(1)
Có một câu hỏi đặt ra như thế này: Những gợi ý và phương pháp death cleaning của Magnusson áp dụng ở cấp độ nào? Cá nhân? Gia đình? Hay thậm chí rộng hơn nữa là xã hội?
Tôi mới chỉ rón rén khám phá công thức death cleaning, việc đặt câu hỏi như trên hay tìm đáp án đều nằm ngoài năng lực của bản thân.
Đặt vấn đề là của một chuyên gia trị liệu chuyên về các vấn đề gia đình và cũng là giảng sư tâm thần học và khoa học thần kinh hành vi có tên Kate Goldhaber.
(2)
Theo chuyên gia này, đây có thể được xem là một tiếp cận có ý thức [proactive approach] và thân thiện giúp tạo điều kiện cho sự truyền thông giữa các thành viên của gia đình ngay từ buổi ban đầu của quá trình già-đi, ngay khi những người trong cuộc/liên quan còn chưa bị lâm vào những trạng huống khó chịu của quá trình này.
Goldhaber nêu quan điểm, chăm chút không gian riêng của mình cũng như sắp xếp sao cho nó được gọn gàng ngăn nắp khi chúng ta vẫn còn sống trên đời này đem lại cho chúng ta cả sức mạnh lẫn sự lành mạnh.
Nhiều trải nghiệm cá nhân cũng như công trình nghiên cứu đã cho thấy, sự tù đọng của đồ vật trong nhà có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng cũng như giảm bớt tính hiệu quả trong hoạt động của những người sống trong đó.
Già đi, chúng ta tự nhiên sẽ trở nên chậm chạp và mất đi kha khá sự sắc bén của năng lực phản xạ. Sống trong một ngôi nhà chất đầy đồ vật do vậy đồng nghĩa với việc chúng ta thường trực đối mặt nguy cơ va cái này động cái nọ đau cái thân người, đồng thời lại dễ căng thẳng thần kinh, lúc nào cũng nơm nớp lo bị té, bị thương.
(2)
Vẫn là theo Golhaber, có rất nhiều người dù không biết đến tên gọi phương pháp của Magnusson song trên thực tế họ đang thực hành phương pháp này.
Ví dụ, trường hợp những người lớn tuổi khi con cái trưởng thành và rời ra ở riêng thì quyết định bán căn nhà lớn để chuyển về căn nhà hay căn hộ nhỏ hơn. Điều đồng nghĩa với việc giảm thiểu khá nhiều đồ đạc.
(3)
Có thể nhiều người khi liên hệ cái chết với những người lớn tuổi thân yêu trong gia đình thì cảm thấy rất khó chịu và từ đó họ khó có thể tiếp cận phương pháp dọn dẹp Magnusson.
Trong trường hợp này, Golhaber gợi ý một mẹo nhỏ tâm lý. Đó là diễn-đạt-lại ý tưởng, quan điểm, phương pháp này.
Ví dụ, thay vì thẳng toẹt Bỏ quách đám đồ này để sau [con cái] đỡ công lọc bỏ, thì có thể uyển chuyển Nào cả nhà mình cùng chung tay dọn dẹp tý chút để không khí đoàn viên thêm dễ chịu và thoải mái nào [cho cả chủ nhà - cha mẹ và khách - con cái qua chơi nhân dịp lễ tết].
Theo đó, trang trí lại nhà cửa, lọc loại bỏ đồ thừa, những việc này khi cả nhà nhiều thế hệ cùng xúm tay làm thực đem lại nhiều niềm vui cho người già chứ không phải là những nhiệm vụ nặng nề, mang tính sức ép nữa.
(4)
Khác với một vài vị guru cho bạn đọc một tưởng thưởng về không gian sạch sẽ ngăn nắp hoàn tất thì Magnusson nói rằng phương pháp dọn dẹp của bà là một tiến trình không bao giờ thực sự kết thúc.
Theo bà lão, vì đâu biết chính xác lúc nào mình tèo nên công việc dọn dẹp của chúng ta cứ thong thả mà mần [tiếp] thôi.
Và trong số những người ủng hộ quan điểm này của Magnusson có cô con gái của chính bà, người cho rằng công cuộc dọn dẹp chào đón/chuẩn bị cho cái chết chỉ kết thúc với chính bản thân cái chết!
(5)
Khám phá Magnusson đến đây, tôi nghĩ giờ đã mang máng hiểu tại sao có ý kiến cho rằng chớ nhạo dân Bắc Âu sống lạnh quanh năm thì tính tính nhạt huếch, rằng thì ngược lại họ xứng đáng không phải nhà vô địch thì cũng là á quân u mặc thế giới :-)))
tủ chờ gửi tặng bảo tàng |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét