Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

đếm bát tính tiền xưa và nay

Lần đầu tiên mình biết tới việc tính tiền ở quán bằng cách tính số đĩa thức ăn theo màu sắc kích cỡ là chuyện một quán bia chủ người Bắc ở quận I Sài Gòn. Đồ ăn thì tính theo đĩa, còn bia thì tính theo can. Lúc đó, nghe kể chuyện xong thì mình thắc mắc nhỡ người ta giấu đĩa và can đi thì sao. Người nghe phá lên cười, bảo to thế thì sao giấu được.

Hôm nay đọc lại Nguyễn Công Hoan thì à một cái, chuyện tính kiểu này hóa ra xưa lắm rồi, và ở ngay Hà Nội chứ đâu.

"Ở Hà Nội, hiệu cao lâu của người Hoa kiều tập trung ở phố hàng Buồm. Cao lâu nghĩa là lầu cao. Khách ăn ở trên gác. Tầng dưới, ngay ở cửa vào là bếp. Khách ăn xong đứng dậy ra về, thì người hầu sáng đếm đĩa để tính ra tiền. (Vì thức ăn nào giá bao nhiêu thì đựng vào thứ đĩa nào, hầu sáng đã thuộc). Khi khách xuống thang gác, người hầu sáng gọi to người ngồi ở quầy thu tiền dưới nhà, và nói số tiền khách phải trả. 
Nhiều người khách ăn hết nhiều đĩa, trước khi ra về, giấu một hai chiếc đĩa vào trong túi áo, hầu sáng không thể biết được".
(Nhớ và ghi, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1978, trang 78-79)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét