Ngày 2 và ngày 3 Tết, không tính vụ khách qua chơi nhà ầm ĩ nói ầm ĩ cười tối muộn ngày 2, có trọng điểm là giặt giũ. Máy chạy tưng bừng mẻ này sang mẻ khác, có bao nhiêu chăn đệm của phòng gỗ tôi lôi hết ra xử lý. Còn loạt áo t-shirt và mấy đồ len sợi mỏng thì chăm chỉ ôm cái vòi nước ngoài sân vườn chà tay. Lúc phơi chúng lên, tôi lẩn thẩn nghĩ giá có chút nắng. Cái cảm giác lấy đồ phơi khô ráo thơm phức mùi của nắng xem ra giờ bỗng có chút phần xa xỉ.
Kế hoạch làm cơm hóa vàng của tôi ngẫu hứng tuyệt đối. Tôi điện thoại cho Bố Mẹ cập nhật tình hình TL đi chơi, tiện miệng hỏi ngày nào hóa vàng thì tốt, thấy các cụ già đã xong xuôi hết cả rồi thì tự quyết định khẩn trương ở Hà Nội. Cơm cúng bày lên rất kỳ khôi, nhưng đại để vẫn đáp ứng yêu cầu có đậm đà có thanh đạm, có nước có khô, có xào có rán có luộc, không cơm thì có vắt bún khô chần... Gọi là hóa vàng nhưng rốt cuộc năm nay vì tôi lên cơn dứt khoát không mua tiền vàng, chẳng phải vì ý thức tiết kiệm hay bảo vệ môi trường mà chỉ đơn giản là nhất thời nhập màn đồng bóng tâm tính, nên chẳng có gì để mà đốt cả.
Tết đối với tôi như vậy chính thức xong. Còn một hai ngày nghỉ nữa, việc to phải hoàn thành là bài giảng chị em và ngủ thật đã :-)))
PS. Đào vườn nhà Hà Nội nở được dăm bảy bông gì đó. Ngay trước Tết, nó bị đả kích nặng, [bị chặt] mất phăng hai cành to vốn đã hoại tử từ lâu. Hy vọng ra Giêng sẽ có thêm chút sắc thắm lên tinh thần!
Thứ Hai, 30 tháng 1, 2017
Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017
hà nội ngày 1 tết bis
Khách tự mời lượt thứ tư. Chờ hương tán, sốt ruột, khách thò mặt ra thì thào, các cụ của mày còn phải đi rất nhiều nhà cô nhà chú của mày, giờ hẳn đã no. Chủ méo mặt, nhịn cười bảo, cứ từ từ vì nếu không sẽ bị phạt cả năm. Nói xong thì tự cười mình. Con cháu láo toét, cúng Cụ phần nhiều là hàng xôi lo đồ, nhớ nhớ quên quên tùm lum tùm la, nếu bị hành thì đã toi từ lâu rồi.
(2)
Đêm giao thừa, sau màn xông nhà của hai đứa trẻ con, trong lúc trà nước ngâm nga, tôi ngoắc tay thề bồi trước chúng, giờ tiết kiệm tuyệt đối, không thế này không thế khác. Thằng bé cười khành khạch bảo, giờ là đang bị sức ép Bác M - người làm món đồ mới cho tôi - thì chị nói vậy, chứ xong rồi thì sẽ lại bảo, phải sống vui vẻ chứ. Tôi bị bóc mẽ, chỉ biết nham nhở cười theo.
Bữa trà trưa nay tôi kể lại chuyện này, khách nghe xong cười phì, thì từ trước đến nay tao vẫn bảo mày là vậy mà, có gì mới mẻ đâu. Con giời lại nham nhở cười tiếp.
(3)
Khách lập thành tích tai nạn xe máy mấy năm trước, tiền vá víu xương cốt đủ đi taxi ở Hà Nội cả đời, lành lặn rồi thì tín nhiệm xe bus thủ đô, chăm chỉ mỗi đầu tháng mua vé liên tuyến, thuộc đường và đánh hơi phương hướng không kém gì một nhóc tì năm hai năm ba đại học. Sau một chặp thời gian chắc đã qua chấn động tâm lý xe máy ngày nào, cao hứng đi mua xe đạp. Khổ cho tôi là khách đạp xe đến chơi nhà, chơi xong thì trịnh trọng, dứt khoát mày phải tháp tùng tao về vì đường đông. Tôi lầu bầu đường xa còn bày đặt, khách tỉnh bơ trả lời, sáng ngày mồng 1 đường vắng nên không sao.
Đường về thong dong được một đoạn, sau là khốn khổ khốn nạn vì chúng tôi ngốc đi chui vào chỗ đường hồ qua Phủ. Mất hơn hai chục phút chỉ để nhúc nhích hơn 30 mét đường, tôi dư thời gian ngắm no nê hai con mắt bà con đi lễ. Trời không hẳn là nóng nhưng mà nắng đầu chiều tưng bừng, son phần giày vớ coi như là nhễ nhại, xộc xệch. Năm nay có vô khối ông hoàng bà chúa với áo dài gấm cách tân rồng rắn chi chít, sặc sỡ đủ sắc. Đi thoát điện thờ Mẫu, tôi phát hiện ra thủ phạm gây ùn tắc, một tay trai quần áo bóng loáng, căng thẳng ngó nghiêng trái phải trước sau mà nhích từng li lai trong biển người và xe, rất khổ sở. Tôi đoán chắc là anh chàng mới lấy bằng, chứ khả năng người có zen tính cao là rất thấp vì cái màn tay quặp bánh lái kia đã tố cáo hết rồi.
(4)
Tôi lơ mơ gặm nhấm bữa tối leftovers, ngẫm nghĩ dự án tiết kiệm vĩ đại của mình, được hồi chặc lưỡi tội quái gì.
Vì thế có một màn đổ xúc xắc đầu năm cho new look với TA có tên gọi Paul Smith :-) Cùn hết nhẽ luôn. Nhưng mà vui :-)))
(5)
Còn đây là Tết ở làng. Có đứa sướng, được hai cụ già chiều chuộng hết cỡ luôn :-)
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017
hà nội ngày 1 tết
Hai đứa trẻ con qua xông nhà, cười híp mắt. Tôi nói linh ta linh tinh, trong khi nói thì phát hiện ra mình đã hết sạch cái bệnh kẻ cả ra vẻ người lớn với chúng nó. Chúng tôi không hẳn đi cùng một chặng đường dài, so với nhiều quan hệ tôi đã có hay vẫn duy trì đến nay, nhưng cảm giác người nhà là chân thật.
Chúng nó về thì tôi đổi lệ, vác cái chậu đốt mã của cửa hàng ra ngồi bậu cửa phía Bắc, đốt chỗ mũ mãng áo quần cho ông Thổ thần. Lửa cháy phừng phừng, bức. Tôi tự thấy mình ở trong một phức hợp cảm giác kỳ cục với hành động đốt mã, nghe ngẫu hứng Chopin, rồi lại lẩn thẩn nghĩ hồi Bachelard viết phân tâm học về lửa thì ông ấy ngắm cái loại lửa nào, kiểu ngồi ghế bành nhìn lò sưởi đêm đông hay lửa cháy ngoài trời của đám người lang thang...
Nửa sáng ngày mồng 1 Tết, con giời được đánh thức bởi chuông điện thoại chúc mừng năm mới của hai cụ già. Tôi nghe tiếng TL léo nhéo nhờ Mẹ hỏi tôi đã giặt và phơi vỏ chăn ga cho nó chưa. Bố Mẹ rất khách sáo, bảo phiền con đang ngủ à, con giọng khàn khàn lơ mơ, không không, còn phải nấu cơm cúng Cụ chứ.
Tỉnh táo hoàn toàn, tôi làm cốc cappuccino đầu tiên của năm tặng mình, nghiêm túc đánh sữa bọt và rắc bột quế, vị coi không tệ.
Phát huy truyền thống cơm tối qua, tôi tiếp tục làm cơm cúng siêu tối giản. Rau củ đã sơ chế, lát nữa chỉ việc tập trung chút là xong.
Tôi thích cảm giác này. Trời se se [lạnh], có chút gió lành thi thoảng ghé thăm. Cái vườn có chút buồn vì đào lơ thơ được đôi bông nhưng bù lại có mai trắng tưng bừng, hương mộc thoang thoảng và bọn cây leo dù chán đời vẫn tiếp tục cố gắng bò tiếp lên tường. Còn hay nhất là không có người cửa hàng đi lại, không có tiếng hàng xôi trước cửa, cũng chẳng ồn ào ầm ĩ người qua kẻ lại ngoài tường nhà. Có chăng là thi thoảng vọng tiếng lẻng xẻng bát đũa của nhà tầng trên đối diện hay tiếng cha mẹ mắng mỏ con cái gì đó, hoặc quá nữa là thằng cha nhà giàu xổi nào đó bật nhạc trên ô tô toàn tiếng trống thình thình.
Giờ thì lơ mơ tiếp feel like going home cái đã.
Chúng nó về thì tôi đổi lệ, vác cái chậu đốt mã của cửa hàng ra ngồi bậu cửa phía Bắc, đốt chỗ mũ mãng áo quần cho ông Thổ thần. Lửa cháy phừng phừng, bức. Tôi tự thấy mình ở trong một phức hợp cảm giác kỳ cục với hành động đốt mã, nghe ngẫu hứng Chopin, rồi lại lẩn thẩn nghĩ hồi Bachelard viết phân tâm học về lửa thì ông ấy ngắm cái loại lửa nào, kiểu ngồi ghế bành nhìn lò sưởi đêm đông hay lửa cháy ngoài trời của đám người lang thang...
Nửa sáng ngày mồng 1 Tết, con giời được đánh thức bởi chuông điện thoại chúc mừng năm mới của hai cụ già. Tôi nghe tiếng TL léo nhéo nhờ Mẹ hỏi tôi đã giặt và phơi vỏ chăn ga cho nó chưa. Bố Mẹ rất khách sáo, bảo phiền con đang ngủ à, con giọng khàn khàn lơ mơ, không không, còn phải nấu cơm cúng Cụ chứ.
Tỉnh táo hoàn toàn, tôi làm cốc cappuccino đầu tiên của năm tặng mình, nghiêm túc đánh sữa bọt và rắc bột quế, vị coi không tệ.
Phát huy truyền thống cơm tối qua, tôi tiếp tục làm cơm cúng siêu tối giản. Rau củ đã sơ chế, lát nữa chỉ việc tập trung chút là xong.
Tôi thích cảm giác này. Trời se se [lạnh], có chút gió lành thi thoảng ghé thăm. Cái vườn có chút buồn vì đào lơ thơ được đôi bông nhưng bù lại có mai trắng tưng bừng, hương mộc thoang thoảng và bọn cây leo dù chán đời vẫn tiếp tục cố gắng bò tiếp lên tường. Còn hay nhất là không có người cửa hàng đi lại, không có tiếng hàng xôi trước cửa, cũng chẳng ồn ào ầm ĩ người qua kẻ lại ngoài tường nhà. Có chăng là thi thoảng vọng tiếng lẻng xẻng bát đũa của nhà tầng trên đối diện hay tiếng cha mẹ mắng mỏ con cái gì đó, hoặc quá nữa là thằng cha nhà giàu xổi nào đó bật nhạc trên ô tô toàn tiếng trống thình thình.
Giờ thì lơ mơ tiếp feel like going home cái đã.
hà nội 30 tết
Giữa sáng tôi nhận được tin nhắn của đồng nghiệp hỏi tết nhất chuẩn bị đến đâu. Lúc đó đang mải đổi tiền lẻ rồi ngồi canh hàng xôi đổi lại việc hàng xôi đi mua hộ hoa cúng, bô lô ba la với một bà và một cô hàng xóm, tôi không trả lời, sau chậc lưỡi bảo thôi, đằng nào tôi cũng nổi tiếng là đứa quái gở với cách dùng cellphone chẳng giống ai rồi. Mà thực ra, có đột nhiên lịch thiệp trả nhắn tin hồi đáp, thì chẳng lẽ lại bảo, tao đang ngập trong đống rác à.
Khách tự mời đến nhà ăn tối từ hai hôm nay bữa qua nhìn phòng gỗ của tôi ngao ngán bảo không tin vào năng lực dọn dẹp của tôi. Nếu nhìn cái phòng gỗ-ổ lợn lúc này thì đúng là ma nó tin. Tôi cùn, quan trọng là làm sạch cái phòng khách, nấu bữa cơm cúng Cụ ra trò, để cái bếp và cái nhà tắm gọn gàng, vậy coi là hoan nghênh Tết vừa đúng.
D điện thoại báo đã gặp mặt gia đình và sẽ lên núi. Lần này tôi không bị hỏi về luận án, nhưng rất thật thà khai báo rằng thì là mà vẫn đang túc tắc, thêm cái thông báo khuyến mãi, sẽ viết nhật ký làm luận án. Ông anh bảo mới đọc lại Satre à, tôi cười khà khà nói lại, hóa ra anh vẫn nhớ. Đã nhiều năm tôi luôn lảm nhảm sẽ viết một nhật ký đi cùng một dự án ngâm cứu hay học hành gì đó, nhưng mấy cái đề tài nhảm nhí và M2 xong xuôi từ lâu mà có lưu thì toàn là những notes cụt lủn kiểu như kiếm được bài báo nào hay bỏ ra bao tiền đặt mua đầu sách mới.
Sau ông anh là sư phụ hướng dẫn luận án. Ông thầy già cười vui trong điện thoại, nói đã đặt được bột trầm mà tôi thích và hẹn tôi sớm qua để cho. Tôi quen dùng trầm Khánh Hòa, cho nhang cúng Cụ và trầm que không tăm rất ổn, nhưng trầm tháp và bột trầm nhà này thì tôi không chuộng lắm. Từ ngày được gói bột trầm Thầy cho, tôi hỉ hả lắm, xài roẹt đến gần hết thì thẻ mặt trơ nhờ Thầy để ý khi nào mua thêm thì chiếu cố. Tất nhiên là nói năng cho nó uyển chuyển vậy, còn thật thì là con giời sẽ được cho một gói bột nhỏ, tha hồ xông tiếp :-)
Đến trưa là điện thoại của TL. Nhà Bắc Ninh làm cơm tất niên trưa, đang chờ hương tán thì hai mẹ con ăn cơm, còn ông cụ già thì đã lên cái làng cách đấy mấy cây số ăn cơm mời nhà anh thợ mộc quen Bố Mẹ từ ngày các cụ về sống ở làng. Tôi đùa hỏi nó, thế Bố có vác một cành đào lên nhà anh ấy không, hỏi xong thì nhớ cây đào to đã qua đời rồi còn đâu, còn cây mới hoa cũng tưng bừng nhưng cành thiếu đẹp bằng nên chắc chẳng có vụ cắt chặt gì đâu.
Cho nhà Hà Nội, tôi làm cơm cúng bữa tối. Mọi thứ đã hòm hòm trong bếp, lát nữa sẽ bắt đầu. Trong khi nấu tranh thủ lau cái nhà nữa là khỏe. Khách là tự mời đến. Còn tối, theo truyền thống nhiều năm, sẽ có hai đứa dở hơi đến cười nhăn nhở và làm nhiệm vụ xông nhà đầu năm.
Ngày 1 chẳng biết tốt xấu thế nào thì tôi cũng phải yên tĩnh mà làm cho xong bài giảng chị em trả nợ việc. Và dọn cái phòng gỗ nữa. Như thế, cả năm sẽ tha hồ trả nợ và dọn dẹp :-)))
Khách tự mời đến nhà ăn tối từ hai hôm nay bữa qua nhìn phòng gỗ của tôi ngao ngán bảo không tin vào năng lực dọn dẹp của tôi. Nếu nhìn cái phòng gỗ-ổ lợn lúc này thì đúng là ma nó tin. Tôi cùn, quan trọng là làm sạch cái phòng khách, nấu bữa cơm cúng Cụ ra trò, để cái bếp và cái nhà tắm gọn gàng, vậy coi là hoan nghênh Tết vừa đúng.
D điện thoại báo đã gặp mặt gia đình và sẽ lên núi. Lần này tôi không bị hỏi về luận án, nhưng rất thật thà khai báo rằng thì là mà vẫn đang túc tắc, thêm cái thông báo khuyến mãi, sẽ viết nhật ký làm luận án. Ông anh bảo mới đọc lại Satre à, tôi cười khà khà nói lại, hóa ra anh vẫn nhớ. Đã nhiều năm tôi luôn lảm nhảm sẽ viết một nhật ký đi cùng một dự án ngâm cứu hay học hành gì đó, nhưng mấy cái đề tài nhảm nhí và M2 xong xuôi từ lâu mà có lưu thì toàn là những notes cụt lủn kiểu như kiếm được bài báo nào hay bỏ ra bao tiền đặt mua đầu sách mới.
Sau ông anh là sư phụ hướng dẫn luận án. Ông thầy già cười vui trong điện thoại, nói đã đặt được bột trầm mà tôi thích và hẹn tôi sớm qua để cho. Tôi quen dùng trầm Khánh Hòa, cho nhang cúng Cụ và trầm que không tăm rất ổn, nhưng trầm tháp và bột trầm nhà này thì tôi không chuộng lắm. Từ ngày được gói bột trầm Thầy cho, tôi hỉ hả lắm, xài roẹt đến gần hết thì thẻ mặt trơ nhờ Thầy để ý khi nào mua thêm thì chiếu cố. Tất nhiên là nói năng cho nó uyển chuyển vậy, còn thật thì là con giời sẽ được cho một gói bột nhỏ, tha hồ xông tiếp :-)
Đến trưa là điện thoại của TL. Nhà Bắc Ninh làm cơm tất niên trưa, đang chờ hương tán thì hai mẹ con ăn cơm, còn ông cụ già thì đã lên cái làng cách đấy mấy cây số ăn cơm mời nhà anh thợ mộc quen Bố Mẹ từ ngày các cụ về sống ở làng. Tôi đùa hỏi nó, thế Bố có vác một cành đào lên nhà anh ấy không, hỏi xong thì nhớ cây đào to đã qua đời rồi còn đâu, còn cây mới hoa cũng tưng bừng nhưng cành thiếu đẹp bằng nên chắc chẳng có vụ cắt chặt gì đâu.
Cho nhà Hà Nội, tôi làm cơm cúng bữa tối. Mọi thứ đã hòm hòm trong bếp, lát nữa sẽ bắt đầu. Trong khi nấu tranh thủ lau cái nhà nữa là khỏe. Khách là tự mời đến. Còn tối, theo truyền thống nhiều năm, sẽ có hai đứa dở hơi đến cười nhăn nhở và làm nhiệm vụ xông nhà đầu năm.
Ngày 1 chẳng biết tốt xấu thế nào thì tôi cũng phải yên tĩnh mà làm cho xong bài giảng chị em trả nợ việc. Và dọn cái phòng gỗ nữa. Như thế, cả năm sẽ tha hồ trả nợ và dọn dẹp :-)))
cơm tất niên "tối giản" |
quà tết sớm |
Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017
hà nội 29 tết
Năm ngoái, đi ra ngoài gọi là chơi Tết, tôi mất cái áo Dao đặt nhà Indigo, thẫn thờ mất một chặp thời gian.
Năm nay chưa kịp chào con gà, tôi đã kịp lập thành tích mất đồ. Mặt xo lo một chút, rồi nghĩ mất rồi thì thôi vậy, chắc món đồ đó hết duyên với mình, chắc bọn rồng rắn nó sắp về nên nhắc...
Hỏi thầy bói, nó bảo em thấy món đồ cũng không đắt quá, mất coi như hết hạn, của đi thay người. Ừ thì của đi thay người.
Báo cáo cho chủ nhân ông ban đầu của món đồ, bảo buồn nhỉ, rồi dặn nhưng dù gì thì vẫn phải tập tành. Ừ thì tập tành.
Năm nay con lười tài kiệt, có màn quyết tâm không tiêu tiền. Kết quả đầu tiên, cái đầu như tổ quạ, vì cứ tính chờ dọn nốt nhà thì rửa tóc cả thể. Mà nhà thì ngổn ngang đồ đạc và rác trong tiếng nỉ non của Tom York.
Úi chà, Tết của tôi bắt đầu như vậy đấy :-/
Năm nay chưa kịp chào con gà, tôi đã kịp lập thành tích mất đồ. Mặt xo lo một chút, rồi nghĩ mất rồi thì thôi vậy, chắc món đồ đó hết duyên với mình, chắc bọn rồng rắn nó sắp về nên nhắc...
Hỏi thầy bói, nó bảo em thấy món đồ cũng không đắt quá, mất coi như hết hạn, của đi thay người. Ừ thì của đi thay người.
Báo cáo cho chủ nhân ông ban đầu của món đồ, bảo buồn nhỉ, rồi dặn nhưng dù gì thì vẫn phải tập tành. Ừ thì tập tành.
Năm nay con lười tài kiệt, có màn quyết tâm không tiêu tiền. Kết quả đầu tiên, cái đầu như tổ quạ, vì cứ tính chờ dọn nốt nhà thì rửa tóc cả thể. Mà nhà thì ngổn ngang đồ đạc và rác trong tiếng nỉ non của Tom York.
Úi chà, Tết của tôi bắt đầu như vậy đấy :-/
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017
bắc ninh 28 tết
Tôi ngủ toàn tập, cả trên đường đi lẫn đường về.
Mẹ có vẻ rất vui khi có chậu hồng trắng. Bà cụ già hỏi giá, con nói quanh một hồi rồi nói thật. Chuyện lạ lần này là không có ai bị phê bình là tiêu hoang cả. Vậy lại càng chứng tỏ người lớn trong nhà hài lòng :-)
Như mọi bữa, sau bữa chén ngon là màn rửa bát, rồi đến màn nhổ tóc sâu cho bà cụ già, rồi nữa là gom góp đồ vác về nhà Hà Nội.
Năm nay tôi thay đổi tâm tính, chú tâm to nhất là bổ sung hai loại trái cho đủ đầy cái mâm ngũ quả cho bàn thờ nhà Hà Nội. Còn lại, bánh chưng gật gù xin vừa đủ, rau cỏ thì chưa đến nửa làn với mấy củ đậu sạch ai đó trong làng mới cho, hai củ su hào, một cái bắp cải, một mớ hành hương mới dỡ và hai bạn súp lơ trắng sâu béo múp đóng cứ ở bên trong.
Lúc đứng ở vườn coi Mẹ cắt rau, tôi nhìn qua cái ao làng, thấy trong khu vườn trồng hoa bán Tết của anh người làng ngập tràn ly đỏ nở sớm tưng bừng. Tự dưng phì cười nhớ chuyện mấy năm trước lích ca lích kích bưng bê một đống chậu về Hà Nội rồi lòng vòng xe chạy đem đến nhà này biếu nhà kia tặng. Giờ thì sao, tôi già đi và mọi chuyện bỗng trở nên nhẹ nhõm, đơn giản.
Tôi làm bạn viết thư với Bà Trẻ ở Sài Gòn. Tết này con gái đem thư Bà mới gửi về cho Bố Mẹ coi. Có một câu trong thư của Bà, nếu là vài năm trước tôi đọc hay nghe tới thì sẽ tầm phào bỏ qua, nhưng giờ thì thấy đúng, khôn cũng chết, dại càng chết, biết vẫn chết, chỉ có MAY mới sống (!)
Mẹ có vẻ rất vui khi có chậu hồng trắng. Bà cụ già hỏi giá, con nói quanh một hồi rồi nói thật. Chuyện lạ lần này là không có ai bị phê bình là tiêu hoang cả. Vậy lại càng chứng tỏ người lớn trong nhà hài lòng :-)
Như mọi bữa, sau bữa chén ngon là màn rửa bát, rồi đến màn nhổ tóc sâu cho bà cụ già, rồi nữa là gom góp đồ vác về nhà Hà Nội.
Năm nay tôi thay đổi tâm tính, chú tâm to nhất là bổ sung hai loại trái cho đủ đầy cái mâm ngũ quả cho bàn thờ nhà Hà Nội. Còn lại, bánh chưng gật gù xin vừa đủ, rau cỏ thì chưa đến nửa làn với mấy củ đậu sạch ai đó trong làng mới cho, hai củ su hào, một cái bắp cải, một mớ hành hương mới dỡ và hai bạn súp lơ trắng sâu béo múp đóng cứ ở bên trong.
Lúc đứng ở vườn coi Mẹ cắt rau, tôi nhìn qua cái ao làng, thấy trong khu vườn trồng hoa bán Tết của anh người làng ngập tràn ly đỏ nở sớm tưng bừng. Tự dưng phì cười nhớ chuyện mấy năm trước lích ca lích kích bưng bê một đống chậu về Hà Nội rồi lòng vòng xe chạy đem đến nhà này biếu nhà kia tặng. Giờ thì sao, tôi già đi và mọi chuyện bỗng trở nên nhẹ nhõm, đơn giản.
Tôi làm bạn viết thư với Bà Trẻ ở Sài Gòn. Tết này con gái đem thư Bà mới gửi về cho Bố Mẹ coi. Có một câu trong thư của Bà, nếu là vài năm trước tôi đọc hay nghe tới thì sẽ tầm phào bỏ qua, nhưng giờ thì thấy đúng, khôn cũng chết, dại càng chết, biết vẫn chết, chỉ có MAY mới sống (!)
ru nam & thé des moines
(1) Công thức mới café du monde đi cùng với ru nam 1. Kết luận, sáng ra thong thả tự làm cafe, ngồi bậu cửa nhìn ra cái vườn thiếu tay chăm bón, thấy cuộc đời không tệ chút nào. Nếu ngày mai và ngày kia tôi đủ quyết tâm nghiến răng nghiến lợi trèo lên Xuân Diệu sắm cái bình đun Bialetti nữa thì coi như cuộc đời đẹp một cách hoàn hảo, xét từ phương diện cafe mà nói :-)
(2) Ngày Bà Nội còn sống, hình như là khi còn ở phố Cửa Bắc chứ chưa phải là chuyển xuống Ngọc Hà, không rõ có người họ hàng nào đó bên đằng nhà ngoại phố Hàm Long biếu Bà hộp trà thiếc trang trí hoa văn màu đỏ, lychee tea, uống ngon chết thôi. Vấn đề là hình như người lớn bên nhà chẳng ai chuộng, tôi được cái hộp vác mang về, uống hết thì giữ cái vỏ, mãi đến cách đây vài năm, Bà Nội chẳng còn nữa, thì mới bỏ cái hộp.
Ở NL trong chuyến đi đầu tiên tôi mò mẫm được một hộp trà vải cũng ghi xuất xứ Hongkong nhưng vỏ hộp thiếc màu xanh, ba tháng ở States đủ để làm sạch cái hộp, cận kề ngày về đã âm mưu quay lại cửa tiệm của ông chú người Hàn để kiếm một hộp đem về Hà Nội nhưng rồi quên béng mất.
Lần này, tôi uống thé des moines, nhớ Bà Nội và câu chuyện hộp trà vải năm nào.
Ở NL trong chuyến đi đầu tiên tôi mò mẫm được một hộp trà vải cũng ghi xuất xứ Hongkong nhưng vỏ hộp thiếc màu xanh, ba tháng ở States đủ để làm sạch cái hộp, cận kề ngày về đã âm mưu quay lại cửa tiệm của ông chú người Hàn để kiếm một hộp đem về Hà Nội nhưng rồi quên béng mất.
Lần này, tôi uống thé des moines, nhớ Bà Nội và câu chuyện hộp trà vải năm nào.
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017
các kích cỡ của sự điên
(1)
Cuối ngày, ánh sáng ở sân khu triển lãm không còn là thứ ánh sáng ngày chân thật mà là tổng hợp của chút vụn sáng trời cuối cùng và các luồng sáng từ đủ loại đèn đủ loại kích cỡ trái phải trên dưới trong và ngoài mỗi quầy hàng.
Chúng tôi ngẫu hứng đi qua các lán hàng, rồi bỗng chợt thấy nó, yên tĩnh và mềm mại cạnh những thân hướng dương ngất nghểu.
Hỏi giá. Thì thào thêm bớt thất bại. Không chỉ có chúng tôi mà còn một vài đám khách gia đình nữa. Có một mẫu số chung trong những lời bình truyền đi truyền lại, những bông hồng nhắc lại cái ngày xưa xưa.
Rời lán hoa, chúng tôi tính tính toán toán, một người làm phép psy, những người còn lại thẫn thờ chút thì bảo được. Cái được lần này đồng nghĩa với điên. Nhưng là sự điên rồ vui vẻ.
Người ta đào đào, quất quất, lan lan. Chúng tôi có hẳn một chậu hồng :-)
(2)
Có người khoái chí và có kẻ tiếc rẻ :-)))
Đồ vật, ở chỗ này là món vật dụng tầm thường, hay thậm chí là rác, ở chỗ kia biến thành món đề-co vui vẻ!
Đố cả nhà, đây là gì?
Đáp án lấy ở đây :-)
Cuối ngày, ánh sáng ở sân khu triển lãm không còn là thứ ánh sáng ngày chân thật mà là tổng hợp của chút vụn sáng trời cuối cùng và các luồng sáng từ đủ loại đèn đủ loại kích cỡ trái phải trên dưới trong và ngoài mỗi quầy hàng.
Chúng tôi ngẫu hứng đi qua các lán hàng, rồi bỗng chợt thấy nó, yên tĩnh và mềm mại cạnh những thân hướng dương ngất nghểu.
Hỏi giá. Thì thào thêm bớt thất bại. Không chỉ có chúng tôi mà còn một vài đám khách gia đình nữa. Có một mẫu số chung trong những lời bình truyền đi truyền lại, những bông hồng nhắc lại cái ngày xưa xưa.
Rời lán hoa, chúng tôi tính tính toán toán, một người làm phép psy, những người còn lại thẫn thờ chút thì bảo được. Cái được lần này đồng nghĩa với điên. Nhưng là sự điên rồ vui vẻ.
Người ta đào đào, quất quất, lan lan. Chúng tôi có hẳn một chậu hồng :-)
(2)
Có người khoái chí và có kẻ tiếc rẻ :-)))
Đồ vật, ở chỗ này là món vật dụng tầm thường, hay thậm chí là rác, ở chỗ kia biến thành món đề-co vui vẻ!
Đố cả nhà, đây là gì?
Đáp án lấy ở đây :-)
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017
đồ mã, tắc đường và mua một mẩu lương tâm
(1) Từ nhiều năm có cô hàng xóm xa xa chuyên trách sắm giúp vàng mã cúng ngày 23, giao thừa và tiền vàng đặt trên bàn thờ cả năm. Năm nay, hàng xôi bán nhờ trước cửa - chuyên trách nhiệm vụ nhờ vả cô hàng xóm - loanh quanh thế nào quên bẵng chuyện này, đến sáng 22 tôi hóng hớt hỏi một câu thì mới hớt ha hớt hải chạy sang nhà người ta nhờ vả. Tôi thì ung dung, không kịp cho mấy ông bà giữ bếp thì thôi, cứ đảm bảo cúng tối cái ngày cuối cùng của năm lịch dưới và có tiền vàng mới trên mặt tủ thờ là được.
Tất nhiên là không có chuyện lỡ dở gì. Sáng 23 con giời mắt nhắm mắt mở ngó ra cửa đã thấy có đủ món. Thế là cúng. Và lần này kịp để các vị Táo quân thong thả đi công tác chứ không như năm nào đến tối mịt vẫn có đửa dở hơi ngồi chồm hỗm ngoài vườn khều khều chỉnh lửa đốt mã.
Tôi hẹn ăn trưa với L, gọi điện bảo nó sợ tắc đường nên có thể đến muộn chút so với hẹn, nó bảo cứ yên tâm vì em đi từ nhà và đang vác cá đi thả. Lúc gặp nó, tôi định trêu, tại sao cho mấy vị đầu rau này hàng mã chỉ có mũ và giày mà không có áo có quần nhỉ. Nhưng nếu hỏi thế thì hóa ra tôi dốt à. Vậy dứt khoát không hỏi. (Mở ngoặc, khi viết note này tiện gõ bác Gúc-gù "tại sao ông táo không có quần áo" thì được một đống kết quả luôn :-). Như vậy, xem ra tôi cũng chẳng dốt hơn khi mang cái thắc mắc này).
Tối TL về, vừa thò mặt vào thì câu đầu tiên là hi hi ha ha hôm nay có người chưa kịp đốt mã làm Táo quân lại bị lỡ chuyến đi. Tôi chẳng buồn giải thích rằng đấy là mũ mãng cho Thần linh Thổ địa đêm giao thừa. Lý do, nếu Bố Mẹ không chuyển về Bắc Ninh sống thì chắc đến giờ tôi cũng nhầm y chang như nó.
Sau bữa tối, tôi ngồi ngắm chỗ tiền vàng cho năm mới, đùa mọi người, có người lấy cả một đống quách làm thành công trình in-xờ-ta-la-xi-ông thì tại sao mã đẹp thế này lại không lấy làm đề-co nhỉ. Thế là được nghe chuyện bịa như thật của TL mà chuyện này là nó hóng hớt nghe từ ai đó, về một thằng cha đi mua đồ đốt cho ông. Tay bán hàng xui mua cho ông cái ai-phôn rồi thêm câu, ở dưới đó có khi còn gặp được Xờ-típ-dốp. Khách nghe vậy ừ thì mua ai-phôn. Tay bán hàng bảo lấy điện thoại rồi thì phải thêm sạc và bao ốp gì gì đó. Thằng cha mua hàng bảo ô-kê, rồi nhắc cho tôi cái cạc-vi-dít. Tay bán hàng thắc mắc thì được trả lời, để nếu điện thoại trục trặc thì ông tôi còn biết đường liên lạc với ông mà đòi bảo hành, chứ còn gì [khác] nữa.
(2) Bố ra Hà Nội lấy lãi cổ tức và thăm bác gái nhà Nội. Ông cụ rời nhà từ đầu chiều, quá giờ tan sở mới về. Con gái hỏi thăm đường có tắc không, ông già vui tính, không tắc mà chỉ [xe bus] từ từ nhích. Nói xong, ông già tiếp tục vui tính, nói quyết định về Bắc Ninh sống là đúng đắn vì Hà Nội ô nhiễm quá. Tôi nghe thấy có lý, sau lại nghĩ thầm trong bụng, may mà nhà ngoại là xứ quê vùng sâu vùng xa không bị công nghiệp hóa thì mới lành lành được thế chứ cứ Bắc Ninh làng nghề hay Bắc Ninh khu công nghiệp mà xem, lúc ấy thì chẳng biết chỗ nào khiếp hơn.
Hỏi thăm người lớn mấy câu, con đi bộ sang bên kia đường to để mua đồ trong siêu thị trước khi qua chợ dân sinh. Xách cái túi đồ lò rò ra đến đường thì được màn khiếp hãi. Cái vỉa hè rộng thênh thang nườm nượp xe máy. Đúng là không tắc mà là rì rì xe chạy, rì rì xe nhích trên phần đường, còn vỉa hè thì tốc độ khá hơn tý chút. Tôi vớ được một ông anh tay cũng xách túi xông pha giữa các đầu và đuôi xe máy chạy trên vỉa hè, cứ thế mà lon ton theo sau, tính ra cũng dược đôi chục mét đường. Nhưng đến chỗ trụ sở hai cái ngân hàng to thì ông anh can đảm kia cũng hết đường tiến. Người ta dừng suy tính, tôi cũng dừng nhưng là chờ xem bám đuôi tiếp thế nào. Kết quả, ông anh vọt luôn xuống lòng đường. Chúng tôi cứ thế thong thả đi hết cả quãng dài đến chỗ có đèn xanh đèn đỏ qua đường. Giờ nghĩ lại thấy hài, bà con bộ hành thì đi dưới lòng đường, bà con chạy xe hai bánh thì nối đuôi nhau càn quét vỉa hè.
(3) Tối có vụ tụ tập ở nhà, chẳng rõ chúng tôi đang luyên thuyên chuyện gì thì rẽ sang chuyện mua cái này bán cái kia để ủng hộ, trợ giúp chỗ này chỗ khác. Có một người bảo, giờ người ta hoặc thiếu hoặc muốn thể hiện là [...] và lương tâm hay nói cách khác là việc-là/làm-người tốt. Người này psy quái đản lẫn máu hài có dư trong người, cứ thế mà bằng lời dựng xong một cái clip hài với hai nhân vật Chí Phèo-Thị Nở cùng anh chàng xyz nào đó bán một món hàng abc nào đó, hành hoa chẳng hạn. Đại loại, anh xyz bảo khi mua một mớ hành thì [có nghĩa là quý khách hàng] đã ủng hộ một món tiền chấm phảy nào đó tương đương một hai cọng hành cho [...]. Chuyện tiếp là Chí Phèo xơi xong bát cháo hành thì mặt đột nhiên nhẵn sẹo, làm Thị Nở ngẩn ngơ buồn mất một hồi vì trống vắng cái nét duyên nơi anh chàng.
Hài xỏ chán thì người này kết luận, đại ý đời vẫn thế, rồi trích nguyên Bùi Giáng, rằng Dạ thưa xứ Huế bây chừ. Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.
Tất nhiên là không có chuyện lỡ dở gì. Sáng 23 con giời mắt nhắm mắt mở ngó ra cửa đã thấy có đủ món. Thế là cúng. Và lần này kịp để các vị Táo quân thong thả đi công tác chứ không như năm nào đến tối mịt vẫn có đửa dở hơi ngồi chồm hỗm ngoài vườn khều khều chỉnh lửa đốt mã.
Tôi hẹn ăn trưa với L, gọi điện bảo nó sợ tắc đường nên có thể đến muộn chút so với hẹn, nó bảo cứ yên tâm vì em đi từ nhà và đang vác cá đi thả. Lúc gặp nó, tôi định trêu, tại sao cho mấy vị đầu rau này hàng mã chỉ có mũ và giày mà không có áo có quần nhỉ. Nhưng nếu hỏi thế thì hóa ra tôi dốt à. Vậy dứt khoát không hỏi. (Mở ngoặc, khi viết note này tiện gõ bác Gúc-gù "tại sao ông táo không có quần áo" thì được một đống kết quả luôn :-). Như vậy, xem ra tôi cũng chẳng dốt hơn khi mang cái thắc mắc này).
Tối TL về, vừa thò mặt vào thì câu đầu tiên là hi hi ha ha hôm nay có người chưa kịp đốt mã làm Táo quân lại bị lỡ chuyến đi. Tôi chẳng buồn giải thích rằng đấy là mũ mãng cho Thần linh Thổ địa đêm giao thừa. Lý do, nếu Bố Mẹ không chuyển về Bắc Ninh sống thì chắc đến giờ tôi cũng nhầm y chang như nó.
Sau bữa tối, tôi ngồi ngắm chỗ tiền vàng cho năm mới, đùa mọi người, có người lấy cả một đống quách làm thành công trình in-xờ-ta-la-xi-ông thì tại sao mã đẹp thế này lại không lấy làm đề-co nhỉ. Thế là được nghe chuyện bịa như thật của TL mà chuyện này là nó hóng hớt nghe từ ai đó, về một thằng cha đi mua đồ đốt cho ông. Tay bán hàng xui mua cho ông cái ai-phôn rồi thêm câu, ở dưới đó có khi còn gặp được Xờ-típ-dốp. Khách nghe vậy ừ thì mua ai-phôn. Tay bán hàng bảo lấy điện thoại rồi thì phải thêm sạc và bao ốp gì gì đó. Thằng cha mua hàng bảo ô-kê, rồi nhắc cho tôi cái cạc-vi-dít. Tay bán hàng thắc mắc thì được trả lời, để nếu điện thoại trục trặc thì ông tôi còn biết đường liên lạc với ông mà đòi bảo hành, chứ còn gì [khác] nữa.
(2) Bố ra Hà Nội lấy lãi cổ tức và thăm bác gái nhà Nội. Ông cụ rời nhà từ đầu chiều, quá giờ tan sở mới về. Con gái hỏi thăm đường có tắc không, ông già vui tính, không tắc mà chỉ [xe bus] từ từ nhích. Nói xong, ông già tiếp tục vui tính, nói quyết định về Bắc Ninh sống là đúng đắn vì Hà Nội ô nhiễm quá. Tôi nghe thấy có lý, sau lại nghĩ thầm trong bụng, may mà nhà ngoại là xứ quê vùng sâu vùng xa không bị công nghiệp hóa thì mới lành lành được thế chứ cứ Bắc Ninh làng nghề hay Bắc Ninh khu công nghiệp mà xem, lúc ấy thì chẳng biết chỗ nào khiếp hơn.
Hỏi thăm người lớn mấy câu, con đi bộ sang bên kia đường to để mua đồ trong siêu thị trước khi qua chợ dân sinh. Xách cái túi đồ lò rò ra đến đường thì được màn khiếp hãi. Cái vỉa hè rộng thênh thang nườm nượp xe máy. Đúng là không tắc mà là rì rì xe chạy, rì rì xe nhích trên phần đường, còn vỉa hè thì tốc độ khá hơn tý chút. Tôi vớ được một ông anh tay cũng xách túi xông pha giữa các đầu và đuôi xe máy chạy trên vỉa hè, cứ thế mà lon ton theo sau, tính ra cũng dược đôi chục mét đường. Nhưng đến chỗ trụ sở hai cái ngân hàng to thì ông anh can đảm kia cũng hết đường tiến. Người ta dừng suy tính, tôi cũng dừng nhưng là chờ xem bám đuôi tiếp thế nào. Kết quả, ông anh vọt luôn xuống lòng đường. Chúng tôi cứ thế thong thả đi hết cả quãng dài đến chỗ có đèn xanh đèn đỏ qua đường. Giờ nghĩ lại thấy hài, bà con bộ hành thì đi dưới lòng đường, bà con chạy xe hai bánh thì nối đuôi nhau càn quét vỉa hè.
(3) Tối có vụ tụ tập ở nhà, chẳng rõ chúng tôi đang luyên thuyên chuyện gì thì rẽ sang chuyện mua cái này bán cái kia để ủng hộ, trợ giúp chỗ này chỗ khác. Có một người bảo, giờ người ta hoặc thiếu hoặc muốn thể hiện là [...] và lương tâm hay nói cách khác là việc-là/làm-người tốt. Người này psy quái đản lẫn máu hài có dư trong người, cứ thế mà bằng lời dựng xong một cái clip hài với hai nhân vật Chí Phèo-Thị Nở cùng anh chàng xyz nào đó bán một món hàng abc nào đó, hành hoa chẳng hạn. Đại loại, anh xyz bảo khi mua một mớ hành thì [có nghĩa là quý khách hàng] đã ủng hộ một món tiền chấm phảy nào đó tương đương một hai cọng hành cho [...]. Chuyện tiếp là Chí Phèo xơi xong bát cháo hành thì mặt đột nhiên nhẵn sẹo, làm Thị Nở ngẩn ngơ buồn mất một hồi vì trống vắng cái nét duyên nơi anh chàng.
Hài xỏ chán thì người này kết luận, đại ý đời vẫn thế, rồi trích nguyên Bùi Giáng, rằng Dạ thưa xứ Huế bây chừ. Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương.
ngâm tiêu xanh - note thử nghiệm
Bác T, mẹ của anh họ yêu thích nhất, dạy tôi làm tương ớt. Làm thử và thành công. Sau muốn làm tiếp thì phát hiện ra bản thân chẳng lưu chút ghi chép nào. Lười gọi điện hỏi lại. Kết quả, bỏ luôn vụ làm tương ớt lần hai.
Thời gian trước có tiêu xanh TL mua khi đi công tác Sài Gòn. Tôi tra lên tra xuống cái mạng nhện, công thức ngắn cụt lủn nhưng có vẻ hay ho nhất là ở ông bác i-a-hô, theo đó chỉ cần chần tiêu nước sôi, cho chạy qua hàng nước lạnh để giữ màu, ngâm "giấm-mắm" tỷ lệ 90/10 và thêm một dúm muối hạt. Tôi vẫn nhớ đã ngẩn ngơ một hồi về cái công thức 90/10 kèm thắc mắc tại sao không phải là 9/1 :-))). Lần đó làm tiêu xanh ngâm mắm tôi đúng tinh thần tên gọi món, lấy mắm làm chủ đạo, còn lớt phớt qua hàng dấm. Hạt tiêu xanh đẹp căng mắt, sau khi ngấm mắm và muối một hồi thì đen sì sì, coi xấu vậy nhưng ăn cả nước lẫn cái ngon tuyệt cú mèo. Món chan bún miến phở gì gì đó khi đánh chén cắn một cái hạt tiêu bé xinh xinh này, cay và thơm đặc biệt, không giống như vụn tiêu rang xay.
Lần này đồng nghiệp TL đi chơi Sài Gòn về, được dặn dò nhờ vả nên vác về một bọc tiêu xanh. Một lần nữa, tôi thấy mình ngớ ngẩn vì cái chuyện không chịu ghi note lần thử nghiệm trước.
Cho lần này, coi như là ghi tạm để xem kết quả thế nào thì tổng kết. Lọ ngâm to con giời theo tỷ lệ dấm-mắm là 2/1. Dấm là bác gạo Lisa-Ajinomoto. Mắm gọi lịch sự là mắm quê hay mắm nhà làm, xuất xứ Nam Định nhờ đồng nghiệp mua hộ, còn theo kiểu tưng tửng của tôi mấy năm về trước là "mắm thối". Rất nghiêm túc mà nói, đã có một đoạn dài thời gian tôi không thể chịu nổi cái bạn này, nhưng giờ cái đầu lưỡi thay đổi, thế quái nào lại thấy ngon, tất nhiên vẫn phải mở ngoặc là mùi của bạn ý thập phần đậm đà so với các chàng và nàng mắm công nghiệp đóng chai bắt mắt. Cuối cùng, muối là những nhúm cuối cùng của bộ sưu tầm muối Bạc Liêu-Cà Mau.
Lọ ngâm nhỏ là một thử nghiệm khác, có thêm tỏi và ớt. Tỏi bỏ lõi thái lát mỏng. Còn ớt, vì không có quả tươi trữ sẵn nên tôi lấy chơi một vốc ớt khô nhà trồng và tự phơi từ Bắc Ninh. Tiêu để đáy lọ, sau cho lớp tỏi và ớt, cuối cùng là lớp muối. Xong xuôi thì trút dấm rồi đến mắm. Lần này tỷ lệ là 4/1. Và dấm không phải là bạn Lisa mà là Heinz vàng.
Túm lại, lần ngâm này dấm chiếm thế thượng. Nên nếu món thành công, tôi sẽ gọi là tiêu xanh ngâm dấm-mắm :-)))
Thời gian trước có tiêu xanh TL mua khi đi công tác Sài Gòn. Tôi tra lên tra xuống cái mạng nhện, công thức ngắn cụt lủn nhưng có vẻ hay ho nhất là ở ông bác i-a-hô, theo đó chỉ cần chần tiêu nước sôi, cho chạy qua hàng nước lạnh để giữ màu, ngâm "giấm-mắm" tỷ lệ 90/10 và thêm một dúm muối hạt. Tôi vẫn nhớ đã ngẩn ngơ một hồi về cái công thức 90/10 kèm thắc mắc tại sao không phải là 9/1 :-))). Lần đó làm tiêu xanh ngâm mắm tôi đúng tinh thần tên gọi món, lấy mắm làm chủ đạo, còn lớt phớt qua hàng dấm. Hạt tiêu xanh đẹp căng mắt, sau khi ngấm mắm và muối một hồi thì đen sì sì, coi xấu vậy nhưng ăn cả nước lẫn cái ngon tuyệt cú mèo. Món chan bún miến phở gì gì đó khi đánh chén cắn một cái hạt tiêu bé xinh xinh này, cay và thơm đặc biệt, không giống như vụn tiêu rang xay.
Lần này đồng nghiệp TL đi chơi Sài Gòn về, được dặn dò nhờ vả nên vác về một bọc tiêu xanh. Một lần nữa, tôi thấy mình ngớ ngẩn vì cái chuyện không chịu ghi note lần thử nghiệm trước.
Cho lần này, coi như là ghi tạm để xem kết quả thế nào thì tổng kết. Lọ ngâm to con giời theo tỷ lệ dấm-mắm là 2/1. Dấm là bác gạo Lisa-Ajinomoto. Mắm gọi lịch sự là mắm quê hay mắm nhà làm, xuất xứ Nam Định nhờ đồng nghiệp mua hộ, còn theo kiểu tưng tửng của tôi mấy năm về trước là "mắm thối". Rất nghiêm túc mà nói, đã có một đoạn dài thời gian tôi không thể chịu nổi cái bạn này, nhưng giờ cái đầu lưỡi thay đổi, thế quái nào lại thấy ngon, tất nhiên vẫn phải mở ngoặc là mùi của bạn ý thập phần đậm đà so với các chàng và nàng mắm công nghiệp đóng chai bắt mắt. Cuối cùng, muối là những nhúm cuối cùng của bộ sưu tầm muối Bạc Liêu-Cà Mau.
Lọ ngâm nhỏ là một thử nghiệm khác, có thêm tỏi và ớt. Tỏi bỏ lõi thái lát mỏng. Còn ớt, vì không có quả tươi trữ sẵn nên tôi lấy chơi một vốc ớt khô nhà trồng và tự phơi từ Bắc Ninh. Tiêu để đáy lọ, sau cho lớp tỏi và ớt, cuối cùng là lớp muối. Xong xuôi thì trút dấm rồi đến mắm. Lần này tỷ lệ là 4/1. Và dấm không phải là bạn Lisa mà là Heinz vàng.
Túm lại, lần ngâm này dấm chiếm thế thượng. Nên nếu món thành công, tôi sẽ gọi là tiêu xanh ngâm dấm-mắm :-)))
Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017
tắc đường ở hà nội
Người lớn trong nhà đi họp mặt đầu xuân mấy ông bà cụ cán bộ hưu thành phố, tối về con hỏi tình hình, trong mớ chuyện kể lại cho chi tiết một ông nguyên lãnh đạo của cái phần mới nhập và Hà Nội [mới] vác 5-6 tờ giấy chuẩn bị sẵn từ nhà, đợi đến lượt được mời phát biểu tý chút gọi là thì thành cướp diễn đàn, sản xuất một bài đít-cua hoành tráng, đại ý đòi lôi ra kẻ chịu trách nhiệm về việc thành phố bị băm vằm và sau là chê bôi đòi bỏ cái tuyết bus nhanh. Tôi định xỏ xiên mấy câu, nhưng nhớ ra người lớn nhà mình có phải cái ông cựu cán bộ to đấy đâu nên thôi. Thôi là vậy nhưng vẫn vui vẻ tự lét thầm, cười hi hi ha ha một mình với mình với cái suy nghĩ, gớm ông già đó vui tính, cái bọn làm nát cảnh quan đô thị có phải là một kẻ hay một nhúm người đâu, ông đòi lôi ra thì có mà đến tối cũng chẳng hết người hết tội; còn nữa, chả rõ ông chê bus nhanh nhưng thực đã ngồi vào đó lấy một lần chưa.
Sau chuyện ông cụ đó, vẫn theo lời thủng thẳng của người lớn trong nhà là một cái phát biểu ngắn của ông cán bộ-sếp thuộc hạng cao thủ võ lâm mà công việc của tôi có chút liên quan. Tôi nghe đến đoạn kể ông sếp phát biểu, láo toét cắt ngang lời người lớn, con đoán nhé, kịch bản sẽ là việc cũ đã qua rút kinh nghiệm, quan trọng là thời gian tới đây [...]. Đoán chơi hóa trúng phóc. Có đứa cười tít mắt, đấy, cái công thức-chuẩn của cáo già chính chị chính em xứ mình ắt phải thế mà.
Đấy là chuyện bữa trước. Còn bữa nay, ngồi xe 23 bé con con vòng vèo lối Hoàng Cầu rồi chui ra một đoạn Giảng Võ, đi qua cái chỗ ngày xưa có triển lãm giờ là bãi đất được che chắn với dàn cần cầu cao cổ thì tôi được thêm bữa cười miễn phí mà chủ đề vẫn là nát và tắc. Một tốp các bà già chẳng rõ liên hoan cơ quan cũ hay bạn đền chùa trèo lên xe rôm ra chuyện sắm Tết chán, đến đoạn cái chỗ đất trống thì thành biểu tỏ hoài niệm Hà Nội xưa thanh bình thoáng rộng và chê bôi cái thằng cha phú ông thời đại toàn cầu hóa sắp xây đám nhà cao tít tắp ở đấy. Hai ông bác già khác ngồi xe từ trước cũng góp nhặt chuyện vào ra. Một bác bảo, chê chán rồi thì cũng phải thừa nhận có điểm tích cực. Cả xe im thít hồi hộp dzỏng tai nghe giải thích. Ừ thì là đường tắc, xe chạy chậm, thế là không thể có tai nạn giao thông. Vậy thì hoan hô lão nhà giàu rồi còn gì.
Xây chung cư cao thấp tầng trong thành phố, đến con bò cũng biết là sẽ tắc đường, cần quái gì ông bà chuyên gia mà vấn mới chả nạn. Mà có vấn đề thì cũng là chuyện của lãnh đạo. Dân đen vui tính, ngồi bus tán ròng vậy, kể ra cũng vui. Còn tán xong rồi thì vấn đề của dân đen là phải luyện chưởng-tinh thần thật tốt, để dù có tắc có nghẽn thì cứ từ từ tinh thần AQ chúng ta cùng tiến lên.
Mà cái món tiếng Việt mình hay nhá, tiến là "tiến cao và xa", dứt khoát không phải là "chuyển sang" hay "hướng tới" :-)))
Sau chuyện ông cụ đó, vẫn theo lời thủng thẳng của người lớn trong nhà là một cái phát biểu ngắn của ông cán bộ-sếp thuộc hạng cao thủ võ lâm mà công việc của tôi có chút liên quan. Tôi nghe đến đoạn kể ông sếp phát biểu, láo toét cắt ngang lời người lớn, con đoán nhé, kịch bản sẽ là việc cũ đã qua rút kinh nghiệm, quan trọng là thời gian tới đây [...]. Đoán chơi hóa trúng phóc. Có đứa cười tít mắt, đấy, cái công thức-chuẩn của cáo già chính chị chính em xứ mình ắt phải thế mà.
Đấy là chuyện bữa trước. Còn bữa nay, ngồi xe 23 bé con con vòng vèo lối Hoàng Cầu rồi chui ra một đoạn Giảng Võ, đi qua cái chỗ ngày xưa có triển lãm giờ là bãi đất được che chắn với dàn cần cầu cao cổ thì tôi được thêm bữa cười miễn phí mà chủ đề vẫn là nát và tắc. Một tốp các bà già chẳng rõ liên hoan cơ quan cũ hay bạn đền chùa trèo lên xe rôm ra chuyện sắm Tết chán, đến đoạn cái chỗ đất trống thì thành biểu tỏ hoài niệm Hà Nội xưa thanh bình thoáng rộng và chê bôi cái thằng cha phú ông thời đại toàn cầu hóa sắp xây đám nhà cao tít tắp ở đấy. Hai ông bác già khác ngồi xe từ trước cũng góp nhặt chuyện vào ra. Một bác bảo, chê chán rồi thì cũng phải thừa nhận có điểm tích cực. Cả xe im thít hồi hộp dzỏng tai nghe giải thích. Ừ thì là đường tắc, xe chạy chậm, thế là không thể có tai nạn giao thông. Vậy thì hoan hô lão nhà giàu rồi còn gì.
Xây chung cư cao thấp tầng trong thành phố, đến con bò cũng biết là sẽ tắc đường, cần quái gì ông bà chuyên gia mà vấn mới chả nạn. Mà có vấn đề thì cũng là chuyện của lãnh đạo. Dân đen vui tính, ngồi bus tán ròng vậy, kể ra cũng vui. Còn tán xong rồi thì vấn đề của dân đen là phải luyện chưởng-tinh thần thật tốt, để dù có tắc có nghẽn thì cứ từ từ tinh thần AQ chúng ta cùng tiến lên.
Mà cái món tiếng Việt mình hay nhá, tiến là "tiến cao và xa", dứt khoát không phải là "chuyển sang" hay "hướng tới" :-)))
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017
fu rong hua
DA bạn TL nhắn tin qua nhà mẹ đẻ lấy tàu xì và hạt giống rocket gửi từ Hong Kong. Tôi thấy TL thông báo, chưa xếp thời gian chạy xe qua xin đồ nhưng đã kịp mơ mơ màng màng đĩa sườn non hấp.
Tôi chờ TL và bạn đồng nghiệp của nó tan sở, cuốc bộ xuôi Hàng Bài - Phố Huế mua đồ giảm giá, ai cũng lựa được phần của mình, cười tít mắt, xong rủ rê nhau ăn vặt món gì gần đó. Định ra Hàm Long nhai nộm nhưng tối ngả lạnh thành lười, sau bảo ăn nóng, món Tàu nhỉ. Có hai gợi ý, một quán mới mở gần đường cắt Nhà Thờ, được đồng nghiệp của TL khen hết lời, và cái tiệm cũng mở chưa hẳn đã lâu nhìn thông ra hai đường, Đinh Tiên Hoàng bên này và Cầu Gỗ bên kia, có cái tên hay hay Fu Rong Hua.Tôi tính tính toán toán, quán gần Nhà Thờ sẽ do cô em chi nên phải có ngày có giờ hẹn hò đàng hoàng, chuẩn bị cái bao tử rỗng để còn rộng đường đánh chén; còn bữa nay theo kiểu ngẫu hứng thì nhảy phắt vào cái tiệm cho khách du lịch kia.
Tất nhiên là ổn định xong chỗ ngồi thì con giời ngó nghiêng đầu tiên là món sườn hấp tàu xì và mấy cái lửng há cảo hấp. Hai cô em phong cách nhỏ nhẹ giống hai cái đầu kềm, ghìm giữ cơn háu ăn mắt to hơn miệng của tôi bằng hạn ngạch món gọi nhưng bất ngờ là lúc tôi chén miếng thạch mè đen cuối cùng trong cốc nước đậu thì cũng là lúc tôi nhận ra mình đã thực sự quá-chén.
Tổng quan mà nói bà con hài lòng với bữa tối này. Vịt quay theo ý kiến của hai cô kia là hơi mặn, tôi thấy ổn, chữa lại thành đậm đà. Há cảo hấp không nổi bật lắm, có lẽ tôi quen vục mặt vào cái bàn đồ hấp ở Long Đình nên lần này ở tình trạng lướt đũa qua lửng hấp, chỉ hoẻn miệng nên chẳng có cảm giác gì. Đậu hũ Tứ Xuyên vị là lạ, có cà rốt sần sật, nấm và thoảng vị caramel của đường chưng. Còn lại, tôi thích tuốt, từ đĩa cải xào tỏi thuần túy tới các bạn chân gà và sườn non hấp tàu xì cùng mấy thứ nước uống tưởng tầm phào song đến cuối lại thành đi kèm hợp lý với đồ ăn.
Cuối bữa, tôi hỏi K còn nhớ tiệm Đông Kinh ngày trước không. Cô em trả lời có chứ, có chứ. Lúc đó, nói theo kiểu của đứa học đòi hay chữ, tôi chỉ thiếu màn rơm rớm nước mắt vì nhớ nhung cái sân thượng nhìn ra hồ và những lửng hấp phong phú đa dạng và đặc sắc cùng không khí có chút mờ ám của phòng bao nhỏ nơi ông chủ tiệm cùng bằng hữu chăm chú chơi bài với vẻ mặt nghiêm túc phi thường chẳng khác nào một màn họp kiểm thảo của các đồng chí tổ dân phố hàng xóm.
Kết thúc, chúng tôi có màn hẹn hò, lần sau là Ngô Dining :-)))
Tôi chờ TL và bạn đồng nghiệp của nó tan sở, cuốc bộ xuôi Hàng Bài - Phố Huế mua đồ giảm giá, ai cũng lựa được phần của mình, cười tít mắt, xong rủ rê nhau ăn vặt món gì gần đó. Định ra Hàm Long nhai nộm nhưng tối ngả lạnh thành lười, sau bảo ăn nóng, món Tàu nhỉ. Có hai gợi ý, một quán mới mở gần đường cắt Nhà Thờ, được đồng nghiệp của TL khen hết lời, và cái tiệm cũng mở chưa hẳn đã lâu nhìn thông ra hai đường, Đinh Tiên Hoàng bên này và Cầu Gỗ bên kia, có cái tên hay hay Fu Rong Hua.Tôi tính tính toán toán, quán gần Nhà Thờ sẽ do cô em chi nên phải có ngày có giờ hẹn hò đàng hoàng, chuẩn bị cái bao tử rỗng để còn rộng đường đánh chén; còn bữa nay theo kiểu ngẫu hứng thì nhảy phắt vào cái tiệm cho khách du lịch kia.
Tất nhiên là ổn định xong chỗ ngồi thì con giời ngó nghiêng đầu tiên là món sườn hấp tàu xì và mấy cái lửng há cảo hấp. Hai cô em phong cách nhỏ nhẹ giống hai cái đầu kềm, ghìm giữ cơn háu ăn mắt to hơn miệng của tôi bằng hạn ngạch món gọi nhưng bất ngờ là lúc tôi chén miếng thạch mè đen cuối cùng trong cốc nước đậu thì cũng là lúc tôi nhận ra mình đã thực sự quá-chén.
Tổng quan mà nói bà con hài lòng với bữa tối này. Vịt quay theo ý kiến của hai cô kia là hơi mặn, tôi thấy ổn, chữa lại thành đậm đà. Há cảo hấp không nổi bật lắm, có lẽ tôi quen vục mặt vào cái bàn đồ hấp ở Long Đình nên lần này ở tình trạng lướt đũa qua lửng hấp, chỉ hoẻn miệng nên chẳng có cảm giác gì. Đậu hũ Tứ Xuyên vị là lạ, có cà rốt sần sật, nấm và thoảng vị caramel của đường chưng. Còn lại, tôi thích tuốt, từ đĩa cải xào tỏi thuần túy tới các bạn chân gà và sườn non hấp tàu xì cùng mấy thứ nước uống tưởng tầm phào song đến cuối lại thành đi kèm hợp lý với đồ ăn.
Cuối bữa, tôi hỏi K còn nhớ tiệm Đông Kinh ngày trước không. Cô em trả lời có chứ, có chứ. Lúc đó, nói theo kiểu của đứa học đòi hay chữ, tôi chỉ thiếu màn rơm rớm nước mắt vì nhớ nhung cái sân thượng nhìn ra hồ và những lửng hấp phong phú đa dạng và đặc sắc cùng không khí có chút mờ ám của phòng bao nhỏ nơi ông chủ tiệm cùng bằng hữu chăm chú chơi bài với vẻ mặt nghiêm túc phi thường chẳng khác nào một màn họp kiểm thảo của các đồng chí tổ dân phố hàng xóm.
Kết thúc, chúng tôi có màn hẹn hò, lần sau là Ngô Dining :-)))
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017
một góc thiên đường
Bài học to của tôi, không kèm chút ấm ức hay chễ dziễu xỏ xiên nào, ở bất cứ nơi đâu cũng đều có phân rõ rành li lai kẻ hưởng đặc quyền và người phàm, kẻ quyền chức và gã dân đen, kẻ tiền nhiều của lắm và tay một đồng hảo lẻ cũng không có... Dù là thế giới đời sống thường ngày đối mặt cơm áo gạo tiền hay cao cấp hơn là danh tài vẻ vang dòng tộc; hay thế giới lờ mờ giữa cái phàm và cái thiêng.
Bất chấp đám cây và những tấm biển gắn kèm vừa ngạo nghễ vừa vô duyên, bất chấp cái không khí kì cục nửa sùng kính tôn nghiêm nửa bát nháo bông phèng sặc mùi son phấn, tôi nhìn thấy một góc thiên đường!
Bất chấp đám cây và những tấm biển gắn kèm vừa ngạo nghễ vừa vô duyên, bất chấp cái không khí kì cục nửa sùng kính tôn nghiêm nửa bát nháo bông phèng sặc mùi son phấn, tôi nhìn thấy một góc thiên đường!
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017
start
Chiều qua, các tờ giấy chuyển giao việc mõ được ký. Nếu lấy tôi làm một nhân vật của một tay tiểu thuyết gia dư máu hài và xỏ nào đó, ví dụ thế, thì có màn thế này. Một bà cô uể oải ký hai miếng giấy, cái hành động routine quá đỗi như hàng ngàn chữ ký nháy và phóng tác theo lối tối giản của kẻ chấp tác lười biếng đang lơ mơ âm mưu lát nữa chơi gì ở đâu. Một nam đồng chí nắn nót rồng bay phượng dziễu với sản phẩm final, đúng truyền thống của các vị lãnh đạo khả kính cũng như đám kiêu binh hừng hực tham vọng chọc ngoáy để giật được chí ít là một vòng nguyệt quế héo ở cái ao làng cạn nước vẻ vang mùi vị chữ nghĩa, dài ngoằng, nung núc và ngưỡn lên.
Thời gian gần đây mức độ sang-froid của tôi xem ra được cải thiện đáng kể, thói xấu bao đồng cũng theo đó mà thoái lui, nên hay có cái màn tự dziễu chốc lát rồi con lười quay lại thế giới riêng của mình.
Trong thế giới đó, tôi là đứa con to xác láo toét bê nguyên tập tiền thuê cửa hàng của hai cụ già để bổ túc bộ sưu tầm rồng rắn của mình và giờ thì lờ tịt chuyện điện thoại cho các vị phụ huynh vì sợ bị đòi nợ.
Trong thế giới đó, tôi thấy thằng bé cười tít mắt, vân vê bìa cuốn sách đầu tiên xuất bản hợp pháp và tiếng cằn nhằn than yêu của TL, đọc mà không hiểu.
Trong thế giới đó, tôi thấy đôi mắt đen nháy lấp lánh của cô bé con vừa theo mẹ và anh trai quay lại Hà Nội và tập bản thảo của mẹ nó, ít nhiều gợi nhắc một thời vô ưu với sự học của tôi.
Trong thế giới đó, tôi bắt đầu nghiêm túc lên lịch trình cho luận án, lần thứ n và cũng là lần cuối.
Trong thế giới đó, tôi nghe tiếng đối tác hồ hởi thông báo tiến độ hồ sơ.
Thời gian gần đây mức độ sang-froid của tôi xem ra được cải thiện đáng kể, thói xấu bao đồng cũng theo đó mà thoái lui, nên hay có cái màn tự dziễu chốc lát rồi con lười quay lại thế giới riêng của mình.
Trong thế giới đó, tôi là đứa con to xác láo toét bê nguyên tập tiền thuê cửa hàng của hai cụ già để bổ túc bộ sưu tầm rồng rắn của mình và giờ thì lờ tịt chuyện điện thoại cho các vị phụ huynh vì sợ bị đòi nợ.
Trong thế giới đó, tôi thấy thằng bé cười tít mắt, vân vê bìa cuốn sách đầu tiên xuất bản hợp pháp và tiếng cằn nhằn than yêu của TL, đọc mà không hiểu.
Trong thế giới đó, tôi thấy đôi mắt đen nháy lấp lánh của cô bé con vừa theo mẹ và anh trai quay lại Hà Nội và tập bản thảo của mẹ nó, ít nhiều gợi nhắc một thời vô ưu với sự học của tôi.
Trong thế giới đó, tôi bắt đầu nghiêm túc lên lịch trình cho luận án, lần thứ n và cũng là lần cuối.
Trong thế giới đó, tôi nghe tiếng đối tác hồ hởi thông báo tiến độ hồ sơ.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017
trong mưa
Đó là một cảm giác tuyệt vời. Trời mưa. Từ hôm qua.
Bữa qua là cả ngày. Bữa nay hẳn cũng là vậy.
Thành phố và thời tiết có chút cưng chiều đặc biệt cho những thị dân giàu có ngồi xe hơi ấm áp thưởng thức hương vị tắc đường. Xe hai bánh chật vật trên phố và những người cưỡi chúng dù có phục trang ông hoàng bà chúa hay thiên thần nhỏ chi chi thì chỉ chừng mươi phút làm thành viên của đám người ngợm và xe pháo khổng lồ là đủ thấy mình lấm lơ, nhem nhuốc cùng trạng thái ức chế cao vọt cận ngưỡng tăng-xông.
Còn đám người trèo bus trong đó có tôi lại là một cấu thành xã hội kỳ quái kiểu khác. Sáng qua tôi lên xe cùng một tiểu đội quý bà về hưu, ríu rít như chim sâu. Một bà nhận điện thoại tay cầm, nói rất to, khoe với đối phương bọn chị đi tham-xi-ti xem thuỷ cung. Nói xong còn rủ rê bên kia có nhập hội không. Một bà không trong hội ngồi xế sau tôi buông câu than kèm chỉ trích, cái đồ nhà quê nói gì mà to thế. Bà ngồi sát tôi và cũng không trong hội đáp lại cũng theo kiểu trống không, mặc đẹp thế này thì không phải là người nhà quê đâu. Hai cái lời ấy, nói như không nói, không có địa chỉ nhận rõ ràng, đủ lớn để lọt lỗ nhĩ tất cả tiểu xã hội ngồi bus. Không có thêm lời thứ ba. Nhân vật chính tự hạ vô lum. Đám đồng đảng im thít. Trong không khí có chút mùi khó chịu và bức. Tôi lơ mơ chưa ra khỏi cơn thèm ngủ đầu sáng, chứng kiến toàn bộ cảnh đó chỉ muốn cười sằng sặc.
Không cười được thì tôi nghĩ ra một màn xỏ xiên, tất nhiên là chỉ mang tính mô phỏng. Đại loại là, nếu tôi là một quý bà trong cái đàn chích bông kia, tôi sẽ từ từ đứng dậy, lừng lững tiến đến chỗ hai mợ kia, tát yêu mỗi bà một cái với câu, nỡm nào, cả thành phố này ai mà chả là nhà quê.
Đổi xe ở St Paul tôi thấy hai sáo nâu đồ chừng sinh viên năm nhất năm nhị mặc áo đồng phục đơn bạc của một cái trường cấp ba nào đó ở một cái huyện to của tỉnh Hà Tây cũ. Hai cô nhóc líu lo ngôn tình tiểu thuyết và phim trường tình cảm, đại loại anh nào chị nào hâm mộ nhất nhị tam tứ. Tôi nghe chuyện bọn nhỏ phát hiện hoá ra trong cái đoạn tuổi trẻ của mình, tôi toàn hâm mộ các ông bà già làm nghề suy nghĩ và nếu không phải đã chết rồi thì cũng là siêu lụ khụ.
Đấy là vài mẩu nhìn và nghĩ nhảm của ngày. Chuyện cuối cùng là tổng thời gian đi bus từ nhà đến trường rồi về nhà bằng đúng nửa ngày làm việc hành chính. Ở điểm này, tôi thấy mình đúng là thị dân tâm thần chân chính :-)
Bữa qua là cả ngày. Bữa nay hẳn cũng là vậy.
Thành phố và thời tiết có chút cưng chiều đặc biệt cho những thị dân giàu có ngồi xe hơi ấm áp thưởng thức hương vị tắc đường. Xe hai bánh chật vật trên phố và những người cưỡi chúng dù có phục trang ông hoàng bà chúa hay thiên thần nhỏ chi chi thì chỉ chừng mươi phút làm thành viên của đám người ngợm và xe pháo khổng lồ là đủ thấy mình lấm lơ, nhem nhuốc cùng trạng thái ức chế cao vọt cận ngưỡng tăng-xông.
Còn đám người trèo bus trong đó có tôi lại là một cấu thành xã hội kỳ quái kiểu khác. Sáng qua tôi lên xe cùng một tiểu đội quý bà về hưu, ríu rít như chim sâu. Một bà nhận điện thoại tay cầm, nói rất to, khoe với đối phương bọn chị đi tham-xi-ti xem thuỷ cung. Nói xong còn rủ rê bên kia có nhập hội không. Một bà không trong hội ngồi xế sau tôi buông câu than kèm chỉ trích, cái đồ nhà quê nói gì mà to thế. Bà ngồi sát tôi và cũng không trong hội đáp lại cũng theo kiểu trống không, mặc đẹp thế này thì không phải là người nhà quê đâu. Hai cái lời ấy, nói như không nói, không có địa chỉ nhận rõ ràng, đủ lớn để lọt lỗ nhĩ tất cả tiểu xã hội ngồi bus. Không có thêm lời thứ ba. Nhân vật chính tự hạ vô lum. Đám đồng đảng im thít. Trong không khí có chút mùi khó chịu và bức. Tôi lơ mơ chưa ra khỏi cơn thèm ngủ đầu sáng, chứng kiến toàn bộ cảnh đó chỉ muốn cười sằng sặc.
Không cười được thì tôi nghĩ ra một màn xỏ xiên, tất nhiên là chỉ mang tính mô phỏng. Đại loại là, nếu tôi là một quý bà trong cái đàn chích bông kia, tôi sẽ từ từ đứng dậy, lừng lững tiến đến chỗ hai mợ kia, tát yêu mỗi bà một cái với câu, nỡm nào, cả thành phố này ai mà chả là nhà quê.
Đổi xe ở St Paul tôi thấy hai sáo nâu đồ chừng sinh viên năm nhất năm nhị mặc áo đồng phục đơn bạc của một cái trường cấp ba nào đó ở một cái huyện to của tỉnh Hà Tây cũ. Hai cô nhóc líu lo ngôn tình tiểu thuyết và phim trường tình cảm, đại loại anh nào chị nào hâm mộ nhất nhị tam tứ. Tôi nghe chuyện bọn nhỏ phát hiện hoá ra trong cái đoạn tuổi trẻ của mình, tôi toàn hâm mộ các ông bà già làm nghề suy nghĩ và nếu không phải đã chết rồi thì cũng là siêu lụ khụ.
Đấy là vài mẩu nhìn và nghĩ nhảm của ngày. Chuyện cuối cùng là tổng thời gian đi bus từ nhà đến trường rồi về nhà bằng đúng nửa ngày làm việc hành chính. Ở điểm này, tôi thấy mình đúng là thị dân tâm thần chân chính :-)
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017
trà phổ nhĩ
Lần đầu tôi biết đến tên gọi và hương vị của thứ trà này là ở nhà ông cố Tàu, lúc nào cũng tối om và phảng phất hương trầm. Chuyện xa lắc lơ nên rồi con giời quên tiệt. Phần nhiều thời gian học đại học và sau này, ngâm nga chính là trà mạn. Chỉ mấy năm trở lại đây mới có vụ dịch sang hàng trà lá tinh thần new age.
Biết cái blog về trà của một ông người Pháp thi thoảng mò mẫm ngó nghiêng thì nhớ lại bạn Phổ Nhĩ này. Tôi vặn vẹo cái miệng phát âm tên gọi của nó, tự mình xướng cho mình, xong rồi cười khì chuyển sang tự dziễu bản thân đúng là tâm thần. Kể chuyện cho D ông anh bảo ừ bệnh thật.
Năm trước gặp ông anh và thằng bé hâm mộ theo kiểu ăn cướp thời gian, ba anh em lều phều chuyện ngô chuyện khoai mỗi người một mạch ý, đến lúc nhấc mông ra khỏi quán vì mải sướng cái vụ ông bà chủ sau một đặng thời gian vẫn nhớ ra tôi và phẩy tay bảo lần này miễn phí, tôi quên luôn bánh trà nhỏ D mang sang cho. Lười quay lại tìm, tôi tặc lưỡi, coi như cái số không được uống trà.
Ở quán trà gần cơ quan của một ông người Đài có bày dăm bánh Phổ Nhĩ to đùng ngã ngửa và giá cả rất khả nghi, tôi đã thất vọng một lần với Long Tỉnh mua ở đó nên không có ý định mạo hiểm lần hai. Mấy lần định nhờ DA, bạn của TL ở Hongkong, mua một bánh nhỏ, nhưng rồi lại thôi vì ngại phiền. Có anh chàng mở miệng khoe nhà em có, rằng để em về tìm mang cho, nhưng hình như lời buông tắp lự đã bị cuốn theo chiều gió nên đến giờ tôi chỉ thấy mặt người chứ không thấy mặt trà, mà quan hệ không phải thân thiết kiểu chia sẻ thức ăn nên chẳng buồn nhắc đòi quà. Lại một lần nữa tự nhủ, mình vô duyên không được uống trà.
Tôi kiêm nhiệm sự vụ mõ ở cơ quan, có dính líu đến công việc ở phòng chức năng, qua lại liên hệ công việc với cô chuyên viên này thì loanh quanh nói vài câu khách sáo với cô chuyên viên khác ngồi cùng phòng. Cái cô khác ấy, lúc đầu tôi có chút không cảm tình vì tự dưng không quen không biết thấy người ta cứ nói nói cười cười ra chiều thân thiết. Có lần buột miệng nói ra cái cảm nhận đấy, đồng nghiệp biết người biết chuyện bảo, người ta là thiện ý. Nghe xong tôi thấy mình vô duyên tệ với cái bản tính ghét con người của mình, nên từ đó trở đi thì bắt đầu nhăn nhở, câu đi câu lại khách sáo sau thành có chút hòa ái.
Kết quả là đến hồi sự nghiệp mõ kết thúc, tôi chuẩn bị màn đít-cua chia tay hoành tráng với cô chuyên viên này thì lại thành thắm thiết cam kết với hai cô chuyên viên còn lại trong phòng, mà nếu phiên dịch đúng nghĩa đen là dù không liên quan công việc, tôi đây nhất định vẫn qua đây xin nước uống và đồ ăn vặt.
Tôi ngồi bàn nước người ta tự nhiên như đang ở trong phòng làm việc của mình, rờ rẫm hộp trà trước mặt, đọc to cái tên của nó rồi bĩu môi ra chiều hiểu biết, Phổ Nhĩ gì mà để hộp thế này thì biết là không xịn rồi. Sau cái câu vô thưởng vô phạt ấy thì mới phát hiện ra cô chuyên viên khác kia có một hộp trà riêng rất oách để trong hộc tủ làm việc. Cô nàng lôi cái hộp ra xếp cho tôi mấy đụm trà. Tôi khoái chí nhận quà, lầm bẩm bảo, sướng thật, sướng thật.
Tối ở nhà pha trà kiểu tiện tay vớ được lọ hộp nào thì xài lọ hộp nấy, uống hôm thì gừng-sả, hôm thì hoa hồng, các đụm trà mới ăn-xin được thì nằm im trong lọ để bên.
Tôi nghĩ đến chúng thì phì cười, sau rồi mơ hồ nhận ra điều đáng kể với mình không phải là tự-thân-thứ-trà-này mà là cái năng lực giao tế xã hội của chính bản thân. Tín hiệu đáng mừng là tôi bắt đầu biết mở miệng ra nói đôi câu tử tế với người lạ!
Biết cái blog về trà của một ông người Pháp thi thoảng mò mẫm ngó nghiêng thì nhớ lại bạn Phổ Nhĩ này. Tôi vặn vẹo cái miệng phát âm tên gọi của nó, tự mình xướng cho mình, xong rồi cười khì chuyển sang tự dziễu bản thân đúng là tâm thần. Kể chuyện cho D ông anh bảo ừ bệnh thật.
Năm trước gặp ông anh và thằng bé hâm mộ theo kiểu ăn cướp thời gian, ba anh em lều phều chuyện ngô chuyện khoai mỗi người một mạch ý, đến lúc nhấc mông ra khỏi quán vì mải sướng cái vụ ông bà chủ sau một đặng thời gian vẫn nhớ ra tôi và phẩy tay bảo lần này miễn phí, tôi quên luôn bánh trà nhỏ D mang sang cho. Lười quay lại tìm, tôi tặc lưỡi, coi như cái số không được uống trà.
Ở quán trà gần cơ quan của một ông người Đài có bày dăm bánh Phổ Nhĩ to đùng ngã ngửa và giá cả rất khả nghi, tôi đã thất vọng một lần với Long Tỉnh mua ở đó nên không có ý định mạo hiểm lần hai. Mấy lần định nhờ DA, bạn của TL ở Hongkong, mua một bánh nhỏ, nhưng rồi lại thôi vì ngại phiền. Có anh chàng mở miệng khoe nhà em có, rằng để em về tìm mang cho, nhưng hình như lời buông tắp lự đã bị cuốn theo chiều gió nên đến giờ tôi chỉ thấy mặt người chứ không thấy mặt trà, mà quan hệ không phải thân thiết kiểu chia sẻ thức ăn nên chẳng buồn nhắc đòi quà. Lại một lần nữa tự nhủ, mình vô duyên không được uống trà.
Tôi kiêm nhiệm sự vụ mõ ở cơ quan, có dính líu đến công việc ở phòng chức năng, qua lại liên hệ công việc với cô chuyên viên này thì loanh quanh nói vài câu khách sáo với cô chuyên viên khác ngồi cùng phòng. Cái cô khác ấy, lúc đầu tôi có chút không cảm tình vì tự dưng không quen không biết thấy người ta cứ nói nói cười cười ra chiều thân thiết. Có lần buột miệng nói ra cái cảm nhận đấy, đồng nghiệp biết người biết chuyện bảo, người ta là thiện ý. Nghe xong tôi thấy mình vô duyên tệ với cái bản tính ghét con người của mình, nên từ đó trở đi thì bắt đầu nhăn nhở, câu đi câu lại khách sáo sau thành có chút hòa ái.
Kết quả là đến hồi sự nghiệp mõ kết thúc, tôi chuẩn bị màn đít-cua chia tay hoành tráng với cô chuyên viên này thì lại thành thắm thiết cam kết với hai cô chuyên viên còn lại trong phòng, mà nếu phiên dịch đúng nghĩa đen là dù không liên quan công việc, tôi đây nhất định vẫn qua đây xin nước uống và đồ ăn vặt.
Tôi ngồi bàn nước người ta tự nhiên như đang ở trong phòng làm việc của mình, rờ rẫm hộp trà trước mặt, đọc to cái tên của nó rồi bĩu môi ra chiều hiểu biết, Phổ Nhĩ gì mà để hộp thế này thì biết là không xịn rồi. Sau cái câu vô thưởng vô phạt ấy thì mới phát hiện ra cô chuyên viên khác kia có một hộp trà riêng rất oách để trong hộc tủ làm việc. Cô nàng lôi cái hộp ra xếp cho tôi mấy đụm trà. Tôi khoái chí nhận quà, lầm bẩm bảo, sướng thật, sướng thật.
Tối ở nhà pha trà kiểu tiện tay vớ được lọ hộp nào thì xài lọ hộp nấy, uống hôm thì gừng-sả, hôm thì hoa hồng, các đụm trà mới ăn-xin được thì nằm im trong lọ để bên.
Tôi nghĩ đến chúng thì phì cười, sau rồi mơ hồ nhận ra điều đáng kể với mình không phải là tự-thân-thứ-trà-này mà là cái năng lực giao tế xã hội của chính bản thân. Tín hiệu đáng mừng là tôi bắt đầu biết mở miệng ra nói đôi câu tử tế với người lạ!
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017
rau muống xào chao
Muống cạn vườn nhà Bắc Ninh thân trắng, cả phần thân lẫn lá đều khiêm tốn về độ lớn, vào mùa này có chút cứng nhưng đảm bảo rau sạch. Chiều qua trong làn rau xin về Hà Nội có một mớ chừng hai ba nắm tay rau non. Chiều nay đứa này nhắn cho đứa kia, tối ăn gì, thì có câu trả lời, ăn rau.
Món canh nước có rau láo nháo, cũng từ vườn Bắc Ninh, nấu với tôm sông phơi khô. Còn rau muống được chần qua để chuẩn bị cho món xào, xào chao.
Chuẩn bị:
- Rau chần qua để ráo nước. Muốn màu đẹp thì có vụ cho vào bát nước đá. Tủ lạnh nhà chẳng bao giờ có được viên đá tử tế nên không có cái màn đó. Nhưng khi đun nước chần rau, tôi thả mấy hạt muối, và cho đến giờ luôn tin là việc đó cho một ếp-phê nhất định, màu xanh tươi của rau.
- Tỏi không bằm mà là thái lát mỏng. Tỏi ta tép tháu, làm như vậy chẳng khác nào đứa tâm thần nghịch trong bếp nhưng tôi dư thời gian nên sau một hồi có cả một nhúm tỏi thái vậy.
- Ớt tươi không có thì có ớt quả phơi khô, vẫn là sản phẩm vườn nhà Bắc Ninh, được bằm qua.
- Chao dầm ra cái bát, sau cho thêm nước vào khuấy lên thành hỗn hợp.
Xào rau:
- Phi tỏi và ớt thơm đến khi tỏi vàng đanh thì cho rau vào xào.
- Canh thời gian rau chín tới thì cho chao vào xào tiếp.
Vì khi chần rau có muối hạt, lại thêm chao lấy có phần nhiều nên món xào bắc ra đĩa đánh chén coi như có độ mặn vừa tới, không cần phải thêm nếm gì.
Món nhà làm không đẹp như chuẩn nhà hàng. Cọng rau ngắn không mập và mượt, cũng kém phần mềm mại so với đĩa rau xào chao mà khách Nhật thích thú gọi ở quán Huế. Nhưng cho một bữa tối cơm nhà, lọ mọ lên mâm một đĩa rau gẩy đũa ăn vã chơi đầu bữa cũng coi là nhiều phần vui vẻ :-)
Món canh nước có rau láo nháo, cũng từ vườn Bắc Ninh, nấu với tôm sông phơi khô. Còn rau muống được chần qua để chuẩn bị cho món xào, xào chao.
Chuẩn bị:
- Rau chần qua để ráo nước. Muốn màu đẹp thì có vụ cho vào bát nước đá. Tủ lạnh nhà chẳng bao giờ có được viên đá tử tế nên không có cái màn đó. Nhưng khi đun nước chần rau, tôi thả mấy hạt muối, và cho đến giờ luôn tin là việc đó cho một ếp-phê nhất định, màu xanh tươi của rau.
- Tỏi không bằm mà là thái lát mỏng. Tỏi ta tép tháu, làm như vậy chẳng khác nào đứa tâm thần nghịch trong bếp nhưng tôi dư thời gian nên sau một hồi có cả một nhúm tỏi thái vậy.
- Ớt tươi không có thì có ớt quả phơi khô, vẫn là sản phẩm vườn nhà Bắc Ninh, được bằm qua.
- Chao dầm ra cái bát, sau cho thêm nước vào khuấy lên thành hỗn hợp.
Xào rau:
- Phi tỏi và ớt thơm đến khi tỏi vàng đanh thì cho rau vào xào.
- Canh thời gian rau chín tới thì cho chao vào xào tiếp.
Vì khi chần rau có muối hạt, lại thêm chao lấy có phần nhiều nên món xào bắc ra đĩa đánh chén coi như có độ mặn vừa tới, không cần phải thêm nếm gì.
Món nhà làm không đẹp như chuẩn nhà hàng. Cọng rau ngắn không mập và mượt, cũng kém phần mềm mại so với đĩa rau xào chao mà khách Nhật thích thú gọi ở quán Huế. Nhưng cho một bữa tối cơm nhà, lọ mọ lên mâm một đĩa rau gẩy đũa ăn vã chơi đầu bữa cũng coi là nhiều phần vui vẻ :-)
Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017
hành trình
Sáng rờ rẫm tìm cái điện thoại tắt chuông báo thức, bật Bach ồn ào ra dáng ngồi tĩnh, được hơn ba phút độ dài thời gian thì rời khỏi cái sập cứng khốc để bắt đầu ngày mới sau một đêm ngủ không tệ nếu không tính những vụn giấc mơ kỳ cục hệ quả của việc gom chuyện vặt mấy ngày nghỉ.
Tôi đặt ấm nước, chuẩn bị set lọc quái dị, lát sau tha hồ hít hà mùi cafe thơm lừng căn bếp tối. Hương của buổi sáng được kéo dài thêm nữa. Có fareinheit vừa ấm nồng vừa xa cách. Có dyptic của lá cỏ đầu hè. Có evelyn rose đậm đà nữ tính lại pha chút vẻ hững hờ cố ý.
Sau chút choáng ngợp và phát tiết cơn dục vọng ngốc ngập mùi không tưởng trước cái thế giới nhà giàu kia, tôi quay trở lại thực tại. Cái thế giới sống của tôi. Cái thế giới mà rốt cuộc tôi đã hiểu ra là có thể tự thân kiến tạo, sửa đổi theo ý với chút may mắn của số phận thay vì chết dần mòn trong thế bị động và không làm gì hơn ngoài khoanh tay cúi đầu cằn nhằn về sự bất công của tạo hóa.
Sáng nay tôi nhận tin nhắn nhắc nợ bài giảng chị em. Tháng Ba có ông già Badie gọi cửa. Tháng Tư là hạn chót mang tính kỹ thuật của chu trình luận án. Còn lại về căn bản là thời gian vàng bạc của và cho riêng tôi.
Phần lớn những người tôi yêu quý đều cười ầm ĩ trước câu hỏi thành công thức của tôi, liệu sau tuổi 40 còn có thể làm lại cuộc đời. Câu hỏi đó xét đến kỳ cùng hoá ra là chỉ cho riêng tôi.
Tất cả, những gì có tên là giản dị, khiêm cung, thiện lành, tự tôn, tiết đạm, dù là với mình hay với người đều chỉ là vấn đề lựa chọn cá nhân cùng quyết tâm thay đổi và kỷ luật thực hành.
Hành trình bắt đầu!
Tôi đặt ấm nước, chuẩn bị set lọc quái dị, lát sau tha hồ hít hà mùi cafe thơm lừng căn bếp tối. Hương của buổi sáng được kéo dài thêm nữa. Có fareinheit vừa ấm nồng vừa xa cách. Có dyptic của lá cỏ đầu hè. Có evelyn rose đậm đà nữ tính lại pha chút vẻ hững hờ cố ý.
Sau chút choáng ngợp và phát tiết cơn dục vọng ngốc ngập mùi không tưởng trước cái thế giới nhà giàu kia, tôi quay trở lại thực tại. Cái thế giới sống của tôi. Cái thế giới mà rốt cuộc tôi đã hiểu ra là có thể tự thân kiến tạo, sửa đổi theo ý với chút may mắn của số phận thay vì chết dần mòn trong thế bị động và không làm gì hơn ngoài khoanh tay cúi đầu cằn nhằn về sự bất công của tạo hóa.
Sáng nay tôi nhận tin nhắn nhắc nợ bài giảng chị em. Tháng Ba có ông già Badie gọi cửa. Tháng Tư là hạn chót mang tính kỹ thuật của chu trình luận án. Còn lại về căn bản là thời gian vàng bạc của và cho riêng tôi.
Phần lớn những người tôi yêu quý đều cười ầm ĩ trước câu hỏi thành công thức của tôi, liệu sau tuổi 40 còn có thể làm lại cuộc đời. Câu hỏi đó xét đến kỳ cùng hoá ra là chỉ cho riêng tôi.
Tất cả, những gì có tên là giản dị, khiêm cung, thiện lành, tự tôn, tiết đạm, dù là với mình hay với người đều chỉ là vấn đề lựa chọn cá nhân cùng quyết tâm thay đổi và kỷ luật thực hành.
Hành trình bắt đầu!
bắc ninh 2.1.2017
(1)
Cây đào 12 tuổi chính thức từ trần. Lý do bề mặt lãng toẹt, có thằng bé đi không khéo va xe máy vào làm một cành to đổ kềnh, sau đó phần thân cây còn lại tắc tử. Còn lý do thật là bạn ý già quá rồi.
Mới chỉ một hai năm trước, có ai đi qua làng còn gạ gẫm mua hoặc thuê lại. Hôm nay loanh quanh một hồi sau bữa trưa tôi mải lăn ra ngủ, quên không trêu hai cụ già, đấy ngày đấy mà cho đi thì có phải cây đào đã một lần được lên tỉnh :-)
Giờ ở chỗ cây đào cũ là một thân non. Dải đất trước nhà có ba gốc đào, một hồng, một phai và một mới là gì tôi không rõ. Tôi cũng không biết bao lâu nữa mới thấy những bông hoa thắm mập mạp.
Nhưng cuộc đời là thế, mọi sự đều vận động và có một kết thúc.
(2)
Ông cụ già rất phấn khởi về hệ thống gom và dẫn nước mưa. Ở quê giờ có tuốt tuột, hệ thống nước nóng nhờ ông mặt trời, nước sạch nhà máy, wifi bắt chung nhà hàng xóm, và không khí thì khỏi phải nói, có thể thở căng lồng ngực một cách thoải mái.
(3)
Khách về chơi nhà nhìn ngó cái vườn, ra chiều luyến tiếc lối đi lát gạch sống trâu. Tôi cười hì hì bảo, đẹp thì có đẹp nhưng phải nghĩ cho người sống ở nơi này. Hai cụ già đi lại trên cái đường gạch đó chẳng may trượt ngã thì sao. Thôi thì đường bê tông có chút xấu nhưng tiện lợi là nhất đi.
(4)
Bên bàn trà trong lúc chờ dọn bữa trưa, tôi nghe chuyện ngâm nga hậu bầu cử ở xứ cờ hoa, về lý do ra đời chế độ đại cử tri, tự dưng nghĩ đến ông cố Herodotus. Ngày xa lắc lơ tít tắp đó chẳng có mạng nhện xã hội, chẳng có công nghệ cao hay siêu cao, nhưng từ bấy đến nay ở đẩu ở đâu thì demos thì vẫn cứ là demos, và cuộc sống vẫn là sự tranh đoạt, rượt đuổi không ngừng nhằm thỏa mãn các lợi ích và dục vọng.
Tôi ngẩn ngơ nghĩ một hồi, tự kết luận, giờ thì chẳng ngạc nhiên vì những giấc mơ và những tìm-kiếm-thỏa-mãn không ngừng trong thành phố nữa.
(5)
Răng và họng vẫn là chủ đề của ngày. Trong bữa trưa, tôi diễn trò nhiều hơn là ăn. Kết quả chiều về nhà Hà Nội tranh thủ ăn mẩu bánh nhỏ để uống phần thuốc quên không mang theo, nhưng không đủ no và say thuốc bét nhè.
Tối theo chân TL đến một căn hộ đẹp và ấm áp vô cùng, răng lợi đỡ hơn thì ra sức ăn bù, rồi thêm một màn lướt thướt mặt đỏ văng vái vì thứ rượu mơ êm và say chậm.
Rời khu nhà giàu về lại cái ổ của mình, tôi thiếu chút sặc cười, ừ giờ thì mình cũng ham có cái gì đó đẹp đẹp.
Cây đào 12 tuổi chính thức từ trần. Lý do bề mặt lãng toẹt, có thằng bé đi không khéo va xe máy vào làm một cành to đổ kềnh, sau đó phần thân cây còn lại tắc tử. Còn lý do thật là bạn ý già quá rồi.
Mới chỉ một hai năm trước, có ai đi qua làng còn gạ gẫm mua hoặc thuê lại. Hôm nay loanh quanh một hồi sau bữa trưa tôi mải lăn ra ngủ, quên không trêu hai cụ già, đấy ngày đấy mà cho đi thì có phải cây đào đã một lần được lên tỉnh :-)
Giờ ở chỗ cây đào cũ là một thân non. Dải đất trước nhà có ba gốc đào, một hồng, một phai và một mới là gì tôi không rõ. Tôi cũng không biết bao lâu nữa mới thấy những bông hoa thắm mập mạp.
Nhưng cuộc đời là thế, mọi sự đều vận động và có một kết thúc.
(2)
Ông cụ già rất phấn khởi về hệ thống gom và dẫn nước mưa. Ở quê giờ có tuốt tuột, hệ thống nước nóng nhờ ông mặt trời, nước sạch nhà máy, wifi bắt chung nhà hàng xóm, và không khí thì khỏi phải nói, có thể thở căng lồng ngực một cách thoải mái.
(3)
Khách về chơi nhà nhìn ngó cái vườn, ra chiều luyến tiếc lối đi lát gạch sống trâu. Tôi cười hì hì bảo, đẹp thì có đẹp nhưng phải nghĩ cho người sống ở nơi này. Hai cụ già đi lại trên cái đường gạch đó chẳng may trượt ngã thì sao. Thôi thì đường bê tông có chút xấu nhưng tiện lợi là nhất đi.
(4)
Bên bàn trà trong lúc chờ dọn bữa trưa, tôi nghe chuyện ngâm nga hậu bầu cử ở xứ cờ hoa, về lý do ra đời chế độ đại cử tri, tự dưng nghĩ đến ông cố Herodotus. Ngày xa lắc lơ tít tắp đó chẳng có mạng nhện xã hội, chẳng có công nghệ cao hay siêu cao, nhưng từ bấy đến nay ở đẩu ở đâu thì demos thì vẫn cứ là demos, và cuộc sống vẫn là sự tranh đoạt, rượt đuổi không ngừng nhằm thỏa mãn các lợi ích và dục vọng.
Tôi ngẩn ngơ nghĩ một hồi, tự kết luận, giờ thì chẳng ngạc nhiên vì những giấc mơ và những tìm-kiếm-thỏa-mãn không ngừng trong thành phố nữa.
(5)
Răng và họng vẫn là chủ đề của ngày. Trong bữa trưa, tôi diễn trò nhiều hơn là ăn. Kết quả chiều về nhà Hà Nội tranh thủ ăn mẩu bánh nhỏ để uống phần thuốc quên không mang theo, nhưng không đủ no và say thuốc bét nhè.
Tối theo chân TL đến một căn hộ đẹp và ấm áp vô cùng, răng lợi đỡ hơn thì ra sức ăn bù, rồi thêm một màn lướt thướt mặt đỏ văng vái vì thứ rượu mơ êm và say chậm.
Rời khu nhà giàu về lại cái ổ của mình, tôi thiếu chút sặc cười, ừ giờ thì mình cũng ham có cái gì đó đẹp đẹp.
Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017
2017
Đêm tôi lơ mơ nghe mưa để ngủ, còn ngày thì ồn ào Bowie.
Năm mới được chào đón với hai phần cánh tay trên bải hoải, mặt sưng vù một bên và cái họng đau cứng. Ở tiệm ăn, tôi ngồi chọc đũa chán thì loanh quanh làm trò tìm cách đưa thức ăn vào cái miệng cứng đờ. Xong xuôi, quay sang long trọng kết luận với bạn đồng hành, công nhận ốm thì thật khổ sở. Xong nữa là luyên thuyên về ông ngoại và căn bệnh ung thư vòm họng, làm người kia hốt hoảng bảo ai lại nói mấy chuyện đó. Thiếu chút tôi đã trêu, đấy điềm đấy. May mà im cái miệng. Dù thế nào, có vẻ thời tiết độc địa và có cả một danh sách người tôi biết kêu ốm đau ầm ĩ, nên tôi cũng không phải ngoại lệ.
Thành phố mỗi ngày đối với tôi một nhếch nhác khói bụi, ầm ĩ và lộn xộn. Rất may là công việc của năm mới 2017 không bắt tôi phải thò mặt ra ngoài đường nhiều nữa.
Không còn sức ép sự vụ, khối lượng bài giảng có thể tính toán thỏa hiệp ít nhất là cho kỳ đầu. Trước mặt nếu là sức ép thì chỉ là bản dịch, bài soạn chị em, luận án và một vài nghĩa vụ gia đình. Còn lại, có chút thoải mái cho phòng tập, làm việc ở nhà và thay đổi chút nhà và vườn Hà Nội.
Và đích đến giảm thêm một hai kí lô dư thừa nữa. Tại sao không nhỉ :-)
Năm mới được chào đón với hai phần cánh tay trên bải hoải, mặt sưng vù một bên và cái họng đau cứng. Ở tiệm ăn, tôi ngồi chọc đũa chán thì loanh quanh làm trò tìm cách đưa thức ăn vào cái miệng cứng đờ. Xong xuôi, quay sang long trọng kết luận với bạn đồng hành, công nhận ốm thì thật khổ sở. Xong nữa là luyên thuyên về ông ngoại và căn bệnh ung thư vòm họng, làm người kia hốt hoảng bảo ai lại nói mấy chuyện đó. Thiếu chút tôi đã trêu, đấy điềm đấy. May mà im cái miệng. Dù thế nào, có vẻ thời tiết độc địa và có cả một danh sách người tôi biết kêu ốm đau ầm ĩ, nên tôi cũng không phải ngoại lệ.
Thành phố mỗi ngày đối với tôi một nhếch nhác khói bụi, ầm ĩ và lộn xộn. Rất may là công việc của năm mới 2017 không bắt tôi phải thò mặt ra ngoài đường nhiều nữa.
Không còn sức ép sự vụ, khối lượng bài giảng có thể tính toán thỏa hiệp ít nhất là cho kỳ đầu. Trước mặt nếu là sức ép thì chỉ là bản dịch, bài soạn chị em, luận án và một vài nghĩa vụ gia đình. Còn lại, có chút thoải mái cho phòng tập, làm việc ở nhà và thay đổi chút nhà và vườn Hà Nội.
Và đích đến giảm thêm một hai kí lô dư thừa nữa. Tại sao không nhỉ :-)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)