Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

cá chép thua lâm và bác sĩ hocquard nói về tối giản

(1)

Tôi đi tìm sách của Mark Joyner.

Trong tiệm sách Cá chép, đưa tờ giấy hỏi cô đứng quầy, ngay tắp lự có bạn trẻ chạy tới nhận và nói xin chờ.

Bạn trẻ này cùng mấy bạn trẻ nữa hăng hái tìm.

Gần nửa giờ đồng hồ, tôi ngó nghiêng tự mình nhặt một chồng sách cho mình, quay sang nhìn người đứng trước mặt, bối rối xin lỗi không thấy sách.

Có chút nực cười trong toàn bộ câu chuyện này là hiệu sách rất to rất oách, tên sách có trên hệ thống nhưng không ai biết sách ở đâu. Thêm nữa, cạnh đám người đi tìm sách có một đồng nghiệp đang làm nhiệm vụ phân loại sách ở góc rất hồn nhiên xui đại ý tìm làm gì, rằng thì là mà có tên sách trên máy tính không nghĩa là có cuốn sách ấy.

Tôi nghĩ nếu mình là quản lý tiệm thì hành động đầu tiên sẽ là lót tay lá chuỗi dẫn cô nàng ra khỏi hai cánh cửa kính lớn kia.

Ở nhà sách Lâm, tờ giấy ghi thông tin đưa ra, ông chủ bĩu môn sách này đầy. Sau chưa đến 30 giây, sách còn nguyên giấy kính bọc đã được chuyển đến tay tôi.

(2)

Sau bữa tối, TL ngó chỗ sách mới mua, sau nói gì đó liên quan đến tối giản thì hỏi tôi, ai là người đầu tiên du nhập cái món này vào Việt Nam.

Tôi cười khì khì, phương diện nào không biết nhưng tinh thần bếp tối giản thì biết.

Ông bác sĩ Hocquard trong cuốn sách kể về chiến dịch ở [xứ] Bắc Kỳ có để lại đôi ba dòng nói về tay "bồi" giỏi giang của mình. Không nhớ là một hay hai, mà chắc là hai đi, túm lại là vị đầu bếp kiêm quản gia kiêm tay nhỏ chạy việc kia chỉ cần hai cái nồi và chảo là có thể làm những món ngon như thường. Tối giản quá rồi còn gì!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét