Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

bếp giãn cách: cô em nhà mình muối dưa củ cải

tuy lai nhưng dưa củ cải này vẫn còn chút chân tình
mùi vị giống dưa củ cải xưa, thật hăng thật cay
(1)

TL mua được dưa củ cải. Để muối dưa.

Nhận hàng, cô em thất vọng, sao củ cải gì mà to thế, không giống dưa củ cải ngày xưa Mẹ mua để muối. 

Ngày trước, củ cải bé có khi chỉ bằng hai đốt ngón tay chụm lại, hăng cay đanh đá vô nhường. Củ cải giống mới hăng cay vẫn cứ hăng cay nhưng có chút phần kém củ cải giống cũ, còn riêng về hình dạng thì tính ra phải to gấp không phải mười thì cũng là sáu, bảy lần.

Tôi động viên TL, cứ thử đi.

(2)

Tôi thấy TL bào bỏ lớp vỏ áo củ cải, rửa sạch cả phần rau lẫn củ rồi bày tất cả trên một cái xảo thì buột miệng, phải thái lát củ cải ra, xắt đoạn thân lá rồi phơi heo héo chút chứ. 

Cô em hồ nghi. Tôi lại càng nhấn mạnh, kiểu nó là phải thế.

Rồi TL làm theo lời của tôi. Củ cải phần thân lá xắt khúc, phần củ thái lát, được phơi nắng đâu chẳng thấy nhưng gió tầng lầu cao có dư, đảm bảo heo héo, om óp lại thật.

(3)

TL làm theo chỉ dẫn của Mẹ, muối dưa củ cải.

Trong cái âu nhỏ vốn chuyên được dùng để muối dưa trong bếp nhà Hà Nội cũng như chứa dưa cải nén Mẹ gửi cho từ bếp nhà Bắc Ninh.

Được đôi ngày, cô em khịt khịt cái mũi, mở to đôi mắt, rồi than thở, hỏng rồi.

(4)

Tôi bị trách là đã xui dại phơi rau củ trước khi cho vô âu muối thì cười hì hì, vẫn thấy mọi người làm vậy mà. Nói vậy nhưng trong dạ thì giật mình, hay mình nhớ nhầm sang dưa cải bẹ nhể.

Xong rồi tôi cũng ra ngó nghiêng, nhìn không đẹp nhưng xem chừng dưa vẫn ổn mà.

Kết quả cuối cùng là gì? Dưa muối thực kém đường nhan sắc, chẳng lấy đâu cái sắc vàng mướt tươi mắt như phần dưa củ cải Mẹ muối. Nhưng cũng là dưa đó, TL lấy ra xào với hành hương, cơm cứ gọi là bay vèo vèo vào mồm miệng. Dưa xào đậm đà muối không cần chấm chi chi, ớt cay thái lát mỏng, miếng dưa lại nhấm chút ớt đó, ngon!

(5)

- Rửa sạch để thật ráo nước, phần củ thái lát, phần cành lá xắt khúc - không cần phơi héo chi chi nhá
- Nước cỡ 3/4 lít được đun nóng già, pha muối hạt nhỉnh mặn hơn nước canh một chút
- Nửa thìa súp đường - TL dùng đường phèn - cùng củ hành hương đập dập cho vô nước đó, khuấy đều
- Cho dưa vào âu/vại, đổ nước ngập, dùng cái đĩa nhỏ chặn lại, đậy nắp
- Sau một ngày rưỡi có thể ăn được - dĩ nhiên là dưa cay cho người thích ăn dưa cay, còn nếu không đợi đôi ba ngày dưa sẽ chín hơn

Ghi thêm: Dưa chín hẳn hoặc xào hoặc nấu canh đều ngon à :-) 

con chị xui dại con em, phơi heo héo chút :-)

dưa củ cải muối chua xào chay với hành hương
vô cùng đắt cơm trắng :-)))

dưa muối chua lấy từ âu/vại ra
thích thì rửa qua, không cứ thế vắt ráo mà xào

tâm thần covid: quán chiếu các mái nhà hà nội

15:03 ngày 31.8.2021
nhớ điểm tựa là má phải ông kẹ ở cửa hiên
có nhà kia treo cờ nhưng xa quá không chụp được
(1)

Lần đầu tiên ngồi ké TL xem mấy phim tư liệu về hành trình leo Everest và K2, tôi thắc mắc, có quái gì hay ho nhể. 

Sau rồi xem nhiều thành mê mẩn. 

Tôi dĩ nhiên là chẳng điên đến mức ôm cái mơ tưởng có ngày mình leo núi. 

(2)

Người Việt xứ ta có thể bay cả vào vũ trụ đấy nhưng nếu tôi không nhớ lầm thì chưa có ma nào đi qua được quá cái base camp của Everest, còn K2 hay Annapurna thì đừng nói tới đi :-) 

Văn hoá leo núi - nói theo kiểu bây giờ, cái gì cũng phải có từ văn hoá đặt ở đằng trước - tôi hiểu là cũng chỉ gần đây chậm rãi hình thành. Cùng với phong trào phượt [xe máy] thì nổi rõ lên thú vui này ở một vài nhóm/cộng đồng nhỏ. Leo núi nghiêm túc đòi hỏi cả đống yếu tố từ sức khoẻ qua đầu óc tổ chức - ngay cả khi bạn thuê một đội póoc-tơ vác đồ đi theo, và thêm cả một yếu tố quan trọng nữa chữ duyên

Tôi chẳng có lấy một mảnh vụn của cái duyên đó. Bản tính tôi ù lì, thích ngồi yên một chỗ, nghe du lịch, nghe phượt dửng dưng như không. Ở cùng lão Tiên sinh, mỗi lần đi nhà rừng mà cao hứng bữa nay tui đi bộ chơi vòng vòng tý nhá thì thảo nào cũng có đoạn kết là con giời thở hùng hục như heo bị chọc tiết và bắt đầu thề thốt loạn xạ, lần sau đừng hòng tui dại dột thế này nữa.

(3)

Lảm nhàm dài vậy, quay lại chuyện cảnh quan rừng núi, tôi nghĩ cũng giống như biển cả mênh mông, phàm cảnh thiên nhiên, xấu đẹp tuỳ trong mắt, nhưng cứ tự nhiên kiểu gì người nhìn cũng bị "chấn động". Đó có thể là trầm trồ, đẹp, vì cảnh quan trước mắt nó đẹp thật. Đó có thể là sao mà hùng vĩ, sao mà vĩ đại. Mà đó cũng có thể là một sự choáng ngợp đến mức không thể thốt ra lời, một cảm giác bé mọn và bất lực trước Mẹ Trái đất. 

Tôi chẳng cần phải xem phim tư liệu về mồ ma các ông bà trèo núi ở tận đẩu tận đâu, thì ngay xứ mình đây dù tôi không phải du lịch nhiều để ấn tượng lắm, tính ra tôi vẫn giữ cho mình vài ấn tượng to về những vẻ đẹp tự nhiên đích thực. Đó là biển Lăng Cô của gần 30 năm trước, khi nơi chốn này đích xác chỉ là đất của người địa phương. Đó là cung đường Tây Bắc qua đèo Pha-đin còn chưa sửa chữa và cái thành phố-thung lũng tươi đẹp kia còn chưa ngập trong nước của dự án thuỷ điện vĩ đại. Tôi thấy biển xanh thẳm. Tôi thấy các vạt núi trọc lốc, các con đường ngoằn nghèo tít tắp. Tôi thấy mình ngập trong mây của con đèo lịch sử. Tôi thấy thung lũng xanh tươi mát với hương lúa thơm ngay từ buổi sớm mai. Đó là những ký ức của ngày còn là sinh viên ngồi lê mông ở giảng đường trường đại học và đôi ba năm đầu bước chân vào thế giới người-đi-làm.

Gần hơn, sống động hơn, hiện thực hơn, và cảm giác về chúng có lẽ là trầm hơn, sâu sắc hơn hoá ra lại không còn là ở nơi quê hương xứ sở của mình. Nếu lúc này được hỏi cảnh quan nào chạm đến dây thần kinh cảm xúc của tôi, dẫn dắt tôi tới các tìm tòi diễn đạt biểu tỏ sự thán phục, và đôi khi gần như là "khiếp sợ" trước vẻ đẹp diệu kỳ của Thiên nhiên thì hoá ra lại rất giản dị, chính là biển trước nhà biển, chính là rừng trước nhà rừng, và thêm nữa là một góc Tây Texas.

(4)

Tôi quen sống ở Hà Nội nhỏ, chật, bụi và ồn. Mở mắt là người. Tất cả đều ở trong tầm mắt. Không bao giờ có nhu cầu ngẩng mặt lên ngó trời mây trăng sao chi sất. Rón rén đi ra ngoài, nhìn thấy cái cảnh tầm thường trong mắt người ta, tôi lại hoá thành ồ à, trầm trồ rồi có chút đố kị, sao các bác sướng thế!

Bạn nhỏ đồng nghiệp của tôi từ vài năm nay có thú vui leo núi. Leo kha khá, ít nhất là gần hết bọn núi nổi tiếng phía Bắc Việt Nam. Tôi nghe thèm lắm, nhưng biết cái tạng mình rồi thì nghe rồi vui lây, rồi có chút "ghen tị" trong lòng, thế thôi. Còn lại, từ nhà Hà Nội chật hẹp, tôi mơ mơ màng màng biển với phà đi lại trước nhà biển, rừng và núi trước mặt với các chuyển động của mây trước nhà rừng. Và nếu xa xỉ hơn thì mơ tiếp, covid đỡ rồi, sẽ lên nhà núi ta-la-cà của các cô em.

Trong khi chờ đợi, trong khi tiếp tục mơ, trong khi tiếp tục "tị nạnh" với ông lão nhà mình sao mà sướng, có thể lười biếng ngồi nốc bia và ngắm cảnh rừng, cảnh núi thì tôi chợt nảy ra một ý nghĩ. Tại sao trong những ngày giãn cách này, tôi không xác định một đích hướng cho đôi ngươi của mình, tìm ra một cảnh quan, dù không có chi là tự nhiên mà là man made cũng được, rồi nhìn, rồi quán chiếu.

(5)

Câu trả lời thật mau mà có: các nóc nhà Hà Nội a :-)))

Và để đảm bảo có thể tạo nên một nhật ký ảnh ghi lại các trạng thái của các mái nhà Hà Nội, và cả chính cái âm ỉ lên cơn tâm thần của tôi nữa, thì tôi dứt khoát cần xác định một điểm tựa cố định. Để đảm bảo khung hình luôn thuỷ chung là một. 

Các tấm hình tương lai của tôi, nếu có khác biệt, đương nhiên là phải có rồi, sẽ là các trạng thái thời tiết và mức độ phản chiếu từ những bồn chứa nước inox to đùng nằm ễnh trên các nóc nhà. Đơn giản vậy thôi :-)))

các trạng thái nhà rừng - 1

các trạng thái nhà rừng - 2

các trạng thái nhà rừng - 3

các trạng thái nhà rừng - 4

các trạng thái nhà rừng - 5

các trạng thái nhà rừng - 6

greg, thẻ mua hàng nike và thế nào là một gã jerk

Hồi tháng trước, trong cuộc điện thoại lão Tiên sinh kể với tôi là nhận được email có chút kỳ lạ của ông bạn Greg. Ở cuộc điện thoại tiếp sau đó, ông lão lại kể tiếp, vừa gửi tấm thẻ mua hàng trị giá 300 đồng tiền Mỹ cho cháu của Greg vì ông bạn này bận gì đó không tiện gửi. Tôi nghe câu trước đuổi câu sau, cũng chẳng để ý mấy.

Đến cuộc điện thứ ba thì bạn đánh chén phàn nàn, tui bị lừa rồi. Tôi nghe xong thiếu chút cười phá lên. Rồi nghĩ thầm, đáng đời.

Tôi chẳng có gì phàn nàn về bạn đời. Sống một thời gian ngay sát cạnh, hiểu ông lão hơn, tôi lại càng chẳng có cớ chi để kêu ca này nọ. Nhưng đúng là ông lão nhà ta là người chắc nịch về đồng tiền. Lúc đầu tôi chỉ nghỉ hẳn là do ở một mình lâu phải tự lo cái thân thì thành ra cẩn thận. Sau tôi biết thêm, phải tự lập từ trẻ, bất chấp chuyện phụ huynh có tiền nhiều hay ít, nên cái sự căn cơ nó ăn vào máu âu cũng là điều dễ hiểu.

Vấn đề là tại sao một ông già cẩn thận đến vậy lại dễ mất đến vậy một món tiền không phải là vài đồng bạc lẻ kiểu nhầm lẫn khi mua hàng ở quầy rau nông trại?

Bọn lừa đảo thật siêu. Hẳn đây là áp dụng triết lý, cứ quăng vợt, một vạn cái kiểu gì cũng hớt được đôi chục con cá mắc lưới. Thêm nữa là hoàn cảnh covid này, tôi nghĩ trộm, ai cũng có phần lẩn thẩn. Bình thường ra hẳn bạn già của mình sẽ gọi điện hỏi thăm Bác Greg kia liền. Đằng này ông nhìn mỗi cái email, lại còn cười nhạo sao lần này nó [Greg] lại có giọng điệu chào tạm biệt lạ lùng thế này, rồi cun cút đi gửi thẻ mua hàng kia cho thằng cháu hoắc hươ nào đó.

Tôi an ủi lão Tiên sinh vụ mất tiền một thì phải ra sức an ủi lão Tiên sinh vụ ông lão bị bà chủ tiệm rượu trong thành phố mắng mười. Chuyện là ông đi tiệm rượu, bô bô kể chuyện mình bị lừa rồi giận lẫy sang ông bạn Greg và gọi người ta là jerk. Thế là ông bị bà chủ tiệm rượu mắng cho một trận tơi bời, mày ngu chứ nó [Greg] đâu có tội tình gì. 

Tôi thì thầm tán đồng ý kiến với bà chủ tiệm rượu trong khi ở điện thoại thì cười khì khì, thôi bỏ đi! Rồi tôi nhắc ông lão nhà mình, cứ gọi điện tới chỗ chuyển thẻ hỏi một câu xem sao. Đúng kiểu lão Tiên sinh, ông trả lời, giờ chắc đã quá muộn rồi, can thiệp không kịp đâu. Rồi nào là giờ đang là buổi tối, thôi để sáng mai đi. Sáng hôm sau theo giờ thành phố biển, tôi lại giục tiếp. Lần này ông lão cuối cùng cũng ra tay hành động.

Kết quả là gì? Người ta đồng ý chặn cái đường đi của tấm thẻ kia. Nhưng tiền mặt không được hoàn. Lão Tiên sinh phải mua đồ trị giá 300 đô-la, và dứt khoát phải là từ Nike. 

Ông lão mặt dài như cái bơm, tui có bao giờ xài đồ Nike đâu chứ. Tôi kể ra một đống chọn lựa, bác bạn Don của ông đi giày Nike đấy. Nếu không thì hỏi con nhóc Roe hàng xóm nhà rừng xem nó có thích thì cho, sau này nhờ vả cắt cỏ dọn rừng có khi được cháu nó giảm giá tiền công không biết chừng.

Ông ki-bo kia dứt khoát nói không. Xong rồi quay sang hỏi tôi và TL có quan tâm. À, cái này hẳn là cho người trong nhà thì đỡ phí đi. Tôi cũng dứt khoát, tức thì nói không. Đang cô-vít, cô-veo thế này, lấy đâu ra tâm trạng mà nai-ki với nai-kì cơ chứ. 

Mà thêm nữa là thời gian hơn một năm ở Mỹ cộng với dồn dập giãn cách Hà Nội cho tôi bài học to là tôi thực cóc cần gì thêm nữa mấy cái món che phủ tấm thân. Thế nên thôi nhá, tạm biệt Nike.

Cho đến giờ, việc mua gì từ Nike vẫn treo lơ lửng trong không khí. Vì lão Tiên sinh chẳng biết mình cần gì muốn gì từ Nike. Và như một sự "xả" ngọt ngào, ông lão mỗi lần nhắc tới Greg thì sẽ gọi bạn quý của mình là jerk.

Bữa rồi ông bạn jerk này lọ mọ lên núi thăm lão Tiên sinh. Hai ông rủ nhau lặn lội đi tìm Baseball Hall of Fame ở cái trấn xa tít mù tắp nào đó của tiểu bang New York. Rồi ăn chơi bét nhè từ Blueberry Hills qua District. Đại khái là trông rất thắm thiết.

Giờ ông bạn Greg phải quay về Florida. Tôi hỏi bạn đời, thế giờ ông còn gọi ông ý là jerk không.

Đương nhiên là vẫn gọi chứ. 300 đồng của tui đấy, có ít đâu :-)))

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2021

bếp giãn cách: thắng tóp ba rọi

(1)

Ngày xưa trong bếp nhà nghèo thời bao cấp có một cái âu nhỏ đựng mỡ lợn/mỡ heo.

Mỡ trắng đẹp như da công chúa Bạch Tuyết trong tưởng tượng. Và thơm nữa. Mỡ đó làm món gì tôi không nhớ, trừ một món là cơm rang. Cơm rang mỡ bóng loáng, trước khi bắc chảo vẩy đôi giọt mắm, mùi thơm lựng. Nếu có ai hỏi tôi món cơm rang ngon-nhớ-đời thì tôi sẽ trả lời liền, cơm rang mỡ.

Ngày xưa đâu có tủ lạnh. Mỡ quý. Cái âu đựng được đặt trong một món lớn hơn có nước và được kê cao để tránh kiến tấn công. 

Có thể tôi nhớ sai, nhưng láng máng, tôi nghĩ mỡ trong chạn bếp của nhà mấy người "cán bộ công nhân nhà nước" ở Hà Nội có khi còn được tính như là thước đo cho sự "sung túc", cho một dạng cảm thức "tự hào ta đây có" của thị dân thời bao cấp.

(2)

bếp giãn cách: tóp ba rọi
gọi tóp mà đâu có tóp :-)))
Con người thật là hay.

Khổ sở mãi đến lúc cái vận xã hội nó đảo chiều khẽ chút, ồ ạt hưởng thụ, không tính lâu suy kỹ, cứ gọi là ăn ăn uống uống chi dùng thoả thích cái đã. Chờ thêm đoạn thời gian thì bắt đầu hết cái phần thô lỗ giải cơn đói khát, bắt đầu tập tành thanh thanh nhã nhã. Và đó là lúc các loại dầu thực vật lên ngôi, đánh bật bà lão mỡ heo beo béo ngày nào.

Mà trong dầu thực vật lại cũng rất từ từ não trạng bà nội trợ, người tiêu dùng "thông thái" xứ mình giống y chang cái xã hội to đùng ngoài kia, cũng phân tầng lớp lang ra phết. Có ông bà cứ mắt nhắm mắt mở mua dầu lạc dầu nành [đóng chai công nghiệp] là được rồi chứ gì. Lại có bác có thím, không, nhà em cứ phải là dầu hoa cải hay dầu mè. Loạn xà ngầu cái chuyện dầu thực vật, tên ta còn đỡ, sau thêm cả đống tên tây các kiểu, nhất là cái bọn có tý chữ nước ngoài trong đầu, có thời gian sống ở nước ngoài thì về nước rồi quay sang dạy bảo các bà mẹ vĩ đại, đã ăn dầu là phải dầu này dầu nọ. 

Theo cái đà đấy, dầu olive lên ngôi. Lại thêm một phân tầng xã hội ăn uống. Em đây chỉ dùng nhãn này, chị đây chỉ dùng xuất xứ nọ. Đứng trước cái giá kệ bày dầu olive ở một cửa hàng được dân giàu mới ưa chuộng, tôi cứ gọi là đầu quay như chong chóng, càng nhìn càng không hiểu.

Cũng theo cái đà đấy, khái niệm dầu ép lạnh được nói tới nhiều. Dầu gì không biết, cứ phải là ép lạnh nhá. Úi Giời, có mỗi tiết mục dầu ăn mà sao phức tạp thế. Đời cụ cố, cụ bà, bà nội bà ngoại rồi sang các bà mẹ của chúng ta, đâu cần những thứ đấy a :-)

(3)

Mấy năm trước, tôi mua một cuốn sách về nấu ăn, nếu tôi không nhầm là của ông bếp trẻ tên Hùng. Trong sách đó có phần nói về mỡ lợn, về âu mỡ lợn.

Rồi sau này tôi đọc, thường là vô tình, vài vị Chefs người Việt có nhấn mạnh chi tiết, một số món [bếp Việt] dứt khoát cứ là cần mỡ heo/mỡ lợn. Thế mới ngon!

Tôi đọc được vậy thì khoái lắm. Đỡ cảm thấy mình "quê mùa" trước đám các bà các cô theo đời sống mới cái gì cũng cứ phải là xanh và thanh :-)

Tất nhiên là tôi cũng phải mở ngoặc liền, các phản ứng tâm lý đó chỉ là âm thầm thôi nhá. Tôi chẳng dại gì mà ngoặc cái mồm ra tranh luận với bà con. Nhất là khi thằng cha con mẹ trước mặt thuộc cái dạng cuồng-dầu-thực-vật và là sát-thủ-mồm-miệng chống lại bất cứ gì bị coi là "béo", là "mỡ". 

(4)

Tóp mỡ và thắng mỡ lợn/mỡ heo. 

Nghe đơn giản nhưng thực chuyện có thể ghi lại thành nhiều tập. 

Vì tuỳ mỗi hoàn cảnh, mỗi thói quen nấu ăn trong gia đình, rồi cả thay đổi chính nơi người nấu kẻ ăn mà cái sự thắng mỡ, làm tóp và ăn tóp có thể là thế này hay thế nọ.

Tôi nhớ mang mang cảnh bà nội trợ mua mỡ lá, mỡ khổ, về cắt miếng lớn rồi cho vô chảo to đáy thóp lại - chả biết gọi chính xác là gì, đại khái là cái chảo trứ danh bếp Hoa ý - chưng mỡ vào mấy dịp lễ lạt tết nhất gì đấy.

Rồi tôi đây ở Mỹ, có được miếng ba rọi thì mắt sáng rực, quý thịt hơn quý vàng. Thịt mua được ở butcher shop đã bị lạng bỏ bì và là hàng cấp đông, nghe hơi chán nhưng tôi thực thà nghiêm chỉnh công nhận là nó ngon. Thịt đó, phần dải nạc tôi lấy ra làm món khác, còn mỡ thì khéo cắt miếng rồi kiên nhẫn trông chừng chảo thắng tóp. Tóp làm ra được bát bé tý xíu, con giời oang oang nghĩ trong đầu một danh sách dài món này món nọ. Nhưng giữa đêm thì đã có một cảnh hài hước trong bếp. Có kẻ vụng trộm ra bật đèn một góc bếp tù mù, lôi cái bát tóp trong tủ lạnh ra. Và ngồi rung đùi nhón tóp mỡ ăn vã. Cảnh này nếu không phải là người trong cuộc, ở trong đúng một hoàn cảnh cụ thể, tôi dám chắc chính tôi sẽ bĩu môi mà bảo, ngu, bệnh. Ấy thế mà chính tôi đó. Và chuyện thì mới tinh, của năm mắt kẹt vừa rồi xứ người.

(5)

Lần này, trong một hoàn cảnh ít nhiều có màu sắc tâm-thần là Hà Nội giãn cách đợt 3, tôi thắng tóp mỡ.

Thịt là rẻo ba dọi nguyên bì, trong khay Meat Deli. Tôi đã từng khinh khỉnh trước những hộp thịt nhãn này, nhưng giờ chẳng đi chợ tiểu khu/dân sinh gặp hàng quen được thì thịt thà trong quầy siêu thị bỗng thành quý. Mà là đôi tuần nay tôi mới thấy và nhặt được một hai khay cho vô giỏ hàng, chứ trong những ngày đầu giãn cách, hàng vừa về nhân viên đã ngồi xổm nhặt đến cả chục khay cho vô từng túi "hàng đặt trước" của cư dân toà nhà. 

Thịt thái miếng theo ý, được luộc qua trong nước có thả chút đường phèn. Sau để thật ráo.

Và tiếp đó đương nhiên là công đoạn thắng tóp. Chảo rộng sâu lòng, lửa để ở nhiệt trên trung bình làm nóng chảo rồi cho các miếng thịt vô. Đảo một lượt rồi hạ nhiệt xuống mức thấp nhất của bếp điện là 200/2000. 

Chừng mỗi mươi phút thì đảo một lượt. Cứ thế lặp đi lặp lại đến gần hai giờ đồng hồ. Kết quả là tôi có chút mỡ heo tiết ra. Còn đáng hơn cả là phần tóp ba rọi chưa bị teo tóp.

Tóp đó còn đang nóng vẩy đôi giọt mắm cốt và xóc đều, đảm bảo cực ngon.

Còn tóp muỗi cho vô hộp hay keo trữ trong tủ mát, món làm với bạn này có thể kể cả ngày không hết đi :-)

ba rọi Meat Deli, lát cắt thiếu đường phóng khoáng :-)

thái miếng nhỏ theo ý

luộc qua, nhớ nêm chút đường phèn

bếp giãn cách: ruốc xé tay hương quế hồi tiêu

ruốc tự làm từ thịt sấn thăn
thơm gia vị tiêu, hồi, quế
Thịt làm ruốc lần này là sấn thăn, xét đường nhan sắc ngay từ đầu không mấy hấp dẫn vì miếng thịt có màu đậm chứ không nõn nà trắng sáng như thuần thăn. Thịt đậm màu này nhà mình hay nói là thịt đen

Trong bếp nhà quen thói mua và dùng nạc vai. Rêng làm ruốc đòi hỏi thớ nạc chắc, tôi thấy sấn thăn là một lựa chọn tốt.

