DỊCH GIÃ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
Lần phong toả đầu tiên, mọi hoạt động "không thiết yếu" đều phải ngừng. Cái sự "không thiết yếu" này được quy định mang tính bao hàm và cơ bản. Tất cả các ngành nghề kinh doanh đến mặt hàng thiết yếu (duy trì sự sống), lương thực, thực phẩm, cửa hàng thuốc đều được mở cửa cho đến giờ giới nghiêm. Siêu thị, cửa hàng tiện ích, hàng thịt, cá vẫn mở đều. Giá cả có tăng lên vì không còn đồ nhập khẩu. Tiệm bán đồ ăn nhanh được bán mang về. Các hoạt động sản xuất hầu như ngừng tạm thời. Viên chính hành chính làm việc tại nhà. Trường học đóng cửa trừ nhà trẻ. Các hoạt động văn hoá-văn nghệ, vui chơi giải trí tạm dừng.
Lúc đầu, nhân dân phản ứng rất quyết liệt. Bắt đầu bằng việc [bắt] bẻ chữ "thiết yếu".
Các nhà sách nói: sách báo là mặt hàng thiết yếu. Bà con ở nhà càng có nhu cầu đọc sách.
Cửa hàng hoa nói: hoa cũng là mặt hàng thiết yếu.
Cửa hàng chocolat nói: bánh kẹo cũng là mặt hàng thiết yếu.
Cửa hàng bán đồ phụ kiện gia dụng nói: đồ thay thế gia dụng cũng là thiết yếu.
Ô-sin của chó mèo [cửa hàng cho/phục vụ thú cưng?] nói: đồ ăn chó mèo cũng là thiết yếu.
Và nhân dân buôn bán: tại sao siêu thị được bán mà cửa hàng không được mở?
Giải pháp: các siêu thị phải che hết các quầy có mặt hàng gây tranh cãi!
Kinh nghiệm được rút ra: các lần phong toả tiếp theo, các [cửa hàng bán] mặt hàng thiết yếu (đã được định nghĩa lại) của thời hiện đại được mở cửa. Tôi quả thực không biết bà con bán hàng như thế nào. Riêng tôi, không hề đến hiệu sách vì ở nhà vẫn còn rất nhiều sách chưa hề đọc hoặc cần đọc lại. Không đến hàng hoa và chocolat vì sợ béo phì và ở nhà có phong lan vẫn nở hoa. Không đi cửa hàng bán phục tùng gia dụng vì không có gì để sửa chữa.
Dĩ nhiên, lãnh đạo đâu có nhận mình lúng túng. Giải thích cho việc mở cửa hàng chocolat: [cho/vào dịp] lễ Phục sinh nhu cầu chocolat là thiết yếu; lễ các Thánh (như tết Thanh minh xứ mình) nhu cầu hoa cắm mộ là thiết yếu; ngồi ở nhà thì đọc sách là hoạt động thiết yếu. Đại khái vậy.
Trừ lần phong toả-giới nghiêm đầu tiên ra, sau này, bất cứ khi nào chính phủ ra một quyết định thắt chặt-hạn chế sinh hoạt, hoạt động của nhân dân đều [là] vì và do nhân dân. Vì nhân dân không không nghiêm túc, không có kỷ luật, không tự giác nên chính phủ mới phải ra biện pháp mạnh.
Và dĩ nhiên, mỗi lần như vậy, nhân dân trong đó có tôi lại kêu gào trước cái màn hình tivi: chính phủ điêu toa, đổ thừa. Nhân dân rất ngoan ngoan-kỷ luật và anh hùng. Chỉ có chính phủ là kém năng lực và chống dịch như canh hẹ!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét