thơ Lê Hải - thơ "dữ dội" :-))) |
Hồi nhỏ, tôi và TL hay có trò vui là ngâm nga thơ Nguyễn Bính, đọc đến nát cả tập thơ mỏng, bằng chứng là đến giờ sách bìa đi đâu mất tôi, được vá víu bởi một phần giấy ngả màu thời gian với chữ viết nguệch ngoạc tên thi sĩ. Chúng tôi cũng thích thơ Đường, không giỏi đến mức làu làu Đường Thi Tam Bách Thủ - mà thời đó muốn có cũng khó vì nếu không có nguồn sách in ở Miền Nam trước 1975 thì coi như thơ Đường có chăng chỉ là tập nhỏ mảnh đoạn - nhưng đại khái là mấy cái tên to cũng biết đường gật gù ra dáng ra vẻ ta đây.
Lớn chút thì hoá hài. Chả rõ TL thích thơ của ai còn tôi ở trường đại học có đợt đắm đuối Olga Bergholz, với và vì đúng một bài duy nhất liên quan đến tháng Tư - mùa hè chết [chính xác là mùa hè rớt nhưng tôi chót nhớ là mùa hè chết cho tới tận giờ]. Ở đâu đó trong các sổ ghi đại học, tôi còn nắn nót chữ gà bới nguyên bài thơ này và đến giờ vẫn nhớ có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ... mùa hè chết cho những người yếu đuối...
Sau đó, chẳng còn thơ thẩn chi. TL và tôi có chia sẻ niềm vui đọc thì căn bản nhất là Chú Thoòng. Chuyện này mười người nghe thì hẳn có đến chín rưỡi cho là chúng tôi nhố nhăng nhảm nhí, do cái tuổi đọc của mình.
(2)
Tuần rồi tôi chọn đúng ngày siêu oi bức ngồi ngoài sảnh nóng hầm hập mà dọn dỡ thanh lọc sách cũ.
Bỏ đi kha khá là các bộ văn kiện, tài liệu phổ biến nghị quyết và luật các kiểu cùng hàng chục đầu sách lý luận từ thời xứ mình mon men bên cánh cửa mang tên đổi mới tới tưng bừng khí thế bước vào thiên niên kỷ mới. Tôi tiếc chúng lắm, không phải vì giá trị sử dụng trực tiếp và thường xuyên của chúng, mà vì giá trị tiềm năng đồ cổ của chúng. Nhưng thôi, sách đó đã hoàn thành nhiệm vụ.
Các tờ đánh dấu xưa kia sặc sỡ sắc màu giờ nhạt phếch, hai bài đăng sách bằng chữ Pháp có dùng tới các trích đoạn trong đó giờ cũng đã chẳng còn chi tính thời sự, tôi cũng không ở trong dòng quan tâm mấy câu chuyện văn hoá và chính sách văn hoá nữa. Bỏ!
(3)
Trong quá trình thanh lọc, tôi ngạc nhiên khi thấy mình có kha khá sách thơ. Thậm chí có những cuốn có đề tặng rất oách... mà tác giả là ai tôi rõ ràng không nhớ hoặc không biết.
Và thơ trong đó, quá cao siêu, quá trừu tượng, quá mãnh liệt. Tôi không hiểu!
Tính luẩn quẩn chán chê giữ và bỏ, để tìm người quan tâm cho tặng hay sẽ có ngày mình đọc... đến cuối ngày xem ra tôi vẫn mơ hồ.
(4)
đọc Barthes lơ mơ... |
Cầm hai tờ tiền, tôi cười khì khì, thậm chí chưa đủ để mua một tập thơ mới của các thi sĩ người Việt trẻ ngày này!
(5)
Sách chị em mấy thùng bự kiểu gì cũng sẽ có ngày được gửi cho bên học viện đàn bà.
Sách lịch sử, nhân học và văn hoá tôi sẽ nói chuyện với bạn thân thiết để xem nên liên lạc mời người quan tâm qua lấy.
Còn lại, hoá ra tôi giữ nhiều lại là sách nấu ăn, truyện trinh thám, và từ điển cùng sách liên quan đến tiếng Việt.
Còn lại nữa, sách được đóng, gói, buộc tạm chờ qua mùa dịch thì đi tìm hoặc thư viện nhỏ nào hoặc một "kẻ gàn dở" nào để mà gạ gẫm cho tiếp đi.
... nhưng không bao giờ chán |
(6)
Câu chuyện đọc gì hoá ra biến hoá nhiều theo tuổi.
Và thêm nữa, theo một cách không dễ chịu chút nào, thậm chí là đau đớn, là cả theo thị lực của chính tôi nữa.
Cái cảm giác cầm một cuốn sách mà mắt cứ căng ra, tay vội vã rờ rờ kinh [của] tao đâu roài thực là vô cùng, vô cùng khó chịu!
hic định giữ làm "đổ cổ" nhưng nhà hết chỗ |
đọc để biết thời đó người ta nghĩ và nói gì |
sách lý luận |
đọc thơ Lê Hải không hiểu, nhưng câu này hiểu |
đến đây nhớ đã từng rất thích nữ thi sĩ này |
văn kiện đóng bịch sau hơn mười năm vẫn nguyên trong bịch |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét