh nhất.
(6)
TL trịnh trọng tuyên bố, Ahava là tốt nhất.
(7)
Mùa này năm trước, tôi lên cơn điên nghịch đủ mùi hương đám kem tay của nhà Crabtree&Evelyn. Sau một hồi thì phải lòng La Source vì độ nhẹ và mượt của nó, và cả vì cái mùi hương như có như không, se sẽ lạnh mát của nó.
Năm nay, ỷ vào TA, tôi tự chiều chuộng bản thân, bắt đầu đích thực quan tâm tới bàn tay của mình, tất cả đều là La Source.
(8)
Kết luận to, tùy môi trường, tùy cơ địa, tùy hoàn cảnh, vấn đề là sự phù hợp :-)))
Qua tuổi 40, đột nhiên tôi khám phá ra một thế giới có tên "chăm dưỡng". Trong hệ thuật ngữ chị em, care hay care giving không phải là điều gì đó xa lạ. Nhưng một sự quan tâm dành cho chính bản thân thì chỉ rất muộn sau này tôi mới thực sự biết đến. Dù thế nào, muộn còn hơn không :-)
(2)
Lúc mồ ma partner còn ở trên đời, chúng tôi thi thoảng có trò cọ cọ cánh mũi đùa trêu. Thi thoảng D cũng tham gia, mà theo đó tôi lần đầu phát hiện ra các nếp nhăn nhỏ li ti ở khóe mắt của ông anh.
Hôm rồi, trước mặt thằng bé hâm mộ, tự dưng ông anh cầm tay tôi nhìn ngó, xong thì phụt ra một câu sặc mùi sến sẩm, đây mới là tay của người phụ nữ thực sự.
Cả tôi và thằng bé hâm mộ cười sằng sặc một phen trước khi nghe lời giải thích. Hóa ra cái lý của ông anh không phải tệ.
Nữ nhân có điều kiện tay giữ như "mả tổ", chẳng mó vào chuyện chi. Còn tôi ngày ngày nhiều ít cũng gọi là làm chút việc nhà, chai sần nứt nẻ không phải là không có. Bù lại, vấn đề là chăm dưỡng và yêu chiều đôi tay của mình ra sao mà thôi.
(3)
Nhiều năm trước, tôi tặng HĐ một hũ Burt's Bees Almond & Milk Hand Cream. Lúc đưa đồ, tôi chun chun mũi bảo, mùi hạnh nhân cứ như mùi con gián ý, mà kem này đặc quá, bôi vào sít hết cả tay.
Đồ không hợp mình lại thành tốt cho người. HĐ sau này thỏ thẻ hỏi, theo một cách chẳng hề ăn khớp gì với phong thái nữ cường nhân mạnh bạo của nó, có thể kiếm tiếp không. Tay nó khô nứt, thử qua thử lại đủ món cuối cùng chỉ Burt's Bees này là hạp nhất.
(4)
Mẹ già ở Bắc Ninh sớm tối lọ mọ không ngoài vườn thì ở gác bếp đun bên chái nhà, luôn tay suốt cả ngày.
Con gái gửi cho bà già vô khối loại kem tay, đều nhận phản hồi không ăn thua.
Ngày đẹp giời thì phát hiện ra món phù hợp, Giời ạ, đồ bôi mặt lại hóa thành bôi tay, bà già đặc biệt ưa thích hũ kem dưỡng ẩm của nhà Yves Rocher, dặn đi dặn lại, tiện thì mua tiếp nhá.
(5)
TA thử đủ loại kem tay, cuối cùng kết luận, cứ argan oil, đúng loại thủ công của mấy bà già Maroc, là chuẩn chỉnh nhất.
(6)
TL trịnh trọng tuyên bố, Ahava là tốt nhất.
(7)
Mùa này năm trước, tôi lên cơn điên nghịch đủ mùi hương đám kem tay của nhà Crabtree&Evelyn. Sau một hồi thì phải lòng La Source vì độ nhẹ và mượt của nó, và cả vì cái mùi hương như có như không, se sẽ lạnh mát của nó.
Năm nay, ỷ vào TA, tôi tự chiều chuộng bản thân, bắt đầu đích thực quan tâm tới bàn tay của mình, tất cả đều là La Source.
(8)
Kết luận to, tùy môi trường, tùy cơ địa, tùy hoàn cảnh, vấn đề là sự phù hợp :-)))
tết của t.
Tôi phá lệ, lần đầu tiên ra ngoài đi loăng quăng "du xuân" ngày mồng Một.
Ở mấy cái làng ven sông Tô Lịch và cái hồ to của thành phố, dù đã đô thị hóa nhiều thì người dân vẫn còn giữ chút phong vị xưa cũ, cả nhà rồng rắn rảo bộ hoặc cưỡi SH đi quanh chúc Tết láng giềng họ mạc và đi lễ chùa/đền gần nhà. Quý ông mũ bê-rê, giày da bóng loáng, trịnh trọng cà-vạt thắt cổ, miệng xì xòe điếu thuốc. Quý bà váy xống sặc sỡ, chân đi bốt cao, mắt mày xăm kẻ, môi phun đỏ chót. Còn bọn trẻ con thì tròn xoe trong bộ cánh dân tộc cách điệu, một tay phong bao lì xì đỏ cả tệp, tay kia bóng bay rực rỡ.
Mới chỉ nửa sớm ngày đầu năm đường vào chùa, đền, phủ quanh cái hồ to đã tắc nghẽn. Thủ phạm lần này không phải là bọn xe máy mà chủ yếu là ô tô. Tôi tránh đám đông chạy xe lên cây cầu cũ. Thảnh thơi hưởng gió từ sông, thảnh thơi dừng xe ngó lơ xuống dưới.
Đi một vòng coi như đủ. Về nhà khểnh cái bụng căng tròn, cuối cùng thì làm trạch-lão-bà vẫn là sướng nhất :-)
Ở mấy cái làng ven sông Tô Lịch và cái hồ to của thành phố, dù đã đô thị hóa nhiều thì người dân vẫn còn giữ chút phong vị xưa cũ, cả nhà rồng rắn rảo bộ hoặc cưỡi SH đi quanh chúc Tết láng giềng họ mạc và đi lễ chùa/đền gần nhà. Quý ông mũ bê-rê, giày da bóng loáng, trịnh trọng cà-vạt thắt cổ, miệng xì xòe điếu thuốc. Quý bà váy xống sặc sỡ, chân đi bốt cao, mắt mày xăm kẻ, môi phun đỏ chót. Còn bọn trẻ con thì tròn xoe trong bộ cánh dân tộc cách điệu, một tay phong bao lì xì đỏ cả tệp, tay kia bóng bay rực rỡ.
Mới chỉ nửa sớm ngày đầu năm đường vào chùa, đền, phủ quanh cái hồ to đã tắc nghẽn. Thủ phạm lần này không phải là bọn xe máy mà chủ yếu là ô tô. Tôi tránh đám đông chạy xe lên cây cầu cũ. Thảnh thơi hưởng gió từ sông, thảnh thơi dừng xe ngó lơ xuống dưới.
Đi một vòng coi như đủ. Về nhà khểnh cái bụng căng tròn, cuối cùng thì làm trạch-lão-bà vẫn là sướng nhất :-)
cầu Long Biên ngày 1 Tết |
cầu Long Biên ngày 1 Tết |
cầu Long Biên ngày 1 Tết |
cầu Long Biên ngày 1 Tết |
cơm sáng 1 Tết cho mình - bún trộn :-))) |
hoa đào muộn rón ra rón rén - 2 Tết |
mộc thơm - 2 Tết |
Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018
bắc ninh 29 tết
Tôi ngủ, bỏ qua cái ý định hóng hớt xem ngôi nhà đại gia đất Kinh Bắc giờ ra cái hình thù gì, cả trên đường về lẫn đường ra.
Mẹ cho con và khách một bữa bún chả ngon, cả chả miếng lẫn chả băm. Rau ghém hái tuốt từ vườn nhà, con í ới sân trước sân sau hỏi rau nào ở chỗ nào, lúc nhìn chỗ rau bày đĩa bà cụ già phát hiện thay vì ra chỗ đám mùi vừa độ ở gần gốc bưởi thì các con mải mê ngắt các nhánh mùi bà cô già. Con bị mắng nhe răng ra cười, thế nào mà chả là rau.
Có mớ tôm tươi, bà già vui tính tiện bếp quạt chả thì thay vì làm món tôm rán tẩm bột theo truyền thống lần này làm món tôm nướng. Thịt tôm ngọt lừ lại se sẽ vị khói sém. Tôi bắt đầu nghĩ đến một lần bắc bếp ngoài vườn nhà Hà Nội tụ tập bà con làm một trận đồ nướng. Nhưng ai mà biết được, đôi ba ngày trôi qua có khi đủ để tôi quên sạch sẽ cả bọn tôm nướng lẫn ý tưởng làm món.
Ở làng nhìn ngó khó mà ra vị Tết. Nhưng chỉ cần qua con mương nhỏ sang làng bên, thuộc xã khác và huyện khác, thì sự giàu có cứ thế mà tự nhiên phô bày. Gần giờ về, có xe máy chở ba người ngoằn nghèo chạy qua cổng rồi có tiếng ới ời, xe quay lại. Ngó ra là Mợ và em họ đều ở Nam ra ăn Tết. Xe chở ba bà cháu ra thăm mộ Cậu. Tíu tít một câu chào, một câu hẹn lát quay lại vào nhà chơi. Đột nhiên lại hóng ra vị của Tết :-)
Mẹ cho con và khách một bữa bún chả ngon, cả chả miếng lẫn chả băm. Rau ghém hái tuốt từ vườn nhà, con í ới sân trước sân sau hỏi rau nào ở chỗ nào, lúc nhìn chỗ rau bày đĩa bà cụ già phát hiện thay vì ra chỗ đám mùi vừa độ ở gần gốc bưởi thì các con mải mê ngắt các nhánh mùi bà cô già. Con bị mắng nhe răng ra cười, thế nào mà chả là rau.
Có mớ tôm tươi, bà già vui tính tiện bếp quạt chả thì thay vì làm món tôm rán tẩm bột theo truyền thống lần này làm món tôm nướng. Thịt tôm ngọt lừ lại se sẽ vị khói sém. Tôi bắt đầu nghĩ đến một lần bắc bếp ngoài vườn nhà Hà Nội tụ tập bà con làm một trận đồ nướng. Nhưng ai mà biết được, đôi ba ngày trôi qua có khi đủ để tôi quên sạch sẽ cả bọn tôm nướng lẫn ý tưởng làm món.
Ở làng nhìn ngó khó mà ra vị Tết. Nhưng chỉ cần qua con mương nhỏ sang làng bên, thuộc xã khác và huyện khác, thì sự giàu có cứ thế mà tự nhiên phô bày. Gần giờ về, có xe máy chở ba người ngoằn nghèo chạy qua cổng rồi có tiếng ới ời, xe quay lại. Ngó ra là Mợ và em họ đều ở Nam ra ăn Tết. Xe chở ba bà cháu ra thăm mộ Cậu. Tíu tít một câu chào, một câu hẹn lát quay lại vào nhà chơi. Đột nhiên lại hóng ra vị của Tết :-)
xin rau ăn tết - su hào |
xin rau ăn tết - cà rốt |
thu hoạch tỏi tươi |
mai vườn nhà và mai quà hàng xôi |
đào hồng lơ phơ |
có quả, có hoa, có củ :-) |
hoa gì không biết |
và thế là tạm biệt con gà, chào con cún :-))) |
Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018
cái bụng lành mạnh
Kinh khủng. Kinh tởm. Thảm. Haiz. Trời Đất Thần Phật [ơi]. Úi bà tiên bao tử yêu quý của tui ơi...
Mỗi lần ngồi thụp ôm cái bồn cầu, trong đầu tôi nhảy nhót đủ mọi từ ngữ và hình ảnh. Tôi cảm nghiệm sự khó chịu nhưng vẫn bướng bỉnh nghịch ngợm cái óc xỏ xiên của bản thân.
Đêm muộn TL về nhà sau chuyến công tác ở Lào. Tôi lom khom chuẩn bị đồ ăn cho nó xong thì báo cáo tình hình. Tại vì cả bữa trưa và bữa tối đều chăm chỉ nấu nướng, chăm chỉ ăn và vì mải nói chuyện với ông cụ già ra Hà Nội đợt này lấy lương, lấy thuốc, lấy quà Tết, nên thành ra là chăm chỉ tống quá mức thức ăn vào người. Vừa kể lể, tôi vừa quờ tay bốc thêm mấy miếng đồ nguội tống vào miệng, với hy vọng đủ độ kích thích để cơn buồn nôn có thể đến và như thế thì có thể tống tiễn hỗn hợp kỳ quái đang tung tăng đạp và nhún trong cái công xưởng ruột non ruột già của mình.
Một giờ sau trong nhà có một con điên đi đi lại lại, lăng xăng từ cái ghế dài ngủ đêm tới phòng bếp rồi lại lòng vòng qua sảnh dẫn vào nhà vệ sinh. Người tôi sực mùi tỏi dập dán ở bụng dù đích thực lần này tôi chẳng thấy có vấn đề gì về cái sự trướng cả. Trên bàn cốc nước gừng nóng bốc hơi nghi ngút, nước vàng cộng hương gừng nếu bỏ qua cái tình trạng thảm hại của tôi thì quả là một món đồ uống siêu hấp dẫn.
Mấy tiếng đêm ngủ chập chờn, được ngắt nhịp đều đều bằng cái chu trình ghế dài-bồn cầu và cái động tác chẳng đẹp đẽ gì theo đúng nghĩa đen của từ là móc họng, cuối cùng nhờ ơn Giời đã kết thúc. Tôi có giấc yên về sáng, ngủ sâu và trọn vẹn năm sáu giờ đồng hồ, lúc mở mắt cứ tựa như chưa từng có chuyện tồi tệ đêm qua.
Nhưng tôi biết, cho lần này, không phải là một chuyện thoảng qua rồi tống vào cái hố sâu của trí nhớ ngắn hạn. Thân thể tôi mang không còn có sức mang ra thử thách cho cái sự ăn ăn uống uống phóng khoáng và bất tuân kỷ luật nữa. Tôi sợ đau đớn, tôi sợ cảm giác khó chịu. Và đêm qua, chúng diễn ra dài hơn những lần "tai nạn" trước.
Tôi biết, tôi sẽ tiếp tục là cái ví dụ xấu xí của đám thầy bà chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng với công thức gán định, "đấy, ngốc chưa này, biết là không tốt mà không chịu thay đổi". Và tôi cũng biết, dù là chậm thì sau lần này, cũng như chuyện giấc ngủ, như chuyện tiết giảm cafe, tôi thực sự cần và phải chú ý đến cái sự ăn uống của mình trong tổng thể.
Hành động "cách mạng" đầu tiên của ngày [muộn] là một đống đồ ăn được tống tiễn vào thùng rác. Tiếp đó là đám gia vị thuộc vào loại thi thoảng đột nhiên cần nhưng về căn bản suốt cả một năm thời gian nằm mốc một xó.
Tôi giơ lên hạ xuống mấy lọ bột khô, căng ra giữa tiếc rẻ và một thúc giục nào làm đi. Thậm chí, có khoảnh khắc còn giỏi giang lôi ra một bao biện yếu ớt, bỏ rồi sau sao nhớ tên cái đám này.
À mình có Note mà. Ảnh được chụp. Sau muốn tìm mua thì cứ thế mà lần nhá. Mà nếu không phải là bạn ăn hải sản trường kỳ thì lúc đó hẳn còn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua lại đi :-)
Mỗi lần ngồi thụp ôm cái bồn cầu, trong đầu tôi nhảy nhót đủ mọi từ ngữ và hình ảnh. Tôi cảm nghiệm sự khó chịu nhưng vẫn bướng bỉnh nghịch ngợm cái óc xỏ xiên của bản thân.
Đêm muộn TL về nhà sau chuyến công tác ở Lào. Tôi lom khom chuẩn bị đồ ăn cho nó xong thì báo cáo tình hình. Tại vì cả bữa trưa và bữa tối đều chăm chỉ nấu nướng, chăm chỉ ăn và vì mải nói chuyện với ông cụ già ra Hà Nội đợt này lấy lương, lấy thuốc, lấy quà Tết, nên thành ra là chăm chỉ tống quá mức thức ăn vào người. Vừa kể lể, tôi vừa quờ tay bốc thêm mấy miếng đồ nguội tống vào miệng, với hy vọng đủ độ kích thích để cơn buồn nôn có thể đến và như thế thì có thể tống tiễn hỗn hợp kỳ quái đang tung tăng đạp và nhún trong cái công xưởng ruột non ruột già của mình.
Một giờ sau trong nhà có một con điên đi đi lại lại, lăng xăng từ cái ghế dài ngủ đêm tới phòng bếp rồi lại lòng vòng qua sảnh dẫn vào nhà vệ sinh. Người tôi sực mùi tỏi dập dán ở bụng dù đích thực lần này tôi chẳng thấy có vấn đề gì về cái sự trướng cả. Trên bàn cốc nước gừng nóng bốc hơi nghi ngút, nước vàng cộng hương gừng nếu bỏ qua cái tình trạng thảm hại của tôi thì quả là một món đồ uống siêu hấp dẫn.
Mấy tiếng đêm ngủ chập chờn, được ngắt nhịp đều đều bằng cái chu trình ghế dài-bồn cầu và cái động tác chẳng đẹp đẽ gì theo đúng nghĩa đen của từ là móc họng, cuối cùng nhờ ơn Giời đã kết thúc. Tôi có giấc yên về sáng, ngủ sâu và trọn vẹn năm sáu giờ đồng hồ, lúc mở mắt cứ tựa như chưa từng có chuyện tồi tệ đêm qua.
Nhưng tôi biết, cho lần này, không phải là một chuyện thoảng qua rồi tống vào cái hố sâu của trí nhớ ngắn hạn. Thân thể tôi mang không còn có sức mang ra thử thách cho cái sự ăn ăn uống uống phóng khoáng và bất tuân kỷ luật nữa. Tôi sợ đau đớn, tôi sợ cảm giác khó chịu. Và đêm qua, chúng diễn ra dài hơn những lần "tai nạn" trước.
Tôi biết, tôi sẽ tiếp tục là cái ví dụ xấu xí của đám thầy bà chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng với công thức gán định, "đấy, ngốc chưa này, biết là không tốt mà không chịu thay đổi". Và tôi cũng biết, dù là chậm thì sau lần này, cũng như chuyện giấc ngủ, như chuyện tiết giảm cafe, tôi thực sự cần và phải chú ý đến cái sự ăn uống của mình trong tổng thể.
thi thoảng đột nhiên thích - nhưng không thực cần :-))) |
Hành động "cách mạng" đầu tiên của ngày [muộn] là một đống đồ ăn được tống tiễn vào thùng rác. Tiếp đó là đám gia vị thuộc vào loại thi thoảng đột nhiên cần nhưng về căn bản suốt cả một năm thời gian nằm mốc một xó.
Tôi giơ lên hạ xuống mấy lọ bột khô, căng ra giữa tiếc rẻ và một thúc giục nào làm đi. Thậm chí, có khoảnh khắc còn giỏi giang lôi ra một bao biện yếu ớt, bỏ rồi sau sao nhớ tên cái đám này.
À mình có Note mà. Ảnh được chụp. Sau muốn tìm mua thì cứ thế mà lần nhá. Mà nếu không phải là bạn ăn hải sản trường kỳ thì lúc đó hẳn còn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua lại đi :-)
Thứ Ba, 6 tháng 2, 2018
giảm cà phê, bắt đầu mùa trà mới và chiều chuộng giấc ngủ
Bạn email nhắc. Tôi ngó nghiêng, ngẫm nghĩ, cuối cùng quyết định mùa mới của mình sẽ là trà trắng và trà đen. Năm nay, ngoài các bạn "kim bạc" và kì môn quen thuộc sẽ có thêm phổ nhĩ không rõ bao năm tuổi. Dù thế nào chúng tôi đã kịp yêu thích nhà trà xứ Firenze này nên hẳn sẽ không phải bận tâm về chất lượng.
Câu chuyện "cai nghiện" cafe của tôi xem ra rất mạnh mẽ nơi đầu lưỡi rồi tiếp đó là giống miếng bánh đa dính nước, cứ thế mà ỉu xìu cho đến khi nát toét. Điều tốt lành duy nhất là gần như không có màn nốc thứ nước nâu sau chính ngọ. Và về căn bản thì cữ của mỗi ngày không vượt quá hai cốc. Nhìn vấn đề từ mặt tích cực, tôi có thể hoan hỉ, tốt tốt. Còn nhìn từ mặt kia, tôi vẫn đang tiếp tục hủy hoại bản thân.
Việc ghi chép [về] giấc ngủ nghe có vẻ nghiêm túc phi thường song thực chỉ là mấy mẩu thông tin cụt lủn mỗi ngày, [ngủ] từ mấy giờ đến mấy giờ và tổng thời gian của mỗi giấc là mấy giờ đồng hồ. Tôi còn lâu mới chạm đến cữ phổ quát lý tưởng là tám giờ vàng ngọc. Thường mỗi ngày tổng thời gian dính thân người vào cái sập đơn là khoảng sáu giờ. Thay đổi lớn nhất của vài tuần rồi là trong ngày tôi không còn bị rơi thường xuyên vào trạng thái uể oải và buồn ngủ nữa. Còn tối muộn thì cơ thể réo rắt rất nghiêm túc, nhắc nhở đã đến giờ nghỉ ngơi.
Câu chuyện "cai nghiện" cafe của tôi xem ra rất mạnh mẽ nơi đầu lưỡi rồi tiếp đó là giống miếng bánh đa dính nước, cứ thế mà ỉu xìu cho đến khi nát toét. Điều tốt lành duy nhất là gần như không có màn nốc thứ nước nâu sau chính ngọ. Và về căn bản thì cữ của mỗi ngày không vượt quá hai cốc. Nhìn vấn đề từ mặt tích cực, tôi có thể hoan hỉ, tốt tốt. Còn nhìn từ mặt kia, tôi vẫn đang tiếp tục hủy hoại bản thân.
Việc ghi chép [về] giấc ngủ nghe có vẻ nghiêm túc phi thường song thực chỉ là mấy mẩu thông tin cụt lủn mỗi ngày, [ngủ] từ mấy giờ đến mấy giờ và tổng thời gian của mỗi giấc là mấy giờ đồng hồ. Tôi còn lâu mới chạm đến cữ phổ quát lý tưởng là tám giờ vàng ngọc. Thường mỗi ngày tổng thời gian dính thân người vào cái sập đơn là khoảng sáu giờ. Thay đổi lớn nhất của vài tuần rồi là trong ngày tôi không còn bị rơi thường xuyên vào trạng thái uể oải và buồn ngủ nữa. Còn tối muộn thì cơ thể réo rắt rất nghiêm túc, nhắc nhở đã đến giờ nghỉ ngơi.
Ngày trước, có cả một đoạn dài thời gian, tôi nhẫn nại với bất cứ kẻ nào đối diện trong các cuộc trò chuyện về giấc ngủ. Rồi sau đó lại có một quãng thời gian tôi trở nên nóng nảy, dễ bốc hỏa khi chạm sâu vào chủ đề này. Nhớ lại lúc đó, phần nhiều suy nghĩ [thầm] của tôi là, cái người này sao điên vậy, ông/bà có mất ngủ quái đâu mà dạy tôi này nọ. Giờ thì con giời khôn, im tịt.
Tôi luôn nghĩ, ai rơi vào sự hỗn loạn kỳ quái đó của nhịp sinh hoạt, nhịp sinh học có tên là giấc ngủ mới có thể đủ điều kiện để cảm thông và sẵn sàng trò chuyện, chia sẻ với kẻ đối diện. Hoặc chí ít, đó phải là người ở cạnh một "con bệnh" mất ngủ siêu trầm trọng. Đại loại thế. Còn đám người được Trời thương cho ăn no ngủ kỹ hay nếu không thì là những kẻ bất chấp không màng đến mấy chuyện ngủ nghê vặt vãnh tầm thường, phần lớn họ khi mở miệng đều chỉ là những công thức sáo rỗng mà thôi.
Hôm nay tôi dậy sớm, thong thả đun nước và ngâm trà Yin Zhen. Các lá trà trắng cho thứ nước vàng dịu và thơm. Tôi bắt đầu buổi sáng của ngày như vậy, sau cả tuần dài bê trễ món nợ Badie và ăn uống linh tinh. Chẳng có tuyên bố long trọng nào. Đơn giản, tôi tận hưởng những khoảnh khắc yên tĩnh vui vẻ này, và quay trở lại với công việc yêu thích của mình. Và cũng bắt đầu một nhãn mới cho năm 2018, cai nghiện cafe uống trà và cải thiện giấc ngủ ☕☕☕ 😋😋😋
Tôi luôn nghĩ, ai rơi vào sự hỗn loạn kỳ quái đó của nhịp sinh hoạt, nhịp sinh học có tên là giấc ngủ mới có thể đủ điều kiện để cảm thông và sẵn sàng trò chuyện, chia sẻ với kẻ đối diện. Hoặc chí ít, đó phải là người ở cạnh một "con bệnh" mất ngủ siêu trầm trọng. Đại loại thế. Còn đám người được Trời thương cho ăn no ngủ kỹ hay nếu không thì là những kẻ bất chấp không màng đến mấy chuyện ngủ nghê vặt vãnh tầm thường, phần lớn họ khi mở miệng đều chỉ là những công thức sáo rỗng mà thôi.
Hôm nay tôi dậy sớm, thong thả đun nước và ngâm trà Yin Zhen. Các lá trà trắng cho thứ nước vàng dịu và thơm. Tôi bắt đầu buổi sáng của ngày như vậy, sau cả tuần dài bê trễ món nợ Badie và ăn uống linh tinh. Chẳng có tuyên bố long trọng nào. Đơn giản, tôi tận hưởng những khoảnh khắc yên tĩnh vui vẻ này, và quay trở lại với công việc yêu thích của mình. Và cũng bắt đầu một nhãn mới cho năm 2018, cai nghiện cafe uống trà và cải thiện giấc ngủ ☕☕☕ 😋😋😋
Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018
khều tay đầu bữa: món trộn củ cải dầm và bò kho
(1)
Tôi nghĩ gọi nó là finger food được không, câu hỏi vừa xong thì đã tới câu trả lời, không hẳn.
Đại loại từ giờ có nên bổ sung nhãn mới - món khều tay đầu bữa? Có thể là salad, có thể là món trộn, có thể là món "bốc" tay :-)
Tự hỏi chán chê thì nhớ ra vốn đã có nhãn món ăn vặt, ăn chơi. Vậy cứ ta đây tiếp tục ăn vặt, ăn chơi hỉ :-)
(2)
Sáng Chủ nhật, tôi nhớ món nợ Tình già bò tuần trước nữa, lóc cóc đi bộ ra góc đường trả tiền. Năm chục ngàn trả nợ mau chóng nở phình thành gần triệu bạc với ba cái thưởng to tướng cộng thêm mấy lạng phần dải gân vốn chuyên bán cho tiệm ăn làm món bò sốt vang.
Nồi to gần như chẳng bao giờ xài được lôi ra kỳ cọ phục vụ cho đám thịt kho. Tôi không nhớ gì đến sả, thế nên gia vị cho món kho lần này chủ về gừng, hồi, quế và thảo quá cùng thêm mấy cái lá bay [leaves]. Tất nhiên là có tỏi, hành tây, đường nâu, xì dầu (lần này là Quảng Châu), mắm cốt, muối hầm và tiêu hạt cùng ớt khô bà cụ già tự làm ở Bắc Ninh nữa.
Cho lần kho này, tôi còn cố ý lấy nước nền vị rau củ, thế nên ngoài ngọt của hành tây còn có củ cải trắng và vài lá phổ tai. Chỗ vụn gân cùng với non thìa súp dầu mè Cauvin được cho vào nồi kho hòng tạo độ kết dính và ngậy. Còn để tăng vị đậm đà thì có thêm mấy con tôm khô và vài lát mực khô. Cuối cùng, đặc biệt hơn cả là tiếc rẻ chỗ vỏ tôm tươi bóc để làm món cơm rang, con giời luộc chỗ vỏ lấy phần nước tôm bổ sung vào nồi ninh.
Gọi là kho hay luộc rốt ráo khó mà nói đúng sai thế nào. Nước kho ngập nồi, để lửa lớn đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ chờ chừng mươi phút tắt bếp. Sau hai ba giờ lặp lại chu trình. Cứ thế nhấn nhả cái nồi trên bếp bốn bận như vậy, đến cuối chiều dỡ các tảng thịt cho ráo và nguội, coi như là xong.
Thưởng kho mới dỡ ra vừa kịp nguội gặp kẻ ăn tham táy máy ăn nếm thực có chút phần vô duyên vì miếng thịt cho vào miệng có cảm giác mềm quá. Nhưng cứ yên tĩnh để thịt trong tủ lạnh qua đêm mà xem, tảng thịt chắc nịch, dao ta sắc lẹm khéo tay thái các lát mỏng, cho bát phở bò chín cũng được, ăn vã chơi chấm tương ớt cay xè của người Mễ cũng xong, và nữa là lần này tôi nghịch làm thử món mới - trộn bò kho với củ cải dầm, coi như cũng rất được.
(3)
Chuyện tôi mua củ cải dầm sẵn ở ngoài quả cũng li kỳ vì vốn không thuộc thói quen đi chợ.
Nguyên lai cả ngày nốc cafe mà không ăn uống tử tế gì, đến cuối chiều cảm thấy sắp lả thì trên đường ra chợ có màn chạy tọt vào hàng bánh bao có tên rất oách là nhất phẩm, dõng dạc kêu một phần bánh nhân thịt cổ truyền giá rẻ nhất trên thực đơn. Thanh toán xong ngó mấy cái hộp để bên coi thú vị hỏi là gì, em bán hàng khéo ơi là khéo quảng cáo món của tiệm rồi mời nếm thử. Tôi nhâm nhi thấy củ cải trong hộp chẳng thua gì món bà cô bên Nội thi thoảng vẫn làm cho, hỏi giá xong thì kêu lấy một hộp.
Củ cải muối mua ngoài ngả vị ngọt, khác củ cải muối/củ cải dầm tự làm ở nhà của chúng tôi thiên về mặn. Trong tủ lạnh có bò kho, lại có hành củ tươi hăng hăng, rồi rau mùi ta kiểu công nghiệp thân dài ngoẵng, và ở góc bếp sót một củ cà rốt từ vườn Bắc Ninh vừa hoẻn ngón tay cái. Có kẻ ngẫm nghĩ chút, vậy làm thử món trộn nào :-)
- Củ cải ngâm bóp ráo nước, bổ túc bột gia vị và mắm cốt lấy đậm
- Hành củ tươi, phần củ trắng chẻ mỏng, phần cọng xanh thái đốt, xốc với dấm Heinz vàng
- Cà rốt thái sợi xốc với tý xíu đường nâu
- Tỏi và gừng bằm nhỏ cùng chút ớt khô bằm vụn
- Úm ba la trộn các bạn ý lại với nhau, nhẹ tay vắt ráo nước lần nữa
- Xong xuôi thì trộn tiếp với phần thịt bò kho thái miếng nhỏ
Thế là có món ăn vặt khêu khêu giữa buổi hay đầu bữa, thế nào cũng được :-)
Tôi tham ăn, bắt đầu nghĩ tới chuyện gọi điện hỏi bà cô nhà Nội công thức làm cái món củ cải dầm ngòn ngọt này để có nguyên liệu cho món trộn nhà làm lần tới :-)
Tôi nghĩ gọi nó là finger food được không, câu hỏi vừa xong thì đã tới câu trả lời, không hẳn.
Đại loại từ giờ có nên bổ sung nhãn mới - món khều tay đầu bữa? Có thể là salad, có thể là món trộn, có thể là món "bốc" tay :-)
Tự hỏi chán chê thì nhớ ra vốn đã có nhãn món ăn vặt, ăn chơi. Vậy cứ ta đây tiếp tục ăn vặt, ăn chơi hỉ :-)
(2)
Sáng Chủ nhật, tôi nhớ món nợ Tình già bò tuần trước nữa, lóc cóc đi bộ ra góc đường trả tiền. Năm chục ngàn trả nợ mau chóng nở phình thành gần triệu bạc với ba cái thưởng to tướng cộng thêm mấy lạng phần dải gân vốn chuyên bán cho tiệm ăn làm món bò sốt vang.
Nồi to gần như chẳng bao giờ xài được lôi ra kỳ cọ phục vụ cho đám thịt kho. Tôi không nhớ gì đến sả, thế nên gia vị cho món kho lần này chủ về gừng, hồi, quế và thảo quá cùng thêm mấy cái lá bay [leaves]. Tất nhiên là có tỏi, hành tây, đường nâu, xì dầu (lần này là Quảng Châu), mắm cốt, muối hầm và tiêu hạt cùng ớt khô bà cụ già tự làm ở Bắc Ninh nữa.
Cho lần kho này, tôi còn cố ý lấy nước nền vị rau củ, thế nên ngoài ngọt của hành tây còn có củ cải trắng và vài lá phổ tai. Chỗ vụn gân cùng với non thìa súp dầu mè Cauvin được cho vào nồi kho hòng tạo độ kết dính và ngậy. Còn để tăng vị đậm đà thì có thêm mấy con tôm khô và vài lát mực khô. Cuối cùng, đặc biệt hơn cả là tiếc rẻ chỗ vỏ tôm tươi bóc để làm món cơm rang, con giời luộc chỗ vỏ lấy phần nước tôm bổ sung vào nồi ninh.
Gọi là kho hay luộc rốt ráo khó mà nói đúng sai thế nào. Nước kho ngập nồi, để lửa lớn đến khi sôi thì hạ lửa nhỏ chờ chừng mươi phút tắt bếp. Sau hai ba giờ lặp lại chu trình. Cứ thế nhấn nhả cái nồi trên bếp bốn bận như vậy, đến cuối chiều dỡ các tảng thịt cho ráo và nguội, coi như là xong.
Thưởng kho mới dỡ ra vừa kịp nguội gặp kẻ ăn tham táy máy ăn nếm thực có chút phần vô duyên vì miếng thịt cho vào miệng có cảm giác mềm quá. Nhưng cứ yên tĩnh để thịt trong tủ lạnh qua đêm mà xem, tảng thịt chắc nịch, dao ta sắc lẹm khéo tay thái các lát mỏng, cho bát phở bò chín cũng được, ăn vã chơi chấm tương ớt cay xè của người Mễ cũng xong, và nữa là lần này tôi nghịch làm thử món mới - trộn bò kho với củ cải dầm, coi như cũng rất được.
(3)
Chuyện tôi mua củ cải dầm sẵn ở ngoài quả cũng li kỳ vì vốn không thuộc thói quen đi chợ.
Nguyên lai cả ngày nốc cafe mà không ăn uống tử tế gì, đến cuối chiều cảm thấy sắp lả thì trên đường ra chợ có màn chạy tọt vào hàng bánh bao có tên rất oách là nhất phẩm, dõng dạc kêu một phần bánh nhân thịt cổ truyền giá rẻ nhất trên thực đơn. Thanh toán xong ngó mấy cái hộp để bên coi thú vị hỏi là gì, em bán hàng khéo ơi là khéo quảng cáo món của tiệm rồi mời nếm thử. Tôi nhâm nhi thấy củ cải trong hộp chẳng thua gì món bà cô bên Nội thi thoảng vẫn làm cho, hỏi giá xong thì kêu lấy một hộp.
Củ cải muối mua ngoài ngả vị ngọt, khác củ cải muối/củ cải dầm tự làm ở nhà của chúng tôi thiên về mặn. Trong tủ lạnh có bò kho, lại có hành củ tươi hăng hăng, rồi rau mùi ta kiểu công nghiệp thân dài ngoẵng, và ở góc bếp sót một củ cà rốt từ vườn Bắc Ninh vừa hoẻn ngón tay cái. Có kẻ ngẫm nghĩ chút, vậy làm thử món trộn nào :-)
- Củ cải ngâm bóp ráo nước, bổ túc bột gia vị và mắm cốt lấy đậm
- Hành củ tươi, phần củ trắng chẻ mỏng, phần cọng xanh thái đốt, xốc với dấm Heinz vàng
- Cà rốt thái sợi xốc với tý xíu đường nâu
- Tỏi và gừng bằm nhỏ cùng chút ớt khô bằm vụn
- Úm ba la trộn các bạn ý lại với nhau, nhẹ tay vắt ráo nước lần nữa
- Xong xuôi thì trộn tiếp với phần thịt bò kho thái miếng nhỏ
Thế là có món ăn vặt khêu khêu giữa buổi hay đầu bữa, thế nào cũng được :-)
Tôi tham ăn, bắt đầu nghĩ tới chuyện gọi điện hỏi bà cô nhà Nội công thức làm cái món củ cải dầm ngòn ngọt này để có nguyên liệu cho món trộn nhà làm lần tới :-)
phù du
(1)
Giữa tuần trước ở tiệm của Chị Lan, thằng cu bán hàng mặt mày nghiêm túc chìa ra tờ giấy có đâu hơn chục chữ ký với thông tin cá nhân đầy đủ từ địa chỉ tới số cellphone và email. Nó mở miệng định giải thích thì tôi đã xua tay bảo không ký. Thằng bé bị bất ngờ trước phản ứng đó. Tôi hỏi, biết tờ giấy này để làm gì không. Nó ú ớ giải thích. Tôi hỏi tiếp, túm lại là để đòi một vụ xử án công bằng hay đòi giết cái thằng cha kia. Nó vẫn ú ớ.
Tôi có chút ngại vì cái phản ứng thô lỗ của mình, nhưng giải thích thì lại không muốn. Sau cười cười xoa dịu không khí, nói với chị chủ, từ ngày em "tu" thì mấy chuyện này em không can dự nữa.
Thực cái phát ngôn đó cũng mơ hồ nốt, chẳng khác gì chuyện thằng bé kia rốt cuộc không rõ mớ giấy với chữ ký là để làm gì. Vì đích thực cái sự "tu" chỉ là một lối nói mà thôi.
Sau kể chuyện này ở bàn trà tối tụ tập cả một đống người cuối tuần, tôi nghe ra chỗ nào cũng hầm hập một bầu không khí của ký và ký. Ngoài chợ các bà bán rau hỏi nhau đã ký chưa. Ở đại sứ quán, một cán bộ chương trình lăng xăng in giấy bảo đồng nghiệp ký. Ở nhà sách, một phụ trách biên tập in cả tệp rồi bảo nhân viên chạy đi từng bộ phận thu chữ ký. Còn có nữa cái chuyện người không ký thì bị coi là tội đồ. Mấy người kể chuyện này cho tôi, tôi hỏi có ai ký không. Câu trả lời đều là không.
Cách nói không của họ uyển chuyển hơn của tôi. Một cậu nói với em nhân viên cứ cho là anh hôm nay không có ở cơ quan đi. Một cô thì giải thích, vì em không rõ đích xác là để làm gì nên cần phải suy nghĩ.
Còn cô bé trị liệu cho tôi, nhân chuyện này, nó thủng thẳng em không ký. Lý do của nó là sau một hồi tìm hiểu thông tin, rốt cuộc tính mục đích của câu chuyện đối với nó vẫn là mơ hồ. Nó bảo nhẹ bẫng, nếu em không chắc một chuyện thì em sẽ không làm.
(2)
Tôi thấy ở trên kệ có hai cuốn sách, một Nghệ thuật sống của Epictetus, sách đẹp; một Thức ăn quyết định số phận của bạn của Namboku Mizuno, giấy xấu, dàn trang sách xấu.
Cả hai cuốn sách tuy vậy tôi thấy đều thú vị.
Đọc Mizuno nói về tiết độ trong ăn uống, về cái sự ăn cái gì quyết định con người bạn, tôi thấy mình thêm thảm thương ở vai diễn của một kẻ loser hết thuốc chữa.
Đọc Epictetus khuyên coi đời như một bữa tiệc, tôi thấy mình có tia hy vọng tiếp tục cải sửa lối sống bản thân.
(3)
Tôi đi vòng đường bao cái hồ to. Lạnh run người nhưng vẫn khoái chí cao độ vì cái sự vắng vẻ của nó.
Qua tiệm đồ nội thất quen nghĩ có nên vào hay không, ngại dắt xe trèo lên lớp vỉa hè cao chót vót thì ngại, tự bảo bỏ qua.
Được thêm vài chục mét đường là quán nhỏ thi thoảng vẫn mua cafe. Cao hứng hỏi bạn, mày mua cho tao gói cafe nhá. Lấy earth ý.
Bạn mất tích đến cả một phần tư giờ đồng hồ, sau xuất hiện trở lại, tay huơ huơ gói cafe với cái tên rất oách fire và hỏi mày thích cái này hay thunder, earth hết rồi. Hỏi xong còn chêm thêm câu, ông chủ ca tụng hết lời loại mới này. Ừ thì cháy cho đã nào.
Lại mất tích mươi phút và xuất hiện trở lại. Lần này là ông chủ muốn biết khách hàng của mình pha cafe kiểu gì để còn chọn cách xay hạt phù hợp.
Gần ba phần tư giờ đồng hồ đổi lấy hai gói cafe 200gr. Trong thời gian chờ đợi, tôi kịp thấy mình ngu ngốc là dùng cafe nhà này đã lâu mà giờ mới hiểu ý tứ của các tên gọi. Cũng trong thời gian chờ đợi, tôi kịp để cho trí tưởng tượng của mình thỏa sức tung bay với hình ảnh một người đàn ông trung niên vác cái túi xách du lịch hào nhoáng rời xe vào căn nhà bề thế bên cạnh tiệm cafe rồi sau quay lại xe nhấc điện thoại nói gì đó đầy bí ẩn.
(4)
Moreschi cao lênh khênh, nhảy nhót trước mắt tôi.
Hỏi bạn, bạn tưng tửng, nhìn chúng thì hình dung ra các cô múa cột.
Trong lúc đó, có đứa dở hơi bắc ghế với tay dò dò trên nóc tủ lôi ra cái hộp bỏ xó nhiều năm đựng đôi giày "cưới" mua ở Rome cùng Olivia, xỏ chân thử đi thử lại rồi cẩn thận đo talon xem rốt cuộc cao chừng nào. Sau khi phát hiện độ cao của đôi giày thủ công với Moreschi đen sì ngang nhau thì cười ha ha ha, khả thi, khả thi.
Cẩn thận nữa nhắn cái tin hỏi thầy bói, tin nhắn cẩn thận không ghi số đo talon.
Thầy bói hẳn chẳng quan tâm đến chuyện đôi giày mà là cái thái độ u ám của tôi ngày đông lạnh, nó bảo được.
Thế là sản xuất một cái email, tuyên bố hoang đàng cũng được, phù phiếm cũng được, trợ lý múa cột cũng được, cứ "cuốc" đi cho đời tươi vui.
Sau một buổi đi nửa vòng thành phố, cơn đồng bóng hóa thành nguội lạnh. Về nhà, coi email của bạn hỏi thêm lần nữa có chắc không, con giời coi như kiếm được cớ chính đáng để thủ tiêu cái sự bốc đồng của mình.
Đến lúc đấy bạn mới tưng tửng làm một dãy các gạch đầu dòng phân tích tại sao không nên theo đuổi ý tưởng Moreschi. Email lại bảo sao "đểu thế", bạn bảo người lớn trong nhà dạy không nên dội gáo nước lạnh khi đương cuộc còn trong cơn hưng phấn.
Kết quả cuối cùng là cao gót lênh khênh giờ khiêm tốn quy về một kế hoạch đế cao vừa phải gọi là, gót vuông hoặc tam giác vuông, kiểu Mansur & Gavriel cổ điển xứ cờ hoa :-)
(5)
Cuộc sống rốt cuộc có bao nghiêm túc phi thường, có bao phù du vậy?
Giữa tuần trước ở tiệm của Chị Lan, thằng cu bán hàng mặt mày nghiêm túc chìa ra tờ giấy có đâu hơn chục chữ ký với thông tin cá nhân đầy đủ từ địa chỉ tới số cellphone và email. Nó mở miệng định giải thích thì tôi đã xua tay bảo không ký. Thằng bé bị bất ngờ trước phản ứng đó. Tôi hỏi, biết tờ giấy này để làm gì không. Nó ú ớ giải thích. Tôi hỏi tiếp, túm lại là để đòi một vụ xử án công bằng hay đòi giết cái thằng cha kia. Nó vẫn ú ớ.
Tôi có chút ngại vì cái phản ứng thô lỗ của mình, nhưng giải thích thì lại không muốn. Sau cười cười xoa dịu không khí, nói với chị chủ, từ ngày em "tu" thì mấy chuyện này em không can dự nữa.
Thực cái phát ngôn đó cũng mơ hồ nốt, chẳng khác gì chuyện thằng bé kia rốt cuộc không rõ mớ giấy với chữ ký là để làm gì. Vì đích thực cái sự "tu" chỉ là một lối nói mà thôi.
Sau kể chuyện này ở bàn trà tối tụ tập cả một đống người cuối tuần, tôi nghe ra chỗ nào cũng hầm hập một bầu không khí của ký và ký. Ngoài chợ các bà bán rau hỏi nhau đã ký chưa. Ở đại sứ quán, một cán bộ chương trình lăng xăng in giấy bảo đồng nghiệp ký. Ở nhà sách, một phụ trách biên tập in cả tệp rồi bảo nhân viên chạy đi từng bộ phận thu chữ ký. Còn có nữa cái chuyện người không ký thì bị coi là tội đồ. Mấy người kể chuyện này cho tôi, tôi hỏi có ai ký không. Câu trả lời đều là không.
Cách nói không của họ uyển chuyển hơn của tôi. Một cậu nói với em nhân viên cứ cho là anh hôm nay không có ở cơ quan đi. Một cô thì giải thích, vì em không rõ đích xác là để làm gì nên cần phải suy nghĩ.
Còn cô bé trị liệu cho tôi, nhân chuyện này, nó thủng thẳng em không ký. Lý do của nó là sau một hồi tìm hiểu thông tin, rốt cuộc tính mục đích của câu chuyện đối với nó vẫn là mơ hồ. Nó bảo nhẹ bẫng, nếu em không chắc một chuyện thì em sẽ không làm.
(2)
Tôi thấy ở trên kệ có hai cuốn sách, một Nghệ thuật sống của Epictetus, sách đẹp; một Thức ăn quyết định số phận của bạn của Namboku Mizuno, giấy xấu, dàn trang sách xấu.
Cả hai cuốn sách tuy vậy tôi thấy đều thú vị.
Đọc Mizuno nói về tiết độ trong ăn uống, về cái sự ăn cái gì quyết định con người bạn, tôi thấy mình thêm thảm thương ở vai diễn của một kẻ loser hết thuốc chữa.
Đọc Epictetus khuyên coi đời như một bữa tiệc, tôi thấy mình có tia hy vọng tiếp tục cải sửa lối sống bản thân.
(3)
Tôi đi vòng đường bao cái hồ to. Lạnh run người nhưng vẫn khoái chí cao độ vì cái sự vắng vẻ của nó.
Qua tiệm đồ nội thất quen nghĩ có nên vào hay không, ngại dắt xe trèo lên lớp vỉa hè cao chót vót thì ngại, tự bảo bỏ qua.
Được thêm vài chục mét đường là quán nhỏ thi thoảng vẫn mua cafe. Cao hứng hỏi bạn, mày mua cho tao gói cafe nhá. Lấy earth ý.
Bạn mất tích đến cả một phần tư giờ đồng hồ, sau xuất hiện trở lại, tay huơ huơ gói cafe với cái tên rất oách fire và hỏi mày thích cái này hay thunder, earth hết rồi. Hỏi xong còn chêm thêm câu, ông chủ ca tụng hết lời loại mới này. Ừ thì cháy cho đã nào.
Lại mất tích mươi phút và xuất hiện trở lại. Lần này là ông chủ muốn biết khách hàng của mình pha cafe kiểu gì để còn chọn cách xay hạt phù hợp.
Gần ba phần tư giờ đồng hồ đổi lấy hai gói cafe 200gr. Trong thời gian chờ đợi, tôi kịp thấy mình ngu ngốc là dùng cafe nhà này đã lâu mà giờ mới hiểu ý tứ của các tên gọi. Cũng trong thời gian chờ đợi, tôi kịp để cho trí tưởng tượng của mình thỏa sức tung bay với hình ảnh một người đàn ông trung niên vác cái túi xách du lịch hào nhoáng rời xe vào căn nhà bề thế bên cạnh tiệm cafe rồi sau quay lại xe nhấc điện thoại nói gì đó đầy bí ẩn.
(4)
Moreschi cao lênh khênh, nhảy nhót trước mắt tôi.
Hỏi bạn, bạn tưng tửng, nhìn chúng thì hình dung ra các cô múa cột.
Trong lúc đó, có đứa dở hơi bắc ghế với tay dò dò trên nóc tủ lôi ra cái hộp bỏ xó nhiều năm đựng đôi giày "cưới" mua ở Rome cùng Olivia, xỏ chân thử đi thử lại rồi cẩn thận đo talon xem rốt cuộc cao chừng nào. Sau khi phát hiện độ cao của đôi giày thủ công với Moreschi đen sì ngang nhau thì cười ha ha ha, khả thi, khả thi.
Cẩn thận nữa nhắn cái tin hỏi thầy bói, tin nhắn cẩn thận không ghi số đo talon.
Thầy bói hẳn chẳng quan tâm đến chuyện đôi giày mà là cái thái độ u ám của tôi ngày đông lạnh, nó bảo được.
Thế là sản xuất một cái email, tuyên bố hoang đàng cũng được, phù phiếm cũng được, trợ lý múa cột cũng được, cứ "cuốc" đi cho đời tươi vui.
Sau một buổi đi nửa vòng thành phố, cơn đồng bóng hóa thành nguội lạnh. Về nhà, coi email của bạn hỏi thêm lần nữa có chắc không, con giời coi như kiếm được cớ chính đáng để thủ tiêu cái sự bốc đồng của mình.
Đến lúc đấy bạn mới tưng tửng làm một dãy các gạch đầu dòng phân tích tại sao không nên theo đuổi ý tưởng Moreschi. Email lại bảo sao "đểu thế", bạn bảo người lớn trong nhà dạy không nên dội gáo nước lạnh khi đương cuộc còn trong cơn hưng phấn.
Kết quả cuối cùng là cao gót lênh khênh giờ khiêm tốn quy về một kế hoạch đế cao vừa phải gọi là, gót vuông hoặc tam giác vuông, kiểu Mansur & Gavriel cổ điển xứ cờ hoa :-)
(5)
Cuộc sống rốt cuộc có bao nghiêm túc phi thường, có bao phù du vậy?
Chủ Nhật, 4 tháng 2, 2018
bữa trưa muộn hai món: cơm rang tôm vị creole và salad rong biển tươi
Bữa trưa theo kế hoạch là ra ngoài ăn cùng bạn. Gần đến giờ rời nhà, con giời nổi máu ki-bo, gọi điện gạ gẫm, mày qua nhà tao đánh chén. Xong rồi thêm câu, cứ thong thả, đừng đi taxi tốn tiền mà trèo bus ý, vì đằng nào tao cũng phải đi chợ.
Sang siêu thị bên đường kiếm củ hành tây, có đứa nghiện ngập vừa đi vừa tự mặc cả, có hay không, không hay có, cái việc chạy tót vào hàng cafe quen làm một cốc latte đúp. Dư vị ki-bo vẫn còn, kết quả là chẳng có cốc cafe nào, còn tiền rau chỉ bằng hai phần ba tiền cốc cafe trong kế hoạch. Kết quả là có đứa dở hơi lững thững đi bộ về nhà, tay vung vẩy cái túi rau, hi hi ha ha thầm trong bụng, mình tiết kiệm được tiền, giỏi quá, giỏi quá :-)
Bữa trưa ngẫu hứng có hai món, đã làm nhiều lần song lần này trình đơn giản tăng tiến đáng kể. Làm nhanh, gọn và không rườm rà về các thức thêm thắt cho món.
(1) Salad rong biển tươi gần như là chay
- Túi rong biển tươi ngâm dầu mua sẵn ở Thành Long
- Hai trái dưa chuột nạo vỏ theo kiểu vỏ dưa bở, một đường nạo vỏ, một đường nguyên vỏ. Xong xuôi thì bổ đôi, nạo ruột rồi xắt thành miếng vuông nho nhỏ, xóc với chút bột gia vị.
- Cà rốt từ vườn nhà Bắc Ninh củ bé xíu, chắc nịch, nạo vỏ xong thì thái lát thật mỏng rồi thái sợi, xóc với chút đường nâu.
- Hành tây củ nhỏ, không phải loại hành tây của vỏ nâu chắc nịch từ Mộc Châu xuống mà là hành tây tươi mềm từ các vườn rau xứ Đông Anh, thái lát mỏng xóc với dấm Heinz vàng.
- Hai thanh cua kani rã đông, ép chặt cho hết nước rồi xé tơi thành sợi nhỏ.
- Vừng trắng rang để riêng chờ rắc lên salad.
Các thành phần đã sẵn sàng, đến công đoạn trộn thực đơn giản. Dưa chuột, cà rốt, hành tây xóc lên cùng nhau, bóp nhẹ tay cho tiết hết phần nước tiết ra. Xong xuôi thì trộn cùng rong biển lấy từ túi. Vì rong biển đã trộn dầu nên tôi bỏ qua tiết mục bổ sung dầu mè. Và tất nhiên là không quên các sợi thanh cua rồi.
Trước khi ăn nhớ rắc thêm vừng nữa là xong.
(2) Cơm rang tôm vị creole
- Hết gạo sợi dài basmati, cơm nấu từ gạo Nhật hạt tròn và mềm, chín rồi thì dỡ ra để nguội.
- Tôm bóc vỏ, bằm rối rồi ướp với chút xíu mắm cốt, tiêu xay và hành củ bằm nhỏ.
- Mấy lát jambon chân giò mua ở Thành Long, bỏ phần bao da đi rồi thái sợi mỏng.
- Một củ tỏi bằm, cùng chút hành khô bằm để đó.
- Vài sợi cà rốt cùng hành hoa, mùi ta, mùi tàu, thơm Láng thái nhỏ lấy màu mè và cũng là lấy vị.
- Và tất nhiên phải có gia vị creole cùng dầu olive.
Chảo to sâu lòng bắc lên bếp chờ nóng thì cho xíu dầu vào rồi phi thơm hành tỏi bằm. Tiếp đến là trút cà rốt cùng jambon và tôm vào xào. Rắc chút gia vị creole vào cho ngấm vị. Tôm chín tới thì trút ra để riêng.
Cái dấu chảo đó dùng rang cơm, trong lúc rang cho thêm gia vị creole để ngấm vào các hạt cơm. Chừng cơm như ý thì chỗ hỗn hợp nhân cơm kia trút vào chảo đảo mau tay rồi tắt bếp. Trước khi cho cơm sang bát tô bày lên bàn đánh chén thì thả hỗn hợp rau gia vị hành hoa-mùi ta-mùi tàu-thơm Láng vào đảo đều.
Hai bạn cơm rang và salad đông chẳng ra đông, tây chẳng ra tây, khi hợp lại thành bữa coi như không phải là tệ :-) Trời lạnh có cơm rang nóng đem lại sự ấm áp. Còn salad tưởng lạnh thực là tạo thanh mát cho phần cơm ngậy và cay của tôm ngấm gia vị creole thành ra lại là hợp lý.
Sang siêu thị bên đường kiếm củ hành tây, có đứa nghiện ngập vừa đi vừa tự mặc cả, có hay không, không hay có, cái việc chạy tót vào hàng cafe quen làm một cốc latte đúp. Dư vị ki-bo vẫn còn, kết quả là chẳng có cốc cafe nào, còn tiền rau chỉ bằng hai phần ba tiền cốc cafe trong kế hoạch. Kết quả là có đứa dở hơi lững thững đi bộ về nhà, tay vung vẩy cái túi rau, hi hi ha ha thầm trong bụng, mình tiết kiệm được tiền, giỏi quá, giỏi quá :-)
Bữa trưa ngẫu hứng có hai món, đã làm nhiều lần song lần này trình đơn giản tăng tiến đáng kể. Làm nhanh, gọn và không rườm rà về các thức thêm thắt cho món.
(1) Salad rong biển tươi gần như là chay
- Túi rong biển tươi ngâm dầu mua sẵn ở Thành Long
- Hai trái dưa chuột nạo vỏ theo kiểu vỏ dưa bở, một đường nạo vỏ, một đường nguyên vỏ. Xong xuôi thì bổ đôi, nạo ruột rồi xắt thành miếng vuông nho nhỏ, xóc với chút bột gia vị.
- Cà rốt từ vườn nhà Bắc Ninh củ bé xíu, chắc nịch, nạo vỏ xong thì thái lát thật mỏng rồi thái sợi, xóc với chút đường nâu.
- Hành tây củ nhỏ, không phải loại hành tây của vỏ nâu chắc nịch từ Mộc Châu xuống mà là hành tây tươi mềm từ các vườn rau xứ Đông Anh, thái lát mỏng xóc với dấm Heinz vàng.
- Hai thanh cua kani rã đông, ép chặt cho hết nước rồi xé tơi thành sợi nhỏ.
- Vừng trắng rang để riêng chờ rắc lên salad.
Các thành phần đã sẵn sàng, đến công đoạn trộn thực đơn giản. Dưa chuột, cà rốt, hành tây xóc lên cùng nhau, bóp nhẹ tay cho tiết hết phần nước tiết ra. Xong xuôi thì trộn cùng rong biển lấy từ túi. Vì rong biển đã trộn dầu nên tôi bỏ qua tiết mục bổ sung dầu mè. Và tất nhiên là không quên các sợi thanh cua rồi.
Trước khi ăn nhớ rắc thêm vừng nữa là xong.
(2) Cơm rang tôm vị creole
- Hết gạo sợi dài basmati, cơm nấu từ gạo Nhật hạt tròn và mềm, chín rồi thì dỡ ra để nguội.
- Tôm bóc vỏ, bằm rối rồi ướp với chút xíu mắm cốt, tiêu xay và hành củ bằm nhỏ.
- Mấy lát jambon chân giò mua ở Thành Long, bỏ phần bao da đi rồi thái sợi mỏng.
- Một củ tỏi bằm, cùng chút hành khô bằm để đó.
- Vài sợi cà rốt cùng hành hoa, mùi ta, mùi tàu, thơm Láng thái nhỏ lấy màu mè và cũng là lấy vị.
- Và tất nhiên phải có gia vị creole cùng dầu olive.
Chảo to sâu lòng bắc lên bếp chờ nóng thì cho xíu dầu vào rồi phi thơm hành tỏi bằm. Tiếp đến là trút cà rốt cùng jambon và tôm vào xào. Rắc chút gia vị creole vào cho ngấm vị. Tôm chín tới thì trút ra để riêng.
Cái dấu chảo đó dùng rang cơm, trong lúc rang cho thêm gia vị creole để ngấm vào các hạt cơm. Chừng cơm như ý thì chỗ hỗn hợp nhân cơm kia trút vào chảo đảo mau tay rồi tắt bếp. Trước khi cho cơm sang bát tô bày lên bàn đánh chén thì thả hỗn hợp rau gia vị hành hoa-mùi ta-mùi tàu-thơm Láng vào đảo đều.
Hai bạn cơm rang và salad đông chẳng ra đông, tây chẳng ra tây, khi hợp lại thành bữa coi như không phải là tệ :-) Trời lạnh có cơm rang nóng đem lại sự ấm áp. Còn salad tưởng lạnh thực là tạo thanh mát cho phần cơm ngậy và cay của tôm ngấm gia vị creole thành ra lại là hợp lý.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)