- Thịt cắt miếng theo ý, trụng qua nước sôi 3-5 phút rồi rửa kỹ dưới vòi nước, để ráo.

- Chuẩn bị nồi nước luộc thịt có nước, muối hầm, mắm cốt, hành tây nửa củ to, một hoa hồi nhỏ, một thanh quế nhỏ, hai lá nguyệt quế - bay leaves, dúm nhỏ hạt mùi khô, dúm nhỏ tiêu đen nguyên hạt, và xíu đường phèn.

- Thịt đã trụng/chần cho vô nồi nước luộc - nói luộc nhưng nước thực chỉ xâm xấp thịt, đun tới sôi lớn đợi đôi ba phút thì lửa cho về liu riu, đun tới cạn 1/2 - tuỳ ý thích vị đậm nhạt của hồi, quế và lá nguyệt quế mà có thể để nguyên những gia vị này trong nồi suốt quá trình đun hoặc được nửa thời gian thì lấy ra  trước.

- Thịt dỡ ra để ráo, phần nước thịt được lọc rồi để riêng.

- Thịt nguội, dùng tay xé sợi và xào qua một lượt, trong lúc xào rưới từ từ phần nước thịt để thịt ruốc trong chảo không bị khô, xong rồi lại để chảo thịt ruốc nguội.

- Tiếp tục xé và rang ruốc lần hai. Tơi ít tơi nhiều, bông ít bông nhiều là tuỳ sở thích, và tuỳ cả mức độ "tâm thần" của kẻ khoanh chân ngồi sàn xé ruốc là tôi đây nữa :-)

Tôi ít khi làm ruốc thịt heo, nếu không lầm thì lần cuối cùng tôi làm món là đã vài năm trước, và khi đó có sự hỗ trợ của cái giá tre dùng để chà. Tôi cũng đã từng làm theo cách cho thịt nguyên dải hay miếng vô cối giã/chà một lượt trước khi xé ruốc. Nhưng lần này tôi làm [bằng] tay hết từ đầu đến cuối.

Thời gian xé ruốc hai lượt tính ra đủ để tôi xem hết hai tập phim tư liệu của Rory Stewart. Cái này kể ra có chút vị "tâm thần" đi :-)))

Làm ruốc tối qua cũng là lần đầu tiên tôi dùng liền tù tì các gia vị hồi, quế và lá nguyệt quế. Mới đầu tôi có chút lo, sợ vị ruốc làm ra đậm đà thái quá.

Nhưng kết quả thật bất ngờ. Sợi ruốc tự xé có thể bộ dạng không mấy hấp dẫn nhưng vị ngon, ngọt, đậm đà và lại không bị khô xác, ăn với cơm trắng thích lắm!

chảo ruốc nhỏ, thời gian xé thịt đủ xem hai tập phim :-)))

đi chợ ngày cuối tháng 8

(1)

Vì cần mua thuốc nên cuối cùng, sang nửa sau của chiều Chủ nhật, tôi dùng tới thẻ đi chợ đầu tiên của đợt giãn cách thứ 3 này.

Có lẽ vì tôi đến khu chợ vào cái tầm giờ ẩm ương này nên chẳng thấy ông bà đeo băng đỏ nào chặn lại thu thẻ cả. 

(2)

TL muốn ngải cứu, tôi may mắn kêu được gói ngải cứu cuối cùng trên giá của cửa hàng tự xưng chuyên thực phẩm sạch. Cũng ở cái tiệm đó, tôi nhìn thấy túi hoa chuối liền gọi lấy một bạn. Em gái bán hàng mang đồ ra cười hi hi, sao chị tinh mắt thế, hôm nay lần đầu tiên cửa hàng em bán hoa chuối, em còn chưa nhớ ra là mình có mà chị nhìn phát ra ngay. Ờ, ăn may ý mà.

Cửa hàng ngoài rau củ phong phú còn có cả thịt cá và hoa quả. Tôi nhìn các loại quả bày quầy thích lắm, nhưng nhớ đống bưởi ở nhà thì thôi chẳng gọi gì. Trước khi rời đi, tôi gọi thêm được một khay sấn thăn và một khay xương cục, đảm bảo với rau cỏ ở nhà thì ít nhất già nửa tuần tới chẳng cần chợ búa chi.

(3)

Có hai hàng giò chả ở cạnh nhau. Một hàng to bề thế biển to bà bán hàng cũng to. Một hàng bán thuê nửa phần nhà, quầy hàng lẫn cô bán hàng có chút vẻ bé mọn, đó là cảm giác của tôi khi lần đầu tiên nhìn thấy.

Lần đầu tiên mua chả quế, tôi mua ở cái hàng nhỏ kia, thấy chẳng ra dáng chả quế tý nào nhưng cuối cùng thì tôi lại hoá hài lòng. Lý do là khi rim mặn các lát chả cưỡi tên lửa phóng ngang qua hàng bột quế thì hoá ra chúng tôi lại có phần thức ăn mặn vô cùng hợp lý. Lần thứ hai theo gợi ý của Chị MA, tôi mua ở hàng to bên cạnh được quảng cáo là ngon nhất khu chợ, đúng là chân chính chả quế nhưng vì thời giãn cách cái mồm cái miệng của tôi nó thay đổi, không còn khoái chả cứ thế ăn cảnh vẻ hương hoa nữa mà thích là cứ phải rim thật mặn đúng tông con nhà nghèo nên dù đồng ý là hàng này ngon tôi vẫn hóng nếu bữa sau mà mua mình dứt khoát sẽ vào hàng nhỏ. 

Chiều qua vậy là tôi mua chả ở hàng nhỏ. Mà cô chủ hàng này hay lắm nhá. Chả mỡ cộng chả nạc mỗi loại còn nửa bánh, 20 cộng 28 lẽ ra tiền phải trả là 48 ngàn đồng. Cô bán hàng lẩm nhẩm tính đi tính lại rồi phán một câu, 20 cộng 28 làm tròn 50 ngàn. Trưa nay tôi kể chuyện này với TL, cô em bảo, câu đấy là mình nói mới phải chứ.

Hàng giò chả có biển quảng cáo bánh giò. Tôi hỏi thì cô chủ bảo hết. Tức thì bà béo hàng bên gọi ời ời. Lâu ngày không ăn quà, vác về nhà được hai cái bánh giò nóng, tôi và TL thực hoan hỉ. Bánh ngon. Ăn xong thoả mãn, thôi không nghĩ đến chuyện mày mò tự làm bánh giò nữa nhá :-)

(4)

Tôi muốn mua mấy bìa đậu phụ ta nhưng đến chợ rồi nhớ là mình còn nửa hộp đậu Mơ mềm mượt thì thôi.

Qua góc lều chợ có bà bán thịt mà Chị MA bữa trước dừng lại mua, tôi hỏi bừa một câu mà ăn may làm được miếng diềm thăn. Bà bán hàng vui tính, chị có rau muống sạch của con em gái, ngon lắm. Dạ, em cám ơn bác, để bữa sau ạ.

Trên đường về, tôi tăm tia thấy hàng dừa không có khách. Thế là dừng lại hào phóng tự tặng mình một bữa nước dừa tươi. TL uống bảo ngon, rồi lại nói nhớ món thịt kho dừa :-)

(5)

Tôi chưa biết làm gì với hoa chuối. Nhưng với phần sấn thăn, chúng tôi đã có một hộp ruốc để ăn dần tuần mới này.

Tin Hà Nội vẫn xấu xí. 

TL sang đến hôm nay thậm chí còn bảo tôi, thôi nhá, đi chợ thế là đủ rồi!

30.8.2021 - viết "nhại" nhật ký ông họ vương

(1)

Sáng Chủ nhật, tôi rờ rẫm thế nào thì chạy đến trang mạng nhện của Vương Trí Nhàn, ngồi yên đọc từ đầu đến cuối tập hợp các notes chuyện đời sống Hà Nội 1980 - nhật ký hậu chiến.

Chuyện kể bao giờ cũng có nhiều phần chủ quan tính của người kể, của hoàn cảnh anh ta/cô ta sống trong đó và/hay thuộc về. Năm 1980 tôi còn quá nhỏ, có nhớ thì chỉ là sự kiện Ông Nội ốm đau bệnh tật ở nhà phố Cửa Bắc và trong không khí hậu-1979, đài phát thanh của nhà hàng xóm có tiết mục chuyện cảnh giác lúc nào cũng có nhân vật thám báo. Coi những notes này là một góc của lịch sử, của sự thật, tôi thấy chuyện xưa mà sao nhiều ý giống thời sự nay. 

Tôi quàng sang TL, đọc cái này mà xem, hay ra phết.

Sáng nay, cùng bị "tra tấn" bởi các âm thanh do hai đứa trẻ hàng xóm tạo ra cùng với rì rầm của mấy cô lao công lau sàn và ông hàng xóm điện thoại ông ổng ngoài hành lang, TL quay sang nói với tôi, nếu mình cũng ghi nhật ký như hôm qua đọc được thì chuyện này cũng nên ghi lại nhỉ. 

(2)

Nếu làm vậy, thì một phần thời gian của ngày hôm nay, ngày cuối của tháng cũ và là ngày đầu của tuần mới, sẽ có thể có cái hình dạng thế này:

Sáng nghe giọng lão "dê cụ" [chỉ ông hàng xóm có tật nói chuyện tay thích chạm vào người khác] oang oang điện thoại ngoài hành lang, Sài Gòn chết nhiều lắm, hơn tám nghìn (?), Hà Nội vẫn nhiều ổ dịch, tình hình này phải ở trong nhà một tháng nữa, chưa ổn được đâu.

Nhà đối diện hai đứa trẻ chơi ngoài hành lang dưới sự giám sát của bà mẹ trẻ. Mẹ ngoài việc thi thoảng hét mấy câu nhắc con thì chúi đầu vào cái điện thoại. Con, một nói năng kém, một có vẻ không biết nói năng, làm nên sức sống của tầng lầu với thuỷ chung hét, hét và hét. Trên nền của tiếng bóng đập tường, đập cửa, của tiếng rú xe ô tô điện. Và cả từ mấy cái clip có vẻ như là quảng cáo bán hàng mà mẹ chúng nó xem.

Chiều qua đã nhận phiếu báo phí toà nhà. Tiền nước tháng này đã hơn 93 ngàn, có lẽ là do cái vòi tầng trên rỉ nước mà giờ chịu không biết đường nào gọi thợ sửa. Hạn đóng tiền giờ đã thêm hai ngày, từ ngày 1 đến ngày 7. Hẳn là do tính kỳ nghỉ 2/9 đi.

Bữa trước xin đóng góp với hội của Chị MA giúp đỡ người khó khăn gần nhà nhưng bị bà chị từ chối vì tiền quỹ chưa tiêu hết. Hôm nay thấy TL quyết định giúp kênh của Anh Đàm Hà Phú thì đề nghị được góp ké một xíu gọi là. 

TL kể bữa trước nhân có đoàn của bệnh viện Việt-Đức vào Nam, Nga Mèo [bạn trường Ams của TL] kêu trên FB một tiếng đóng góp để đoàn mua vật tư, tức thì bao người tham gia. Nga Mèo là người dễ mến, giao tiếp nhiều và rất có uy tín nên quyên góp được nhiều là đương nhiên. 

Đàm Hà Phú có vẻ là người đáng tin cậy nhưng ngó thông tin tài khoản lại là cái ông lạ hoắc hươ đâu đâu. Hỏi TL thì hoá ra đó là một hội thiện nguyện tốt và rất có uy tín ở đất Sài Gòn. Ừ thế thì yên tâm. Mà bữa nay thế đã, hôm nào có tiền lại góp tiếp. 

TL sốt ruột gọi điện hỏi thăm hàng xôi. Vẫn nằm dzuỗi ở nhà và đều đều kính Chúa. Hàng xôi nhận được nhiều điện thoại từ khách quen đặt hàng, nhưng không "lanh" cũng chắc biết "lách" nên đành chịu. Khoe đã được phường gọi đi tiêm. Moderna. Không có phản ứng chi lạ.

Con bé bán nhờ hoa quả trước cửa nhà Hà Nội giỏi giang cái đường đi chợ ngay cả trong hoàn cảnh giãn cách. Nó chào hàng trên "phây" bánh chưng vuông 120 ngàn đồng một chiếc. TL bảo mọi người xúm vào hỏi ầm ầm. Con bé này bảo dứt khoát không tiêm vì ở làng nó đồn đại tiêm là cho thuốc độc vào người. TL khuyên nó mấy câu, sau bảo thôi thì tuỳ nó. Rồi lại lầm bầm, nhưng nó ngốc, vì nó đi buôn đi bán, người ta biết nó không tiêm thì có khi người ta tránh mua hàng nó chẳng chơi.

Trưa nay ăn cơm có dưa củ cải do TL muối đã chua được đem ra làm món xào. Lại có cá mòi khô do chính tay Mẹ làm và gửi cho từ Bắc Ninh. 

Vừa ăn cơm vừa nghe Đức Tổng Năng ở Sài Gòn giảng về phân biệt đạo đức thực và đạo đức giả. Có một ý hay thế này, đại ý là làm việc tốt thì không cần khua chiêng gõ mõ, và cũng đừng mong đợi được cám ơn. Nhân chuyện sáng nay nghe TL đọc một đoạn tâm tình của một Sơ mới qua đời vì covid ở Sài Gòn sau một thời gian làm việc bác ái thì thấm thía thêm sức mạnh của hai chữ Thánh Giá

Sau bữa trưa, sang giờ trà nước, TL đọc trên mạng nhện lời ông lãnh đạo đảng to nhất thành phố, ý tứ là tình hình còn gay lắm. Chưa đến mức nghe nhạc hiệu đoán chương trình, nhưng cứ nhìn chuyện ở Sài Gòn thì đây Hà Nội đúng là không vội [mở cửa] được đâu. 

tôi bản tính "phũ" và "bạc"
không muốn dính líu tha nhân hay việc thế tục
nhưng giờ lại mong mình có nhiều tiền chút
để gửi tới những người làm việc bác ái này

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

mồ tây mả ta

(1)

Chuyện quá lâu nên giờ tôi không nhớ được là ai người đưa tôi đến Père Lachaise

Nhưng cảm giác dễ chịu ở đó, cảm giác hoan hỉ phát hiện ồ ở đây mình có thể đọc sách và gặm bánh mỳ với xúc xích khô mà chẳng sợ con ma nào nó nhảy ra quấy rầy, cho tới giờ chúng vẫn sống động trong tôi.

(2)

Hôm trước tôi nghe được cái tin này, cứ tưởng lỗ nhĩ của mình bị hỏng mà hoá ra chuyện đúng là vậy ở cái phường kia của Hà Nội. 

Bà con ở trong nhà mãi hẳn cuồng chân, mà cuồng chân thì xông pha ra ngoài. 

Thế rồi đến ngày đến giờ, các đồng chí công an của phường đó bắt quả tang một ổ nhân dân từ trẻ tới lớn tập tành sinh hoạt giải trí cộng đồng ở... nghĩa trang.

(3)

Đúng là ở xứ mình ngày nay đã xuất hiện một số công viên vĩnh hằng mà gắn liền với chúng là văn hoá tạm gọi "nghĩa trang-công viên" đem lại hạnh phúc và cả cơ hội biểu tỏ/biểu đạt cho đồng thời người chết và người sống theo một cách vô cùng thơ mộng. Nhưng về căn bản nghĩa trang/nghĩa địa vẫn là độc quyền nơi chốn của người chết, của hồn ma đi. 

Ở nghĩa trang kia đúng là các mộ phần được đắp gạch đắp đá khang trang bề thế và nhìn sạch sẽ, thoáng đãng lắm. Nhưng trong thành phố đất chật người đông thì móc đâu ra những bài trí phong thuỷ kiêm sáng tạo cảnh quan mời mọc người sống đến dạo chơi, nghỉ ngơi cơ chứ :-)

Thế nên, nghe xong tin này, tôi thực là kính phục những bà con kia!

mặc đổ vỡ và cạn kiệt, ta sống tiếp

trà Chính Thái sắp cạn đáy cái hộp nứt
đại biểu cho hoàn cảnh của tôi lúc này :-)))
(1)

[Bị] o bế trong không gian nhà căn hộ, cả tôi lẫn TL ai cũng có vấn đề sức khoẻ riêng của mình.

Và xem ra sức lỳ của tôi hoá ra lại có phần nhỉnh hơn cô em một chút.

Hôm nay, sau bữa trưa, TL hỏi tôi có biết cái bệnh thân ái đi kèm với chứng đau của cô em là gì không. Tôi còn đang tù mù giữa tim và dạ dày thì TL tỉnh bơ, trầm cảm.

Thế là tôi cáu, mắng mỏ cô em đang đau ốm nhà mình mấy câu.

(2)

Xong rồi tôi lại muốn phì cười. Việc tôi làm nào có khác một người đang lên cơn mà lại có đứa dở hơi chạy đến bảo giờ đến lúc phải ngồi thiền tĩnh tâm cơ chứ. 

Thôi, cứ để đau đến đau đi, cứ để "xả" hết cỡ những khó chịu trong lòng. Chuyện dở hơi, đau đớn bệnh hoạn ư? Có gì cứ bảo tại số :-)))

Còn tỉnh táo hơn thì cứ tỉnh bơ, giờ covid thế này, biết tính sao :-(((

(3)

Số tử vong vì covid xứ mình đã vượt ngưỡng một vạn. Nghe buồn!

Tôi nghĩ vẩn vơ, việc quái gì thời gian qua cứ phải kín kín hở hở, cứ hàng ngày rõ ràng rành mạch số người ra đi có khi lại tốt. Để mọi người chấn động. Từ đó mà càng cẩn thận hơn.

Mà hay nhá, ở tầng lầu này tôi phát hiện ít nhất là hai nhà hàng xóm vẫn khách đến chơi vui vẻ như thường. Còn bữa qua đi xuống dưới nhà để lấy đồ rau củ đặt hàng, tôi mắt tinh phát hiện một cô đầu tóc còn chưa khô hẳn chui ra từ tiệm làm tóc, tay vung vẩy cái túi với chai lọ chẳng rõ dầu gội hay thuốc nhuộm. 

Tôi chẳng ngưỡng mộ sự "dũng cảm", cũng chẳng chê bôi sự "liều lĩnh" của họ. Cuộc sống vẫn cứ là thế đi, muôn hình vạn trạng chứ đâu khoác mỗi tấm áo phòng dịch như chống giặc.

Chỉ có điều đúng là nếu chẳng may mấy người hàng xóm này dính chưởng rồi lại vung chưởng tứ tung thì quả là phiền đi!

(4)

Cuộc thi gan không đi chợ [dân sinh] của tôi vẫn tiếp tục kéo dài. Chiều nay Chủ nhật, tôi có một cơ hội ra ngoài, thực rất muốn kiếm vài bìa đậu tươi nóng hôi hổi. Nhưng nếu tự hỏi, có thực cần không thì tôi sẽ mau trả lời là không. 

Chuyển đến địa phương xa lạ này, việc đi chợ dân sinh bình thường đối với tôi đã là một thách thức - làm sao biết hàng nào ngon, hàng nào tốt - giờ sang thời giãn cách lại càng khó khăn hơn. Chị MA như một đặc nhiệm dày dặn, cứ bấm máy thoăn thoắt là chốc lát có bà con ở đâu chui ra nhận đặt hàng, hẹn hò từ dăm mười phút đến có khi là non nửa giờ rồi xuất hiện trở lại tiền trao cháo múc. Tôi nhìn cảnh đó mà choáng, sao tài thế, em đây đi chợ thế này khéo đi người thế nào người về vẫn thế đấy. Nhìn đâu cũng chỉ có lều lán bị chăng dây phủ bạt, có quái gì mua đâu hì.

Tất nhiên nói vậy là hơi quá. Vì giờ ít nhất tôi biết mấy địa chỉ, hàng giò chả, hàng đậu phụ, hàng khô và một cửa hàng rau sạch với các cô các cậu bán hàng mặt còn vênh hơn cả các cô bác mậu dịch viên thời bao cấp ở Chợ Mơ. 

(5)

Bỏ qua những chuyện tối tăm, tôi cố gắng tìm những kẽ lách cho sự suy nghĩ nghiêm túc và tiếng cười sảng khoái.

Chẳng có gì hài hước hơn cảnh TL hí hửng mang ra một lọ vitamin D3 vừa mới tìm được, đến lúc mở cái lọ thì loẻng xoẻng toàn là đinh ốc, đích thị "tác phẩm" của lão Tiên sinh.

Còn tôi, mắt toét không đọc được nhiều thì quay sang xem cả một xê-ri dài các phim tư liệu về trèo núi - từ Everest qua K2 -, rồi trèo leo sang cả lịch sử Afganistan. 

Và nhất là giờ tôi có niềm vui mới: nghe podcast với danh sách nghe ưu tiên hiện thời là hai quý ngài Latour và Descola. 

Cái sự nghe này hài hước lắm nhá. Hai ông người Pháp nói tiếng Pháp con giời nghe ù ù cạc cạc, đến lúc hai ông nói tiếng Anh thì có đứa dở hơi hoan hỉ, ơ kìa tự dưng nghe hiểu rõ hơn tý chút kìa.

Nghiêm túc phi thường mà nói là xét đến cùng tôi vẫn cứ là nghe lõm bõm, nghe chập chờn. Nhưng cứ nghe, nghe để biết mình đang sống!

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2021

mỏ neo và nguyên khí

(1)

Tôi tâm trạng không tốt, muốn nhắn tin hỏi thăm Chị TM ở Sài Gòn mà cứ lần khân, mãi hôm rồi mới gõ được mấy chữ. Chị trả lời, "đang cải thiện dần dần, ngày một khá hơn". Lời ít ý nhiều, tôi đọc xong tin nhắn của Chị thì yên tâm.

Nhưng đấy là chuyện người thực việc thực. Còn khi thay phiên chuyển dịch vị trí của mình, hoặc một công dân khán giả của truyền thông quan phương hoặc một nhân dân hóng hớt mạng nhện dân gian thì tôi chẳng còn biết neo đậu vào đâu nữa cái sự nhận thức của mình.

Cứ lấy luôn Sài Gòn làm ví dụ!

(2)

Chính thống nói, dân "bỏ bom", đặt hàng rồi cóc chịu lấy. Dân bảo, đặt hàng rồi chờ mỏi cổ chẳng thấy đâu. Ai may nhận được hàng thì không ít trường hợp trong số đó nhận muộn, hàng thiếu hay chất lượng không được như ý. 

Chính thống dẫn lời đại biểu nhân dân [hẳn là thuộc nhóm có "hạnh kiểm công dân" nói theo kiểu Tàu] để "đập" lại những nhân dân "đòi hỏi", rằng thì là mà không [chết] đói là may roài, giờ còn đòi này đòi nọ rườm rà chi chi. Dân làu bàu, tụi tui trả tiền chứ có xin đâu. 

Chính thống dẫn lời quan y tế nói tử vong nhiều vì người chăm sóc FO ở nhà không chịu để ý khi người bệnh có các dấu hiệu ho ra máu hay tím tái người gì đấy. Nghe thoáng thì chẳng sao, nhưng nói đi nói lại không khéo lại là lỗi hoàn toàn chỉ ở dân sao (?) Nếu không vì hoàn cảnh, đảm bảo chẳng có dân nào dám để FO ở nhà tự chăm sóc. 

Rồi dân thiếu thốn, không nói là "đói" nhá vì từ này "nhạy cảm", thì muốn đi gặp cán bộ địa phương để hỏi. Chưa thấy cán bộ đâu thì dân bị quy là "phản động". Ơ, nếu cứ úp chụp thế này thì không khéo Sài Gòn mấy bữa nữa đầy rẫy phản động chẳng chơi à. 

(3)

Lúc ngồi trên máy bay trở về Hà Nội từ Thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 2 tuần cách ly tập trung ở Bình Dương, tôi đọc được một đoạn trả lời phỏng vấn của cô hoạ sĩ Nhật có tiếng ở Việt Nam - Saeko Ando khi cô được hỏi nghĩ sao về dịp Tết Nguyên đán (2021) đang tới gần. 

Lời là của thời điểm trước Tết Nguyên đán. Tôi vẫn còn chuếch choáng sau hơn một năm mắc kẹt ở Mỹ, chẳng rõ những hành khách khác vô tình đọc bài phỏng vấn này có cảm giác gì, nhưng mấy câu mấy ý trả lời của cô hoạ sĩ thực để lại một ấn tượng mạnh đối với tôi.

Và đến hôm nay, nhớ lại những lời này, tôi thấy mình như quay trở lại cơn chuếch choáng tưởng đã đứt được cơn sau vài tháng sửng sốt rồi thả lỏng bản thân trước một Hà Nội ồn ào, vô tư, hồn nhiên như chưa từng có dịch covid.

Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tới tất cả. Tôi rất lạc quan và cố gắng coi đây là dịp để chúng ta chiêm nghiệm về cuộc sống và thay đổi theo hướng tốt hơn. Tuy nhiên, mọi người đều đang dần kiệt sức.

Trong tiếng Nhật, ốm đau, bệnh tật gọi là "byo ki" (bệnh khí). Sức khoẻ hay tinh thần tốt gọi là "gen ki" (nguyên khí), "khí" nghĩa là "không khí", "hơi thở", "tinh thần". Chúng ta đang rất cần "khí" sạch. Tết Nguyên đán chính là cơ hội tuyệt vời để tất cả thay đổi "khí" của mình. 

tâm thần covid: khi ở quá lâu trong nhà

(1)

Tôi loay hoay việc này việc nọ trong bếp, tay làm nhưng tai thì vểnh lên nghe chương trình tổng hợp trước Thời sự 7 giờ tối đài trung ương. Ở cái mục kia với chủ đề nôm na là ở nhà mùa dịch, có bà mẹ trẻ tự chế tác đồ chơi cho con. Nghe ra bậc phụ huynh này rất tự hào khi khẳng định với những đồ chơi này, con có thể chơi nhiều ngày, nhiều tuần. Tất nhiên là ở trong nhà nhá! Tôi nghe xong thì nghĩ, em bé này quả đặc biệt!

Lại có tin về một bà mẹ đầy năng lực sáng tạo khác với tiết mục làm bánh sinh nhật cho con. Với nguyên liệu nếp và đỗ. Nghe xong tôi nghĩ liền đến xôi cúng.

Nghĩ xong tôi quay sang tự vấn, sao mình lại nghĩ xỏ xiên thế cơ chứ. 

(2)

Tôi cứ tưởng chỉ có mỗi mình ta đây ở mãi trong nhà đã chạm ngưỡng chịu đựng thì điên điên khùng khùng nghĩ xiên nghĩ xạo. Nhưng được hồi lại phát hiện có tin nhắn từ người quen gửi tới từ lúc nảo lúc nao với ảnh ông thủ tướng thị sát ở miền Nam. Câu hỏi kèm theo cái ảnh là "có phải bác tt [Thủ tướng] đeo khẩu trang ngược không".

Tôi nhìn, chịu! Lại quay sang nghiêm túc phi thường hỏi TL, chịu nốt. Lọ mọ nhắn tin trả lời cả em lẫn TL không biết.

Tôi tự thấy mình vừa nâng thêm trình tâm thần. Rồi lại giật mình phát hiện, gớm, thằng cha con mẹ nào giờ này còn rỗi hơi nhìn chằm chằm ảnh ông thủ tướng rồi quan tâm chi tiết khẩu trang xuôi hay ngược.

(3)

Tưởng chuyện đến đây là kết thúc.

Nào ngờ sau cả giờ đồng hồ lại ting-ting tin nhắn.

Người quen gửi cho một câu chỉ dẫn/định hướng "cái đai phía dưới để kẹp ở mũi mà".

Úi Giời, giờ thì tôi chịu, chẳng biết ai đầu óc kém bình thường hơn ai à :-)))

không bếp than: cá ngạnh bọc giấy bạc nướng lò

cá ngạnh nướng - lười cuốn thì làm miếng bự với rau ghém
(1)

Tủ lạnh nhà căn hộ bé tý xíu. Ngày chuyển vào đây, bạn đánh chén hỏi, muốn tủ to hay nhỏ. , tôi nhìn cái ô bếp bé hin hin thì chắc nịch, nhỏ thôi. Giờ tôi có chút ân hận thì đã muộn rồi. 

Thế nhưng trong bếp nhà căn hộ luôn không thiếu những điều kỳ diệu. Tỷ như, với sắp xếp của TL, phần tủ đông phía trên bé xíu thế quái nào giống cái "túi ba gang" không đáy. 

Sáng qua tôi trố mắt khi nhìn thấy hai con cá ngạnh được rã đông. Hỏi thì mới biết, đây là cá được Mẹ cho nhân chuyến ra Hà Nội chớp nhoáng để lấy đồ về Bắc Ninh. 

(2)

Cá rã đông rồi được khía đều hai mặt thân để thuận tiện đường ngấm gia vị.

Hỗn hợp gia vị ướp cá có sả bằm, giềng giã nhuyễn, bột nghệ, bột gia vị/bột canh, bột tỏi, bột rong biển, nước mắm ngon và dầu ăn. Khi tôi hỏi TL công thức gia vị ướp, cô em mới nhớ ra là quên bạn hành hương. 

Gia vị này được phối trộn sau đó xát đều lên cá. 

Ướp cá trong một giờ đồng hồ.

(3)

Bình thường, nếu là ở nhà Hà Nội, với sân vườn rộng rãi và bếp than hoa, TL có thể thong thả nướng cá theo lối truyền thống.

Còn ở đây, không có và nếu có thì cũng không thể dùng cái lò than hoa dùng tay quạt quạt tạo gió, đầu bếp TL nhà ta đâm ra nhàn nhã với mấy thao tác bấm nút điều khiển và/hay kéo ra đẩy vô khay của lò nướng chạy điện.

- Lò đã nóng ở 250 độ C và được đặt chế độ toả nhiệt hai chiều, cho cá đã được bọc giấy thiếc vô nướng trong 40 phút.

- Sau đó là bỏ lớp giấy thiếc kia đi, nướng cá "khoả thân" trong mười phút nữa.

(4)

Cá nướng ăn kiểu bún gắp cũng ngon mà cuốn bánh đa với thật nhiều rau gia vị lại còn thú vị hơn nữa.

Thời giãn cách bún tươi chẳng có, chúng tôi tạm hài lòng với bún khô - lần này may mắn tôi mua được gói bún khô rất ổn, đại khái là luộc lên để ráo thì cho đúng vị bún [khô] :-)

Sang đường rau gia vị ăn kèm cũng chỉ được tương đối chứ không hẳn là đúng ý một cách hoàn hảo. Bữa nay, cạnh cải xanh vị cay cay chúng tôi có dứa chua, dưa leo, hành tây và hành hoa, kinh giới cùng tía tô.

Tôi đề nghị TL pha nước chấm lạt với chủ ý để sau có thể chan bún húp xì xụp - thiếu nhã nhưng đảm bảo ngon, cô em đáp ứng liền. Bên cạnh bát nước chấm pha từ mắm cốt, TL chuẩn bị thêm nước tương vắt cốt chanh và điểm cay wasabi cho món cuốn nữa.

(5)

Cá ngạnh nấu canh chua ngon. Mà cá ngạnh nướng, bất luận lò than hoa hay lò nướng điện, cũng rất ngon.

Thịt cá thơm, mềm, mọng. Tôi kém đường mô tả, lại vốn không phải kẻ cuồng ăn cá và hiểu biết về cá nên cái sự liên tưởng đôi khi có thể bị coi là quái gở. Dù thế nào, đối với tôi, thịt cá ngạnh ở đâu đó giữa mềm các tầng kết cấu của một loạt những cá lăng, cá nheo và có khi là cả trê/trạch chấu nữa.

Tôi khoái chí nhất là xơi phần đầu cá. Bỏ qua hai con ngươi - nhiều người thích mắt cá, riêng tôi thì sợ chết khiếp -, úi chà cái phần thịt má nó mềm nó mọng nó béo, không từ nào có thể mô tả được.

cá ngạnh nướng - khều miếng ăn chơi mới nhớ chưa chụp hình :-)

rau ghém cho món cuốn: cải cay, hành, kinh giới, tía tô

cuốn rồi chấm nước tương trộn wasabi vắt cốt chanh

Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2021

nhảm covid: nếu có thể quay ngược thời gian

(1)

Với riêng tôi, các gạch đầu dòng sẽ là:

- Gần gũi, thân cận, quan tâm Bố Mẹ hơn. Giờ con ở Hà Nội, hai cụ già ở Bắc Ninh, lo lắng, sốt ruột nhưng cũng chỉ biết vậy. Vì hoàn cảnh giờ là cái hoàn cảnh chung của nhiều người, nhiều gia đình. 

- Dễ chịu và hoà ái hơn với những người xung quanh. Đến lúc ở tịt trong nhà, dư thời gian nhìn lại những chuyện xảy ra gần và xa thì thấy mình sao hung hăng, sao ích kỷ, sao thô lỗ.

- Tiết kiệm. Đơn giản là khi túi tiền cạn, cảm giác bất an nó nở phồng như bánh tráng gặp chảo dầu thì ân hận.

(2)

Với xứ sở này, cái này là tôi phóng túng mà tưởng tượng thôi nhá, vì tôi đâu có cái năng lực chủ thể lít-đờ-síp đâu:

- Không mệnh lệnh hành chính đánh rụp cấm đoán khu vực tư nhân. Ví dụ như về các thủ trưởng síp-pơ ở các thành phố lớn, ưu tiên tiêm vắc-xin cho họ hết lượt để các vị "anh hùng" này chạy đi chạy lại trong thành phố đỡ đần cho bao hộ gia đình mắc kẹt ở trong nhà vì giãn cách, vì phong toả, vì cách ly.

- Mùa xuân năm trước có thể là quá sớm nhưng từ hè năm 2020 hoàn toàn có thể lên một kế hoạch vắc-xin quốc gia chứ không im lìm rồi cà-cuống như vừa rồi.

- Không đao to búa lớn, ít nhất là đường đít-cua và pờ-rô-pa-gan-đa quan phương, về những thành tựu đạt được và những dự phóng tương lai rực rỡ lạc quan. Dân gian thích nổ thì kệ mịa dân gian. Nhưng ông đầu đàn phải là ông nghĩ sâu, nghĩ xa, nghĩ thấu đáo, hay còn gọi là người có "tầm". Chữ tâm tôi cóc quan tâm vì đối với tôi đây là một từ ngữ siêu xa-xỉ.

(3)

Hồi con virus chết tiệt nó mới mon men thò chân vào xứ mình, ở Sài Gòn ồn ào một trận xung quanh cái văn bản "lò thiêu". Giờ chuyện gì đang xảy ra?

Hồi Sài Gòn mới có vài ba khu dân cư "mắc dịch", một đám nhà báo quốc doanh rồi sau đó là anh hùng bàn phím nhảy xổ vào phê phán, chửi rủa cái nhà kia sống trong xóm đạo [Islam giáo] dám cầu kiêu đòi ăn hoa quả nhập khẩu. Vì tôi có chút để ý mấy chuyện liên quan Nhà nước thế tục nên khi thấy xuất hiện chi tiết người theo tôn giáo ở trong khu cách ly kia thì để ý chi tiết chút. Sau phát hiện ra một điểm nhỏ, rất nhỏ được nhắc tới ở một vài mẩu tin - đó là nhà bác kia đâu có đòi và nhất là không đòi được phát miễn phí mà là nhờ và cái sự nhờ này nếu tôi nhớ chính xác là vì trong nhà có trẻ nhỏ. Hồi đó, tôi nhớ là có tám chuyện này với một người quen, bác này có cái thẻ nhà báo chính quy chửi báo quan phương như ranh nhưng đồng thời cũng lại gật gù mình chịu ơn nó mà có tiền cho con đi du học, thì nghe được một câu kết luận, thì [nhà đó] cứ coi như ra ngõ đạp phải phân chó đi. Giờ thì khi đường chợ búa ăn uống khó khăn, tôi nghĩ ít nhất là nhà nào có người già, con trẻ hay kẻ bệnh hoạn [đau ốm] hẳn nếu nhớ chuyện năm trước sẽ hiểu và thông cảm tình huống nhà người ta lúc đó.

Có rất nhiều chuyện trong tức-thời-tính của chúng, chúng "quay" chúng ta như mòng mọng, và chúng ta thì thường hỉ hả bố mày đây trên tinh thiên văn dưới tường địa lý rồi cứ thế mà tám, mà phán như đúng rồi. Rồi kinh luân xoay chuyển, thời gian cứ thế trôi, đến một hoàn cảnh khác, chúng ta giật mình, chuyện là vậy mà xem ra không phải là vậy đi.

thời sự covid: chú bộ đội

(1)

Hôm trước nghe tin quân đội vào Sài Gòn, tôi thấy có chút "rờn rợn". Tôi không tìm trên mạng nhện để xem xe tăng súng ống ra sao, đơn giản chỉ thông tin bộ đội thôi là đã nghiêm trọng và nặng nề rồi. 

Trước đó tôi nghe loáng thoáng tin ở Cuba nhưng không quan tâm, và đến giờ cũng chẳng hơi đâu mà liên hệ rồi theo âm mưu thuyết này nọ gắn chuyện người với chuyện ta.

Nhưng sau mấy ngày, tối qua tôi thử nghiêm túc nghĩ về chuyện này.

(2)

Ở Sài Gòn rõ ràng là các lực lượng cơ sở đã quá vất vả, đã quá tải. Họ cần hỗ trợ, quân đội là một câu trả lời hợp lý.

Thêm nữa, nếu chúng ta coi chuyện trong bão lũ ở mấy địa phương thường là nông thôn nghèo, vùng sâu vùng xa bộ đội oằn người ra đỡ dân là đương nhiên thì tại sao chốn đô thị phồn hoa trong một hoàn cảnh nguy cấp lại không được phép nhận sự hỗ trợ từ lực lượng này.

Thứ ba, chuỵện này có vẻ không mấy nghiêm túc và chín chắn xét về nhận thức chính trị chính em đối với một công dân, nhưng tôi vẫn cứ là nghĩ theo hướng này. Đó là ngoài đường kia, khi mà các "anh hùng" địa phương, tỷ như các "chị đại quận Tư" chẳng hạn, sẵn sàng nhảy xếch rồi tung chưởng nhằm vào công an cùng dân phòng thì rõ ràng cái uy của các chú bộ đội có tác dụng "trấn áp" mà :-)

(3)

Có rất nhiều chuyện tôi nghĩ là dở hơi ít, dở hơi nhiều trong diễn biến dịch và chống dịch ở Việt Nam mấy tuần qua. 

Nhưng chuyện nào ra chuyện nấy. 

Nhảy tưng tưng lên và xuyên tạc đủ chuyện, phủ nhận hết thảy những điều tử tế thì đúng là chẳng ra sao cả.

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2021

tội gì

(1)

Đôi ba tháng trước, khi con bé học trò chuẩn bị rời Sài Gòn ra Bắc, tôi viết email dặn nếu cần tiền thì đừng ngại, ít nhiều tao cũng có thể gửi cho mày vài đồng đỡ đần. Nó cảm ơn rồi biến mất dạng.

Hà Nội bắt đầu tuần giãn cách thứ hai, tôi sốt ruột nhắc TL liên lạc hỏi S nếu cần ứng tiền thì cứ nói. Sau thấy TL kể S gọi điện lại cám ơn, nói vẫn cầm cự được.

Tôi tính phũ, nghĩ gần xa người thật việc thật gặp khó chỉ đến vậy. Xong rồi quẳng hết ra sau gáy, có nhớ chỉ là lời nhắc "thu liễm" trong chi dùng những ngày giãn cách của TL.

(2)

Hôm trước vô tình biết chuyện chị người quen làm việc tốt nho nhỏ.

Chị kể có chị bạn chuyên môn món dinh dưỡng, nhìn những hoàn cảnh khó khăn thì sốt ruột ra tay giúp đỡ. Cách thức là qua cái zalo connect mà tìm người gần chỗ mình sống, liên lạc hỏi nhu cầu rồi gửi đồ ăn thức uống - hiện vật chứ không phải tiền. Sự cho là phải đến tận nơi, phải xác minh thật rõ ràng, tránh bị "lừa".

Tôi nói chuyện với TL xong thì ngỏ ý muốn đóng góp. Chị bạn kể giờ hàng xóm xung quanh cũng xin chung tay. Không rõ là đề nghị góp tiền như chúng tôi hay trực tiếp mua hàng hoá.

Tối qua gặp chị, tôi nhắc lại ý tứ này thì chị bảo tiền giờ còn nhiều, phải tiêu hết cái đã. Tôi ngu ngu ngốc ngốc sao tiêu tiền lại có vẻ phức tạp thế.

Hoá ra các bà chị này cẩn thận, hỏi han giúp đỡ thứ nhất là chỉ trong phạm vi gần chỗ mình sinh sống, và quan trọng cứ là chuyện "xác minh". Chị bảo gặp mấy trường hợp "nói dối" rồi, gặp vậy nghĩ thấy chán nhưng rồi lại tự động viên phấn chấn làm việc giúp người khác khi còn có thể.

Tôi lại ngu ngu ngốc ngốc, thế thì cứ bọn sinh viên mắc kẹt mà giúp cho nó lành. Bọn trẻ con người thật việc thật dễ xác minh. Nói xong tôi bị nhìn lại như một đứa siêu ngu ngốc. Hoá ra sinh viên mà kêu giúp đỡ thì luôn được ưu tiên. Thế nên có chuyện hai chị định gửi đồ cho mấy bạn nhỏ sống ở xóm trọ nào đó ngay đầu đường Hoàng Quốc Việt, lúc gọi điện thì bọn nhóc thông báo đã kịp nhận không ít cuộc điện và đã kịp nhận đồ "cứu trợ". Các bạn nhỏ cám ơn thiện ý, còn giúp đỡ thì để dành cho những người khác.

Tôi nghe chuyện thấy vui vui, thấy các bạn sinh viên không quen biết này thật dễ thương. 

(3)

Rồi tôi lại nghĩ đến cái quy trình "xác minh" kia của hai bà chị.

Nghe có vẻ hơi máy móc và chặt chẽ không cần thiết trong một hoàn cảnh mà người khó đã kêu thì hẳn là nhu cầu gấp gáp đi. Nhưng hai chị cũng có lý, giúp thì phải trúng người. 

Nhất là sau khi chính hai chị gặp phải người dùng giấy tờ giả hay người đã nhận được đồ rồi vẫn tích cực "xin" tiếp. 

(4)

Hồi Texas bắt đầu có các đoàn xe dài chờ nhận hỗ trợ thực phẩm, có chuyện tưởng tiếu lâm nhưng hoá thật là trong dãy xe phần đông bán tải lem nhem của dân lao động [chân tay] lại thòi lòi ra nào mẹc, nào ao-đi. Anh em ngồi xe này bị dziễu ghê gớm lắm. Nhưng hỏi ra thì chuyện cũng thật dễ hiểu. Cuộc đời đang tươi đẹp, anh em đăng ký thuê hay mua trả góp xe đẹp với một đảm bảo tương lai chắc nịch trăm phần trăm. Ai ngờ con cúm Tàu nó từ đâu đến, hắt hơi một cái thì bay luôn giấc mơ đẹp kia. 

Hôm lâu có bạn ở Sài Gòn nói ý nghi ngờ chuyện người kia chụp ảnh minh chứng nhận thực phẩm hỗ trợ nhưng nền là cái nhà khang trang. Tôi chẳng biết thực hư thế nào, nhưng logic xe đẹp Texas rất có thể cũng đồng dạng với logic nhà đẹp Sài Gòn đi. Chẳng nhẽ cứ phải ở nhà trọ lụp xụp thì mới xứng đáng nhận một túi lương thực thực phẩm quà hỗ trợ đâu (?)

(5)

Rồi năm trước ở Hà Nội này, có chuyện người thật việc thật luôn liên quan đến cái ATM gạo.

Hai bà chị chồng của cô bạn TL, nhà giàu vật, rủ nhau kiên trì xếp hàng nhận gạo.

Hai bà này bị cả chồng lẫn con cùng đại gia đình hai nhà nội ngoại xúm vào can ngăn, sau là phê phán, nhưng cứ tỉnh bơ, tiếp tục xếp hàng.

Lập luận của hai bà là tội gì [phiên ý: có tiện nghi không chiếm là đồ đần].

Năm nay tôi không rõ hai bà này có lên zalo connect không. Hy vọng là không đi!

sấm rền

(1)

Nửa đêm, mưa.

Tôi lười, mặc kệ.

Sau nghe ồn ào tiếng mưa không chịu nổi, người đang nằm dzuỗi đo sàn nhà bị lạnh, và nhớ ra là mưa hắt làm ướt bếp thì con giời mới nhổm dậy, rờ rẫm đóng cửa sổ bếp, khép hở cửa sổ hiên.

(2)

Đã lâu không được giấc xuyên đầu sáng sảng khoái, tôi mở mắt ngó trộm cái đồng hồ giấu mình sau cánh cửa, đã gần 9 giờ. Nào dậy thôi! 

Vẫn lơ mơ, tôi đặt ấm nước chuẩn bị pha món cafe-diếp cá trứ danh của mình.

Rồi xoạch, rồi gầm gừ, và cuối cùng là rõ rành liên khúc sấm.

(3)

Mọi chuyện diễn ra thật nhanh.

Vì chỉ vài phút sau đó, trời bừng sáng. Tôi phóng tầm mắt, thành phố trong suốt!

Điều thú vị của tôi hôm nay, khi bắt đầu ngày muộn như thế này, là lần đầu tiên nhận thức ý nghĩa của cái mặt chữ sấm rền.

thành phố sau cơn mưa - sấm rền

cây trong nhà

gốm ngon ôm trầu bà
giờ thì lọ hoa không bị bỏ xó nữa

(1)

Trong nhiều năm tôi đã có một mơ ước, vĩnh viễn là mơ ước, về căn nhà trong mơ của mình. 

Cửa lớn nhưng được treo rèm hay mành để tránh ngập sáng, về căn bản là để tôi tối chút. Trần nhà đừng cao quá, thấp thấp thôi. Tường một màu đồng dạng, trắng đen hay pastel thế nào cũng được. Đồ gỗ mang vẻ xưa cũ, kiểu Đông Dương là hay nhất. Và có vài cây bonsai giống như của mấy ông già ngồi uống trà ngắm cây và nói chuyện chim. 

Sau này tôi nghĩ có thể tôi nghĩ vậy, muốn vậy vì những chuyện kể về nhà các Cụ ở phố Hàm Long, vì ký ức tôi còn giữ lờ mờ về căn phòng tối của Ông Cố Tàu, và cả về ngôi nhà cổ với những vị ông bà chú bác cổ kính của bạn một thời Lâm Béo trong cái làng cũng rất cổ ven Hồ Tây. 

(2)

Nếu còn rơi rớt điều gì đó từ "ngôi nhà trong mơ" kia trong tâm trí tôi lúc này thì đó chính là đám cây nhỏ to trang trí trong nhà. 

Tôi cóc quan tâm phong thuỷ chi chi ở đây. Đơn giản với tôi là chúng đem lại sự vui vẻ.

Và chúng đặc biệt đẹp trong một quan hệ hài hoà với gốm, với gỗ, và đôi khi là cả vài món kim khí nữa.

(3)

Tôi nghĩ mình ghét những rườm rà hoa tươi mớ lớn bó nhỏ bày trong không gian nhà. Thi thoảng nhà đúng là vẫn có chưng chút hoa theo mùa, nhưng về căn bản, tôi thích chúng ở trên cây, trong vườn hơn.

Tôi nghĩ mình cũng ghét cả cái sự ta đây ê-cô-phờ-ren-đờ-li nhét các giống cây nhỏ có thể thuỷ sinh vào đủ chai lọ hũ từ chất liệu thuỷ tinh qua nhựa rồi bày trên mấy cái giá kễ gỗ ép rẻ tiền hàng chợ.

Nhưng thời gian nhiều tuần cách ly ở trong nhà căn hộ thế này khiến tôi nhìn lại và nghĩ khác đi chút. 

Những gì tôi làm hiện tại chính xác là mò mẫm tìm các lọ hoa bỏ không đã lâu, rồi cắt đống chai nhựa và loay hoay nhếch nhác ngâm cây này, tỉa cành nọ, bày ra chút sắc xanh cho không gian giãn cách hạn chế nhiều tuần nay :-)))

trầu bà chui vào phòng tắm

tỉa dáng đầu gáo dừa cho cái cây loè xoè

thẻ mua hàng hoá thời giãn cách

(1)

Lần thứ ba chúng tôi được phát "phiếu đi chợ".

Tôi đem phiếu cũ và phiếu mới ra so sánh, khác nhau nho nhỏ nhưng xem kỹ thì cũng là đáng kể ra phết.

(2)

Đợt giãn cách 1: Thẻ đi mua hàng thiết yếu trên địa bàn phường, 6 ô trên một tờ A4

- Ghi sẵn ngày cố định 5/6 phiếu, thông tin cá nhân yêu cầu có tên, địa chỉ, tổ dân phố và số điện thoại
- Ghi chú rõ ràng chỉ mua hàng trong phường, thế nên Chợ Bưởi có sát cạnh mò vào thảo nào cũng bị đuổi ra :-)
- Tôi dùng 3/6 thẻ đó.

Đợt giãn cách 2: Phiếu đi mua hàng thiết yếu, 6 ô trên một tờ A4

- Ghi sẵn ngày cố định trên 5/6 phiếu. Ngoài các thông tin cần điền như đợt 1, có thêm yêu cầu về số CMNH/CCCD/Hộ chiếu
- Không thấy ghi chú chỉ được mua hàng trên địa bàn phường, tôi không thử mò sang Chợ Bưởi nên không chắc làm vậy có được không.
- Tôi dùng 1/6 thẻ đó.

Đợt giãn cách 3: Thẻ mua hàng hoá, chỉ còn có 4 ô trên một tờ A4.

- Tất cả thông tin ngày đều trống trơn. Nhưng lại có ghi chú rõ về thời gian có thể áp dụng: các ngày thứ 3, 5, 7 và chiều Chủ nhật; cũng như giới hạn sử dụng: không quá 2 lần/tuần.
- Trên phiếu ghi rõ giới hạn địa bàn mua sắm: tại các cơ sở kinh doanh hàng hoá thiết yếu trên địa bàn phường và phường giáp ranh trong quận Ba Đình.
- Tôi chưa dùng đến phiếu này. Nhưng vừa mới nhận thức là Chợ Bưởi thuộc phường Bưởi, mà phường Bưởi thì nghe đâu thuộc quận Tây Hồ, vậy nên xem ra khó mà chui vào đó được :-)

(3)

Mà hay nhá, hôm nay khi tôi cùng TL kéo xe chở hàng xuống tầng để lấy hàng đặt là chục trái bưởi, trên đường trở về toà nhà từ chỗ cổng lớn dẫn vào khu dân cư, TL níu tay tôi bảo, chậm thôi, tranh thủ được đi bộ này, được hít thở khí trời này... 

Lúc đó tôi nhớ ra bốn cái phiếu đi chợ của đợt giãn cách này. Thế là quay sang gạ cô em, có dám không.

Cái ý hơi khùng khùng điên điên, và có phần vô trách nhiệm nếu xét từ phương diện công-dân-tính nữa, là hai chị em mỗi tên một tờ phiếu. Địa chỉ nhà cứ ghi phòng tầng lầu trên phòng tầng lầu dưới, đảm bảo là hai hộ hai người khác nhau. Ai hỏi tại sao chúng mày đi chung thì bảo, dạ xe máy nhà cháu hỏng nên đi ké ạ :-)

Tất nhiên là đó chỉ đơn thuần là một ý nghĩ, một câu đùa. Vì không tính tôi mơ mơ màng màng lúc lên cơn sợ hãi, lúc lại lên cơn kệ-mịa-đời mà hoá thành bất cần thì TL vốn thường trực rúm ró sợ cái này dè chừng cái kia, đảm bảo có cho tiền gán bạc bảo đi chợ cũng dứt khoát không đi đâu à :-)))

(4)

Quay lại chuyện mấy cái thẻ đi chợ của đợt giãn cách thứ 3 này, dù số lần bị giảm thì tôi vẫn cứ gọi là hoan nghênh phường ta, để cho nhân dân được chủ động tính toán thời gian chợ búa đặng sao hợp hoàn cảnh mỗi nhà.

Thi thoảng trong tôi dấy lên một cảm giác khó chịu vì những hạn chế trong sự đi lại mua bán. Tôi biết là cái ích kỷ đó của bản thân thật là xấu xí, thật là gớm ghiếc nhưng sự thật đúng là vậy, tôi cũng chẳng muốn che đây gì những xộc xệch cảm xúc đó. Và mỗi lần như vậy, tôi rất mau tự nói với bản thân, hãy nghĩ đến những bà con ở Miền Nam, ở Sài Gòn. 

Hy vọng mọi chuyện từ từ được kiểm soát và bình ổn!

cẩm nang nấu mỳ bún phở ăn liền: hủ tiếu canh và hủ tiếu xào

từ gói hủ tiếu ăn liền ra bữa trưa leftovers:
hủ tiếu xào thịt heo bằm
với ghém chua chua cay cay giòn giòn
(1)

Gói hủ tiếu sườn heo Acecook nếu tôi không nhầm thì giá là 7200 đồng tiền một gói 70gr. 

Hướng dẫn sử dụng là cho vắt hủ tiếu cùng các gia vị kèm vào tô, chế nước sôi, đậy lại và chờ 3 phút, sau đó trộn đều một lượt và chén.

Tôi chưa làm thế bao giờ, các loại bún miến phở ăn liền tôi đã từng "ngâm"/"chế" món theo hướng dẫn với mỳ tôm, phở ăn liền và miến ăn liền. Riêng đường bún, bánh đa [cua] và hủ tiếu thì có một cơ chế vô thức nào đó trong tôi vận động, ngăn giữ tôi "ăn liền".

(2)

Tôi nhặt hai gói hủ tiếu vị sườn heo và hai gói vị Nam Vang cho giỏ đồ "ăn liền" dự phòng trong bếp nhà căn hộ mùa giãn cách chứ không phải vì thèm khát hay nhớ vị chi chi.

Đến hôm qua, nhìn giỏ đồ mỳ bún gạo này, tôi quay sang hỏi ý TL rồi bắt đầu nấu nước dùng làm hủ tiếu chan từ gói hủ tiếu ăn liền này. Hai vắt hủ tiếu dỡ từ hai gói ăn liền được ngâm nước đôi ba phút rồi sau đó trụng kỹ trong nước sôi làm chín. Tôi ẩu tả đường đong đếm thời gian nên lần này sợi mỳ có phần hơi nát.

Bữa trưa qua ăn hủ tiếu tổng hợp vị chỉ hết hai phần ba sợi mỳ. Còn lại trưa nay tôi làm sang món hủ tiếu xào leftovers.

Món chẳng có gì đáng nói, nhất là nếu so với chuẩn chỉnh tô hủ tiếu chan hay đĩa mỳ xào ngoài tiệm. Nhưng trong cái thời buổi bí bức, bị và tự cấm-túc này, một chuyện tầm thường vớ vẩn nhất cũng có thể trở thành một sự kiện của ngày. 

Chẳng hạn như cách nấu nước dùng "tuỳ thời"cho món hủ tiếu chan, hay cách làm rau ghém chua chua cay cay xơi kèm đĩa hủ tiếu xào bữa qua và bữa nay của TL và tôi :-)

(3)

Chuyện về tô hủ tiếu chan tranh thủ và tận dụng - từ thức ăn dư và các nguyên liệu làm món khác.

- Nước dùng "tranh thủ" có phần đặc sắc là 5 con tôm. Bóc lấy phần thịt nõn còn dính khấu đuôi cho đẹp, đem ướp với bột gia vị và tiêu để bên, còn đầu và vỏ thân giáp là để tham gia nồi nước dùng.
- Rau củ quả cho vào nồi nước có củ cải, cà rốt và hành tây.
- Có vài miếng kombu kiếm ngọt cùng xíu đường phèn.
- Và dĩ nhiên là phải có muối hầm, một đôi giọt mắm cốt.
- Thêm nữa, cũng là "tận dụng", hôm trước dư dẻo nạc heo dắt mỡ TL trong khi chưa biết làm gì thì cứ băm bằm rồi rang với chút mắm muối. Lần này tôi cho luôn chỗ thịt rang đó vô nồi nước đặng tăng thêm ngọt vị.
- Nồi nước ninh đó đun tới khi sôi lớn thì lửa để về liu riu trong già nửa giờ. Bình thường bọt nổi đến đâu tôi hớt đến đó, lần này vì bọt đầu tôm ra nhiều, tôi mặc kệ, chờ đến phút cuối xoay cái vá một vòng. Rồi đến khi làm món hủ tiếu chan thì chỉ cần trút và lọc nước dùng sang nồi mới.

Đó là nước dùng, sang nhân mặn chan tô hủ tiếu có:

- Gan luộc - là phần thỉnh từ miếng gan mua về làm món gan ướp tỏi phi gừng
- Trứng gà luộc 
- Tôm luộc - trong nước dùng luôn, ở đoạn cuối thời gian ninh nước
- Và phần nạc lạng từ rẻo thịt ba rọi mua về làm món kho với củ cải kiểu Nhật. Thịt này được bằm thật kỹ với một củ hành hương đập dập, xíu tiêu xay rồi ướp muối hầm và đôi giọt mắm. Bắc chảo làm nóng, láng đôi ba giọt dầu ăn, thả đôi ba lát hành tây đảo để hành mềm và ngả màu vàng nâu nhắc vị thơm ngọt của đường hoá, cho thịt vô đảo mau tay rồi chêm chút nước - cái này là kỹ thuật ruan thịt tôi học từ cô chủ Hot Thai Kitchen, dùng vá vừa dằm vừa đảo, đảm bảo thịt mềm mọng thơm ngon tính theo đường vị mà lại tơi đanh xét về kết cấu.

Món bày ra theo trật tự:

- Đáy bát đặt phần sợi hủ tiếu đã trụng/luộc chín - sợi mỳ lúc này có nguội chút cũng chẳng sao vì lát nữa sẽ gặp nước chan nóng dzãy tưng bừng hôi hổi liền à :-)
- Bên cạnh thả một túm hẹ kiếm sắc xanh
- Trụng mau hành tây thái lát bày cạnh hẹ
- Gan luộc thái lát mỏng bày tiếp vô bát
- Thêm tôm
- Thêm thịt bằm
- Chan nước canh nóng thật nóng - đã lọc rồi nhá!
- Và đặt trứng luộc cắt đôi thân quả vô cuối cùng, hoàn thiện món
- Nếu thích có thể rắc xíu tỏi phi khô

Thế là mình có bát hủ tiêu chan rất phỉnh, đảm bảo sợi mỳ là sợi hủ tiếu - dù chỉ là "ăn liền", có trứng, có nạc bằm, có miếng gan luộc và có cả con tôm cùng các cọng hẹ.

Còn lại thì điêu điêu, mô phỏng tuỳ ý tuỳ thời. Cái này, tôi nói là, hoàn cảnh nó vậy :-)

(4)

Chuyện về hủ tiếu xào sắc lạt ăn kèm ghém rau chua chua cay cay xanh mát

- Thịt bằm ruan giống như món làm cho tô hủ tiếu chan, sau đó không lấy ra khỏi chảo mà cứ nguyên chảo vậy cho phần sợi hủ tiếu đã được luộc chín và ngâm nga trong tủ mát suốt một đêm vô. Vì hủ tiếu kết khối có chút phần khô, thịt rang cũng đã cạn nước trở nên khô, nên trong quá trình mấy phút xào hủ tiếu này, dứt khoát phải chêm thêm xíu nước. Thịt đã được ướp đậm nên không cần thêm thắt chi chi, tôi cao hứng và tiện tay thì bổ túc xíu dầu hào. Tuy vậy, vì không có xì dầu và dầu hào dùng rất ít nên món hủ tiếu xào lấy ra tô đứng một mình nhìn vừa vụn nát vừa nhợt nhạt, xem ra chẳng hứa hẹn ngon miệng!

- Nhưng không sao, vì hủ tiếu xào kia đã có bạn đồng hành nhìn tươi mát và ăn thì đậm đà vị, vô cùng hợp cạ. Củ cải thái sợi to xóc muối để qua đêm sau đó rửa kỹ tẩy bớt mặn và vắt thật ráo. Hành tây thái lát mỏng. Dưa chuột ta quả tháu méo mó coi rất kỳ, bỏ đi hai núm đầu, thái lát chéo xóc với muối hầm để riêng 5-7 phút, sau cho vào thố dưa chuột các bạn củ cải và hành tây, chêm bột tỏi khô cùng ớt tươi thái nhỏ rồi rưới dấm gạo lên, trộn đều cho ngấm. Đợi vài phút thì vắt ráo nước chỗ rau trộn xanh xanh trắng trắng này, kinh giới và mùi tàu thái rối cho tiếp vào trộn thêm một lượt là có thể cho ra bát thành món ghém chua chua cay cay.

(5)

Tôi có mấy tổng kết nhỏ với trò nghịch ngợm làm món kiểu tranh thủ, tuỳ thời và ngẫu hứng này nhân có hai gói hủ tiếu vị sườn heo ăn liền.

- Mỳ bún phở ăn liền nếu mất công chút ta có thể làm thành tô chan hay đĩa xào ngon lành vui vẻ trong bếp nhà
- Không xương làm cốt cho nước ninh thực chẳng hề hấn gì. Nền rau củ quả sẵn có trong bếp luôn là một điều tuyệt vời. Tất nhiên là nếu có thêm kombu, và cả mấy bạn mà gần đây tôi có xu hướng ỷ lại là bột cá, cốt gà cô đặc - dù biết là thực chẳng mấy lợi lạc - thì còn tốt hơn nữa. Rồi chưa kể có thể tranh thủ bộ trấn thủ của mấy thủ trưởng tôm biển tươi, một miếng nhỏ khô mực, vài con tôm nõn khô, rồi nấm khô các kiểu. Cứ lừ đừ phong cách "cháo rìu" ta thực hành, nhìn kỹ trong bếp có gì, thảo nào cũng cho ra được một nồi nước dùng dù không chuẩn chỉnh theo quy cách truyền thống thì vẫn cứ đảm bảo ngon ngọt đi :-)
- Thời gian này do ảnh hưởng của TL, tôi bắt đầu quan tâm tới đường phèn. Ít nhất là hai món nước ninh, cho món hủ tiếu chan "điêu điêu" này và nước ninh bún bò Huế, tôi phải công nhận đường phèn thật lợi hại.
- Và thêm một lần nữa, tôi khoái chí lắm cái sự lên tay nghề trong ruan thịt của mình! Làm cách này thịt đã bằm kỹ - bằng tay cầm dao nhá, chứ không phải cối xay hay máy cầm tay roèn roẹt đâu, rồi lại ướp đủ cữ mặn muối mắm và thơm vị tiêu cùng hành hương, úi chà ra món thịt rang khô có mềm mọng có, rất ngon!
- Cuối cùng, về các món rau củ quả muối mau hay rau dưa ghém làm mau ăn liền, tôi nghĩ cứ thử trộn tùm lum, kết hợp ngẫu hứng đi, chớ ngại. Dĩ nhiên là sẽ có những thất bại với món làm ra củ này đánh quả kia. Nhưng về căn bản thì nguyên lý muối ngấu tạo đanh - gặp dấm gạo - gặp tỏi ớt (và đôi khi là gừng nữa đảm bảo tới tám chín phần là món ăn kèm này của chúng ta sẽ không tệ đâu :-)

Đến đây, tôi bỗng thấy mấy bạn mỳ bún miến phở gói ăn liền cũng chẳng đến nỗi "junk food đáng ghét" hì. Tất nhiên là đám gói nhỏ gia vị và dầu mỡ đi kèm tôi để sang bên, không cho vô tô canh hay đĩa xào của mình đâu nhá :-)))

từ gói hủ tiếu ăn liền mình có hủ tiếu xào

từ gói hủ tiếu ăn liền
nay mình có hủ tiếu chan

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

một nhân học thường nhật - từ chuyện nhà holcomb

(1)

Cuốn sách này tôi lên kế hoạch đọc ở nhà rừng. Xem như cái sự đọc của tôi cũng được ba bốn phần trong những dịp lên núi.

Không tính phần giới thiệu của một ông hiện đại thì còn lại là lẩn thẩn chuyện ghi mỗi ngày - đôi khi có đoạn nghỉ, đoạn cách quãng - của một thanh niên và sau đó trở thành chủ nhân ông của gia đình George Holcomb.

(2)

Phần lớn thời gian những ngày ở xứ cờ-hoa, tôi lơ mơ, mù tịt chẳng biết gì. Sự dốt nát ban đầu là vậy. Sau rồi dốt nát vẫn hoàn dốt nát. Vì tôi vốn dĩ chẳng có mảy may hiếu kỳ với xã hội và con người xứ này, đến mức phải ra sức học tiếng, ra sức ngó nhìn, ra sức nhập cuộc. Đó là chưa kể với cái nhịp đang-già-đi đang tăng tốc, tôi còn mang thêm cảm giác bất lực, không phải tự ti mà là tự tin rằng thì là mà mình không thể hoà nhập. Tất cả đơn giản chỉ giống như một sự đi-ngang-qua.

Thế rồi nhiều chuyện nho nhỏ của ngày làm tôi giật mình. Có nhiều biến chuyển bé tý xíu, ngấm ngẫm diễn ra trong chính bản thân tôi, theo một cách mà tôi hoàn toàn không ý thức được. Cho tới lúc có những tích-tắc và tôi ờ, à, hay nhể!

(3)

Đọc Holcomb, tôi có được liên hệ về tên gọi Goodrich, với cộng đồng người Shakers, với các trấn nhỏ ở cái góc vùng sâu vùng xa này của tiểu bang New York. 

Đọc Holcomb, tôi có được một mẩu bé tẹo hiểu biết về quan niệm vệ sinh và quan điểm y khoa một thời của người Mỹ. 

Đọc Holcomb, tôi thấy một góc sống động của lịch sử các cuộc "đấu tranh" vì/xung quanh đất trang trại, thuế má, và trong không ít trường hợp là cuộc chơi mang màu sắc tôn giáo-chính trị giữa các phe phái nhằm vào cây trượng quyền lực. 

(4)

Hôm nay dọn dẹp máy tính tôi thấy lại bức hình này. 

Tôi nhớ chi tiết bối cảnh. Cuốn sách được tôi mang từ núi về biển. Và đầu chiều hôm đó, khi trời ngả màu u ám báo hiệu một cơn mưa lớn, tôi đứng bên cửa sổ vẫy vẫy tay chào tạm biệt ông lão nhà mình lên đường đi nhà rừng.

(5)

Tôi nghỉ vẩn vơ thế này. Có bao nhiêu trang ghi chép về mỗi ngày giãn cách, mỗi ngày cách ly, mỗi ngày lốc-đao đang được ghi lại (?)

Vào cái thời mà hiếm người có đủ kiên trì để đọc liền mạch nửa trang sách giấy, các xì-tây-tuýt, các vi-dzéo, chúng thực có sức mạnh lan toả và gây tác động tâm trí tức thời. Nhưng vì chúng hằng ha sa số nên rất mau cả chúng lẫn công chúng của chúng bị cuốn đi theo dòng chảy của thứ thời sự dân gian công nghệ cao, cứ tưởng mình là chủ nhân ông mà hoá ra lại là người bị động, là con rối trong cuộc chơi thông tin đó. 

Rồi cái máu xỏ xiên nó trỗi dậy, tôi bắt đầu có một hình dung mang tính so sánh - tất nhiên là trong tưởng tượng thôi nhá - thế này.

Anh thanh niên Holcomb ghi chép lại chuyện một ngày đào được mấy ký khoai tây thì một gái xinh khởi nghiệp ở thành phố sẽ thả xì-tây-tuýt kèm theo một cái cờ-líp sinh hoạt ngày giãn cách của mình với cơm nấu một lần xơi ba bữa và mặc thật sexy giơ tay giơ chân tập tành giữ dáng. 

Anh thanh niên Holcomb kể chuyện phương pháp trị bệnh với quan điểm về khí và cây cỏ vị thuốc của người Shakers thì trên mạng nhện giờ đây chi chít các quảng cáo đèo bòng công thức diệt trừ được 99% vi khuẩn, vi-rút với ngầm ý cúm Tàu gặp tao cũng toi. 

Anh thanh niên Holcomb kể lại hành trình "tán tỉnh" cô vợ tương lai của mình, đưa cô đi hội chợ và tối tháp tùng cô tới sàn khiêu vũ thì thanh niên mới thời đại khoe chiến tích hôm nay bố mày đây đã dùng điếu cày phang mấy thằng dân phòng dám cản bố mày đang trên đường đi mua sữa chua cho người yêu đang thèm khát vị sữa chua vì lâu ngày bị mắc kẹt trong khu giãn cách.

Ông chủ gia đình và ông chủ trang trại Holcomb thành đạt ghi lại diễn biến cuộc "đấu tranh" về tiền thuê, thuế đất với bọn chính trị gia thì ở nhà mình, nhân dân tự biến mình thành diễn viên kiêm công chúng với màn trình diễn "lên ti-vi" nhận cứu trợ, trợ cấp.

nộm dọc mùng cối gang rắc mỡ tóp - chốt chét cách làm món

nộm dọc mùng cối gang rắc mỡ tóp

(1)

Nhà còn lạc rang, tôi không dùng. 

Lý do? Bữa nay tôi ỷ lại vào phần mỡ tóp từ ba rọi để âm ỉ trên chảo gang ở mức nhiệt siêu thấp trong một đoạn thời gian dài.

Và vì thế, note cho món lần này có cụm từ "rắc mỡ tóp".

(2)

Bình thường, tôi hiếm khi mua dọc mùng ngoài chợ. 

Vườn nhà Hà Nội có một khoanh đất nhỏ trồng bạn này. Rau cho ăn kha khá, đến mức cửa hàng thi thoảng có tự tiện cắt tỉa mấy cây về đánh chén đi nữa thì cũng chẳng làm phiền đến cái sự thèm ăn dọc mùng của TL và tôi. Thêm nữa là tôi có chút phần chán ghét mỗi khi nhìn thấy ở chợ các cây dọc mùng với phần lát cát vàng sậm hay thâm sì, chứng tỏ thời gian rời khỏi đất là kha khá, và như vậy là chẳng tươi chút nào. Đó là chưa kể, có lần tôi mua phải cái giống dọc mùng chi chi mà sao nó ngứa, ngứa kinh hoàng dù tôi vẫn sơ chế như mọi khi.

Giờ thì chẳng còn cái niềm vui ăn rau từ vườn nhà. Bữa trước TL vô tình thấy tên dọc mùng trong danh sách hàng bán của trang trại Mộc Châu thì gọi chơi một bó. Dọc mùng đó ăn rất được, và thế là đợt đặt hàng này chúng tôi cùng nhất trí kêu tiếp.

Mấy tuần giãn cách, bếp nhà căn hộ đã kinh qua một vụ chè chén hăng say bún sườn dọc mùng, rồi nào là nộm dọc mùng giá đỗ, nộm dọc mùng rau muống. Rau gia vị chập chờn bữa có bữa không cái bạn kinh giới kia, lạc rang không phải lúc nào cũng có, thậm chí có bữa chanh xanh cũng hết, nhưng rồi cuối cùng món ra mâm vẫn rất chi là ổn thoả. Vì tôi phát hiện cứ là phải có một đôi giọt mắm, cứ là phải có chút bột rong biển, và nhất là vài vụn tỏi phi, tính ra là ổn tuốt.

(3)

Lần này làm món, tôi có hai phép thử mới. Thứ nhất là bỏ lạc [rang] vời tóp [mỡ]. Và thứ hai là thao tác tuốt tuột trong lòng cái cối gang - theo cảm hứng của các cô người Thái dùng cối đá hay cối gỗ hết giã lại trộn cho ra tưng bừng bao món ngon bếp Thái.

- Dọc mùng tước xơ, thái lát theo ý, xóc muối hạt để riêng khoảng 15-20 phút, sau đó đi găng tay rồi xối rửa một lượt thật kỹ rồi vắt qua. Đun nồi nước tới sôi lớn, thả dọc mùng vào luộc - tôi nói là luộc nhá, chứ không phải chần hay trụng đâu - trong chừng 3-5 phút. Trút dọc mùng ra cái rổ rồi xối nước rửa tưng bừng thêm một lượt nữa. Vắt dọc mùng sao cho thật kiệt nước, để bên sẵn sàng chờ trộn gỏi.

- Tóp mỡ bữa nay thực đặc biệt. Rẻo ba rọi mua về làm món ba rọi kho củ cải kiểu Nhật, vì món chỉ làm chơi ăn chơi nên tôi không tính dùng hết thịt. Thế là có tiết mục chọn đoạn thịt lơ mơ xíu nạc mà khổ lại khiêm tốn, không mấy thích hợp cho vô món kho, chịu khó thái lát thật mỏng rồi thả chảo cứ để ở lửa nhỏ cho từ từ tiết mỡ và khô quắt lại giòn thơm vị... tóp mỡ!

- Tỏi phi làm sẵn đóng hộp để sẵn bên, khi nào cần thì dùng chừng một thìa cafe hoặc nửa non thìa súp.

- Hỗn hợp kinh giới và mùi tàu thái rối hoặc thái nhỏ tuỳ ý, miễn sao đều tay.

- Và đây, quan trọng nhất là những gì diễn ra trong cái cối gang đúc bé xinh xinh: 

    + tỏi cùng ớt cho vô, giã nhuyễn; 
    + bổ túc muối hầm tạo mặn chính và một hai giọt mắm cốt lấy vị đậm đặc trưng;
    + thêm nữa là xíu bột tỏi và xíu bột rong biển;
    + và cuối cùng là nước cốt chanh - lần này tôi có chanh xanh Limca thơm lừng

Hỗn hợp gia vị trộn đó nhuần nhuyễn, hài hoà ôm ấp nhau rồi thì thả dọc mùng vô, dùng tay đi găng trộn kỹ trước khi một tay vắt dọc mùng, một tay nghiêng cối để loại bỏ phần nước tiết ra.

- Xong cái động tác làm kiệt dọc mùng - tuỳ người thích thật khô hay vẫn giữ xíu mọng mị của nước gia vị mà vắt mạnh nhẹ, chặt lỏng tay nhá - thì đến tiết mục bổ sung rau gia vị tươi.

- Món được đưa từ cối gang sang đĩa sâu lòng. Ở giữa bày đặt chút tóp mỡ. Còn xung quanh là rắc một lượt tỏi phi khô.

(4)

Tôi chỉ có một từ cho món này: ngon! Và tôi có chút hoan hỉ giữ riêng cho mình!

Dọc mùng giòn, là cái giòn sần sật chứ không phải giòn đanh, đậm đà muối mắm lại chua chua vị cốt chanh xanh. Miếng nộm đưa vào miệng ngoài chút sàn sạn đầu lưỡi do các vụn tỏi phi thì có giòn và mập mạp ấp ám của tóp ba rọi, lại đủ mọi tầng hăng và cay của từ kinh giới qua tỏi và ớt. Rồi không thể không nhắc tên mùi tàu với vị thanh mát và thơm riêng khó tả của nó.

Còn về chút khoái chí trong tôi thì đó là vì lần này động tác làm món của tôi thêm phần dứt khoát, thêm phần đơn giản hoá. Khi hầu như mọi chuyện đều diễn ra trong lòng một cái cối gang, việc bếp núc đâu chỉ còn là chằm chằm vào cái sự ăn nữa. Nó còn giống như một trò chơi vậy :-)

(5) 

Note thêm: Thực thì tóp mỡ cho vô chỉ là thêm phần vui vẻ; còn lại với tôi, món nộm này đáng kể nhất là mấy bạn bạn bột rong biển tạo ngọt, mắm cốt đặm vị, tỏi phi thơm, và nếu có thể thì thêm kinh giới hăng hăng cay cay. 

Trong trường hợp không có chanh xanh, vời dấm gạo [ngon] hay thậm chí là mấy món dấm táo, dấm nho bếp Tây cũng rất chi là ổn.  

quan trọng cho món nộm dọc mùng:
bột rong biển, mắm cốt, kinh giới và tỏi phi


hai mươi ngàn đồng tiền
chơi liền 3 bữa:-)))